2.000 năm và những chuyển biến của trang phục Halloween
Halloween là một trong những ngày lễ phổ biến nhất thế giới với lịch sử kéo dài tận 2.000 năm trước.
Các tấm ảnh đen trắng được chụp vào thập niên 1930 ghi nhận việc người Mỹ hóa trang Halloween từ khá lâu: một phụ nữ nông thôn che mặt bằng chiếc mặt nạ trắng trông cực kỳ nguy hiểm, một gã đàn ông to lớn quấn cơ thể bằng giấy trắng và băng đen hoặc nhóm 3 người ngồi trên xe dự tiệc với mặt nạ đầu lâu dựng tóc gáy.
Mặc dù vậy, nét văn hóa kỳ lạ này có lịch sử kéo dài đến tận 2.000 năm trước.
Một bức ảnh được chụp vào năm 1929 tại bang Ohio
Ảnh chụp năm 1935
Theo nhiều sử gia, Halloween có nguồn gốc từ các lễ hội thu hoạch của người Celt và Ngoại giáo (hay Pagan, những người La Mã cổ theo tín ngưỡng đa thần giáo), đặc biệt là lễ Samhain của người Gael – đánh dấu mùa hè kết thúc và bắt đầu nửa “đen tối” của năm ở Quần đảo Anh. Giáo hội thời sơ khai đã cải tạo nó và biến thành đêm để xua đuổi tà ma hoặc hòa giải với cái chết. “Halloween” là viết tắt của “All Hallows’s Eve”, diễn ra vào đêm 31/10.
Bức ảnh ghi lại cảnh 3 người hóa trang đi dự tiệc Halloween vào năm 1938
Giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, phục trang Halloween rất đáng sợ. Theo Lesley Bannatyne – một tác giả chuyên viết về Halloween – mọi người khi ấy thường chọn những phục trang nghiêm túc, bệnh hoạn hơn những phục trang ngày nay.
Lịch sử lâu đời
Vào ngày lễ Samhain cổ xưa của người Gael, người ta tin rằng thế giới của các vị thần xuất hiện hữu hình trước đôi mắt phàm của con người và dẫn đến sự giao thoa giữa các thế lực siêu nhiên. Một số người dâng đồ ăn và thức ăn cho các vị thần, trong khi những người khác mặc đồ cải trang – chẳng hạn như da và đầu động vật – để các linh hồn lang thang nhầm họ với đồng loại.
Lễ Samhain của người Gael
“Ẩn đằng sau đồ hóa trang, dân làng chơi khăm nhau nhưng lại đổ lỗi cho các linh hồn. Mặt nạ, khăn che mặt được coi là những phương tiện để loại bỏ mọi trách nhiệm. Và điều đó đã tiếp tục diễn ra trong suốt quá trình phát triển của Halloween”, Lesley nói.
Video đang HOT
Ở Anh và Ireland thời trung cổ, mọi người sẽ mặc những phục trang tượng trưng cho linh hồn người chết và đi từ nhà này sang nhà khác để thay mặt họ thu thập các món ăn hoặc “bánh linh hồn” đầy gia vị. Từ cuối thế kỷ 15, mọi người bắt đầu mặc những phục trang ma quái để nhân cách hóa các linh hồn hoặc ma quỷ, và đọc các câu thơ, bài hát và vở kịch dân gian để đổi lấy thức ăn.
Ảnh hưởng của Mỹ
Vào thế kỷ 18, làn sóng di cư đầu tiên của người Ireland và Scotland vào Mỹ đã mang theo những mê tín dị đoan và truyền thống của họ tới Tân thế giới.
Theo Nancy Deihl – một sử gia danh tiếng của đại học New York – Halloween đã nhanh chóng gia nhập vào nền văn hóa Mỹ và lan rộng. “Người dân ở vùng nông thôn nước Mỹ trang điểm để trông thật đáng sợ bằng bất kỳ thứ gì có trong tay: khăn trải giường, đồ trang điểm và mặt nạ”, cô nói. “Sự ẩn danh là phần quan trọng nhất của toàn bộ việc này”.
Ảnh chụp năm 1910
Vào những năm 1920 và 1930, người dân Mỹ tổ chức lễ hóa trang Halloween hằng năm và nhắm đến cả đối tượng người trưởng thành lẫn trẻ em. Theo Lesley, việc chuẩn bị phục trang đôi khi được diễn ra từ rất sớm – tận tháng 8. Nằm giữa mùa hè và lễ Giáng sinh, Halloween dường như cũng được hưởng lợi không ít. Các nhà kinh doanh đã sử dụng ngày lễ ma quái này như một sự kiện chuyển giao sang mùa lễ hội cuối năm, thúc đẩy các hộ gia đình tại Mỹ chi tiền nhiều hơn.
Cùng lúc đó, những phục trang lấy cảm hứng từ văn hóa đại chúng bắt đầu xuất hiện kèm theo sự ra đời của các công ty sản xuất đồ hóa trang. Công ty J. Halpern (hay còn gọi là Halco) ở bang Pennsylvania đã bắt đầu cho ra đời phục trang dựa trên các nhân vật hư cấu như Popeye, Olive Oyl, Little Orphan Annie và Mickey Mouse.
“Mọi người cũng trở nên thích thú với việc đóng giả các nhân vật ở rìa xã hội”, Lesley nói. “Cướp biển, dân gypsy và thậm chí người vô gia cư đã trở thành những lựa chọn phục trang phổ biến”.
Nối gót những tập tục cũ như “gọi hồn” và “ướp xác”, những trò đùa đêm Halloween cũng trở nên phổ biến ở Mỹ và đôi khi cực đoan. Vào giữa những năm 1940, báo chí đã gọi tình trạng bạo loạn không kiểm soát vào ban đêm là “vấn đề Halloween” và “trang phục có thể đã phần nào kích hoạt hành vi đó”.
Halloween ngày nay
Trong nỗ lực nhằm hạn chế thiệt hại do tội phạm gây ra, các quan chức địa phương và liên bang Mỹ đã cố gắng tái định hình lại Halloween như một ngày lễ dành cho trẻ nhỏ. Hội đồng thành phố Chicago thậm chí đã bỏ phiếu vào năm 1942 để bãi bỏ Halloween và thay vào đó thành lập “Ngày bảo tồn” vào ngày 31/10.
“Trong suốt lịch sử của mình, Halloween đã trải qua nhiều lần thay đổi quyền sở hữu”, Anna-Mari Almila – một nhà nghiên cứu xã hội học tại đại học London – cho biết.
Sau Thế chiến thứ hai, truyền hình phát triển đã giúp đưa văn hóa đại chúng vào phòng khách của mọi gia đình Mỹ. Các nhân vật siêu anh hùng, truyện trang hay diễn viên Hollywood biến thành nguồn cảm hứng bất tận cho phục trang Halloween. Theo tạp chí Slate, vào những năm 1960, công ty sản xuất Ben Cooper đã giúp biến “lễ hội dành cho người chết” thành một hiện tượng đại chúng khi sở hữu 70 đến 80% thị trường phục trang Halloween.
Một bộ phục trang xa xỉ vào năm 1956
Theo Deihl, đó là khoảng thời gian người lớn bắt đầu tham gia hóa trang cho Halloween. Giống như trẻ em, cách tiếp cận của họ thường vui nhộn hơn là đáng sợ. Hình tượng ma quỷ, ma cà rồng dần được thay thế bằng các nhân vật trong Star Wars hoặc Indiana Jones.
“Nói chung, thập niên 1960 đánh dấu sự thay đổi trong cách chúng ta ăn mặc dịp Halloween,” Deihl nói. “Đặc biệt, những người trưởng thành bắt đầu bỏ mặt nạ và diện trang phục từ đầu đến chân. Nó biến thành cách họ thể hiện sở thích cá nhân hay truyền đi thông điệp gì đó thông qua những hình tượng nổi tiếng”.
Lori Nelson tại một buổi tiệc Halloween vào năm 1955
Mặc dù vậy, vẫn có chỗ cho những bộ trang phục đáng sợ, được khuyến khích bởi hàng loạt phim kinh dị giật gân bắt đầu nổi lên vào những năm 1970 và 80: từ Halloween của John Carpenter đến A Nightmare on Elm Street của Wes Craven.
“Trang phục Halloween đã chuyển từ ngụy trang sang hóa trang đầy đủ. Bây giờ, Halloween đã trở thành một ngày lễ lớn gắn liền với tư bản chủ nghĩa. Nó hoàn toàn tách rời khỏi các nguồn gốc tôn giáo và tập trung nhiều hơn vào việc thể hiện trí tưởng tượng của mọi người – nguyên nhân dẫn đến sự thành công của nó trên toàn cầu”, Anna-Mari Almila nói.
Nữ sinh bị đuổi khỏi thư viện vì lộ quai áo ngực, bao giờ nội y mới có quyền tự do?
Áo ngực là phục trang gây tranh cãi nhiều hơn bất cứ món đồ nào khác và là tâm điểm của nhiều chiến dịch vì phụ nữ.
Áo ngực gây tranh cãi hơn bất cứ phục trang nào
Nữ sinh Malaysia bức xúc vì không được vào thư viện do vi phạm quy định trang phục.
Mới đây, South China Morning Post có đăng tải bài viết về nữ sinh Malaysia bị cấm vào thư viện do để lộ đường viên quai áo ngực. Cụ thể, cô sinh viên Syarifah Amin đã đăng tải trên Twitter kể rằng cô không được vào thư viện do vi phạm quy định về phục trang, để lộ quai áo ngực sau lớp áo.
Thủ thư yêu cầu cô phải mặc sweater để kín đáo hơn. Syarifah Amin nói cô đến đây để học, cô mặc một chiếc áo dài tay cùng quần dài và sẽ không mặc sweater chỉ để che đậy quai áo ngực. Có thể nghe đến đây, một số người sẽ cho rằng Syarifah Amin không chịu tuân theo quy định.
Syarifah Amin đăng tải một số bức hình góc chụp khác để chứng minh trang phục của mình không có vấn đề.
Nhưng sau khi nhìn hình ảnh cô đăng tải trên Twitter người ta lại có suy nghĩ khác. Hôm đó, Syarifah Amin mặc một chiếc áo blouse dài tay và nó không mỏng đến mức có thể thấy rõ dây quai áo.
Người dùng mạng nói: "Sau khi nhìn bức ảnh 5 phút tôi hoàn toàn không nhận ra nó có vấn đề gì", "Trời ơi, trang phục này quá mức bình thường", "Hoàn toàn vô lý khi bạn phải chịu đựng điều này. Có một ám ảnh ghê rợn với việc kiểm soát cơ thể phụ nữ, cách chúng ta mặc ra sao",...
Fila Magnus - thành viên của Mạng lưới Bình đẳng giới thanh niên Khối thịnh vương chung nói rằng: "Lúc cả thế giới học sống với những điều bình thường mới, thật khó chịu khi Malaysia vẫn tiếp tục mắc kẹt trong thứ gọi là chuẩn mực và từ chối tiến lên". Trong khi đó phía thư viện lên tiếng, những người tới đây bắt buộc phải tuân theo quy định trang phục.
Nữ diễn viên Ấn Độ Samyuktha Hegde bày tỏ sự bức xúc khi bị la mắng vì mặc áo ngực thể thao.
Trước đó, nữ viên người Ấn Độ là Samyuktha Hegde cũng bị la mắng vì mặc áo ngực thể thao ở một công viên tại Bangalore. Cô gái 22 tuổi chia sẻ đoạn video trên Instagram của mình cho thấy cô đang bị mọi người mắng mỏ vì trang phục cô đang mặc. Người này nói thêm đã đến lúc xã hội ngưng quấy rối phụ nữ chỉ vì những gì họ mặc, hi vọng chúng ta hãy suy nghĩ về việc phụ nữ đang bị đối xử ra sao.
Quyền lực của những chiếc áo ngực
Hầu hết phụ nữ đều mặc áo ngực, một phần vì thời trang, một phần vì sức khỏe nhưng nhiều người cho rằng phần lớn là do quan niệm về văn hóa, những chuẩn mực xã hội. Thậm chí trước đây, phụ nữ châu Á không hề mặc áo ngực. Phải đến khi xuất hiện giao lưu, tiếp xúc văn hóa phương Tây những chiếc áo ngực mới xuất hiện trong đời sống thường nhật.
Áo ngực bị xem là biểu tượng của sự đàn áp, không được tự do về thân thể. Bất cứ người phụ nữ nào không mặc áo ngực đều bị xem là dị biệt, thiếu văn hóa. Điều này cũng bị quy chụp là nguyên nhân gây ra tình trạng quấy rối, hãm hiếp.
Áo ngực là bắt buộc, bất cứ cô gái nào cũng phải mặc nó nếu không muốn bị chê trách là thiếu văn hóa.
Những chiếc áo ngực bình thường hóa ra lại gánh trên vai tiếng nói đòi quyền bình đẳng. Không phải đến bây giờ, dưới sự thịnh hành của mạng xã hội, những hashtag đòi quyền giải phóng vòng một mới phổ biến. Ngay từ năm 1873, Elizabeth Stuart Phelps - tác giả nữ quyền đầu tiên của Mỹ đã kêu gọi phụ nữ đốt áo nịt ngực. Sau đó cuộc Cách mạng tình dục ở phương Tây trong thập niên 60, 70 tạo điều kiện cho phong trào phát triển.
Sau đó, phụ nữ vẫn không ngừng cố gắng đòi quyền giải phóng bản thân khỏi trang phục này. Vô số các phong trào không áo ngực ra đời ví dụ như ngày Quốc tế không nội y (9/7), ngày Quốc tế không mặc áo ngực (13/10).
Phái đẹp không ngừng nỗ lực giải phóng bản thân khỏi những chiếc áo ngực đại diện cho quan niệm xã hội.
Hay những thông điệp mang tính xã hội như "free the nipple", "no bra, no problem", khuyến khích phụ nữ từ bỏ áo ngực. Ngoài ra, xét về mặt y tế không mặc áo ngực thường xuyên cũng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị ung thư vú.
Đàn ông được phép cởi trần trong khi phụ nữ luôn phải che giấu vòng một sau lớp áo ngực. Trong khi ngực của cả hai giới về cấu tạo sinh học hoàn toàn giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất chỉ nằm ở khả năng sản xuất sữa để nuôi con. Vậy tại sao phụ nữ lại không thể thoải mái "thả rông". Hoặc không nhất thiết phải coi đây là điều hiển nhiên, một số người chỉ mong muốn họ được tôn trọng khi quyết định không mặc áo ngực.
Có rất nhiều phong trào, chiến dịch xã hội ủng hộ việc phụ nữ thoát khỏi sự kìm kẹp của những chiếc áo ngực.
Gái xinh Trung Quốc khiến người đi đường nhìn chằm chằm vì đường xẻ nguy hiểm Chiếc váy của cô gái Trung Quốc bị đánh giá hở hang đặc biệt là đường xẻ táo bạo ở bên đùi. Đường phố cũng có thể biến thành sàn diễn khi các người đẹp tự tin diện mốt theo phong cách cá nhân. Không cần thảm đỏ xa hoa, đường phố cũng có thể biến thành sàn diễn khi các tín đồ...