2.000 người từ vùng dịch H7N9 đến HN mỗi ngày
Mỗi ngày chỉ tính riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài đã có trung bình 2.000 khách đến từ vùng dịch. Công tác kiểm dịch tại sân bay này đang được triển khai gắt gao hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát tình hình sức khỏe của khách nhập cảnh.
Hàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến HN mỗi ngày
Ông Phạm Xuân Thu, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội cho biết, trung bình mỗi ngày sân bay quốc tế Nội Bài tiếp nhận khoảng 7 chuyến bay đến từ Trung Quốc.
Tổng số lượng hành khách trên các chuyến bay này trung bình khoảng 2.000 người/ngày.
Đây là con số tính riêng tại Hà Nội, chưa kể các địa phương giáp ranh với Trung Quốc, có các hoạt động giao thương khác như: Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn…
Mỗi ngày sân bay Nội Bài tiếp nhận trung bình khoảng 2.000 khách đến từ vùng có dịch cúm A/H7N9. Các biện pháp giám sát như đo thân nhiệt được áp dụng để phát hiện bệnh sớm (Ảnh: TTXVN)
Trước tình hình này, công tác kiểm dịch ở sân bay quốc tế Nội Bài đang được thắt chặt.
Ông Phạm Xuân Thu cho biết, trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội có 2 máy đo thân nhiệt hồng ngoại và 2 phòng cách ly đặt tại sân bay Nội Bài, tất cả khách nhập cảnh đều được tiến hành đo thân nhiệt qua máy đo thân nhiệt tự động, nhưng đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nghi ngờ.
Video đang HOT
Trong trường hợp phát hiện khách qua cửa khẩu có sốt hoặc có biểu hiện cúm, nhân viên y tế sẽ khám sàng lọc, cách ly những trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 hoặc cúm A/H5N1 hoặc vận chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện được quy định để điều trị.
Hỗ trợ cho công tác vận chuyển cấp cứu bệnh nhân của đơn vị còn có lực lượng cấp cứu của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội được huy động thường trực tại sân bay.
Trong thời gian này, nhân viên của trung tâm duy trì thường trực tại sân bay 24/24 giờ để thực hiện giám sát và nắm bắt tình hình dịch bệnh.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết hiện tại ngành y tế Hà Nội vẫn còn cơ số thuốc dự phòng tại Bệnh viện Đống Đa phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
Trung tâm y tế Dự phòng thành phố đã củng cố 5 đội phòng chống dịch cơ động tại Trung tâm và mỗi Trung tâm y tế quận, huyện có 2 đội phòng dịch cơ động sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có dịch bệnh xảy ra.
Các bệnh viện Hà Đông, Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa, Đức Giang cũng đã chủ động trong việc bổ sung trang thiết bị y tế, thuốc, nhân lực, phòng cách ly để tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9.
Chặn cúm A/H7N9 từ biên giới
Hiện nay, các tỉnh biên giới phía Bắc giáp ranh với Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã triển khai các biện pháp ngăn chặn cúm A/H7N9.
Ông Trần Văn Năm, Phó giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lào Cai cho biết, sau khi có thông tin về dịch cúm A/H7N9, công tác giám sát ở các cửa khẩu đã được triển khai.
VN triển khai chặn cúm A/H7N9 từ biên giới (Ảnh: Báo Hải quan)
Ông Năm thông tin: Hiện nay, mỗi ngày tại tất cả các cửa khẩu của Lào Cai có khoảng 2.000 người đến từ vùng có dịch cúm A/H7N9 (người đến từ vùng có dịch là người Trung Quốc) và khoảng trên dưới 100 phương tiện lớn nhỏ các loại.
Các biện pháp kiểm dịch bao gồm phun thuốc khử trùng các phương tiện, trang bị xe phun thuốc đặc chủng, kiểm tra thân nhiệt khách đến từ vùng dịch,.v..v…
Theo ông Năm, số lượng khách đông, đi lại thường xuyên, trong khi nhân lực còn hạn chế khiến công tác kiểm dịch khá căng thẳng.
Hiện nay, gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm không còn xuất hiện ở các cửa khẩu do ngày 2/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi các tỉnh, thành thông báo việc nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới các tỉnh phía Bắc, bao gồm cả hình thức cho, tặng gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm hiện vẫn đang diễn biến phức tạp.
Lào Cai có hơn 200km đường biên giới, 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia cùng nhiều lối đi lại nhỏ rải khắp địa bàn, thuận lợi cho hoạt động nhập lậu gia cầm.
Còn tại Quảng Ninh và Lạng Sơn, các biện pháp phòng, chống cúm A/H7N9 cũng đang được triển khai mạnh. Lạng Sơn mỗi ngày tiếp nhận trên 2.000 lượt khách xuất nhập cảnh từ Trung Quốc và các nước thứ 3.
Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái sẽ áp dụng tờ khai sức khỏe đối với du khách đến từ vùng có dịch.
Theo 24h
Đo thân nhiệt khách nhập cảnh ngăn virus H7N9
Ngày 6/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiểm tra công tác chuẩn bị điều trị và ngăn chặn virus cúm A/H7N9 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Theo ông Long, số ca nhiễm cúm mới ở Trung Quốc đang tăng nhanh, tính đến ngày 6/4 đã có 16 người nhiễm virus H7N9, trong đó 6 người tử vong.
Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn công tác liên ngành, đi kiểm tra công tác chống dịch tại tất cả các tỉnh có biên giới. Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng đã đi Lạng Sơn và Lào Cai, giám sát tình hình nhập cảnh và các biện pháp đối phó với dịch tại biên giới.
Đo thân nhiệt hành khách từ xa tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: NGUYỄN THẠNH
Khu kiểm dịch sân bay Nội Bài đã có 2 máy kiểm tra thân nhiệt từ xa. Tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, 100% khách nhập cảnh cũng đã được kiểm tra thân nhiệt trước khi nhập cảnh.
Cùng ngày, tại TPHCM, đoàn công tác do PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế, dẫn đầu đã kiểm tra công tác phòng chống dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ông Bỉnh yêu cầu các đơn vị, đặc biệt là Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP, tăng cường giám sát, kiểm tra thân nhiệt bằng máy đo nhiệt độ từ xa cho tất cả hành khách nhập cảnh.
Theo 24h
TQ: Cúm gia cầm biến thể, 2 người chết Hai người ở Trung Quốc mới đây tử vong sau khi nhiễm H7N9 - loại virus cúm gia cầm trước đó chưa từng lây sang người, chính phủ nước này thông báo ngày 31/3. Một cụ ông 87 tuổi ở Thượng Hải nhiễm virus hôm 19/2 và tử vong ngày 4/3, còn một nam giới 27 tuổi ở thành phố này tử vong...