2.000 binh sĩ duyệt binh mừng quốc khánh Pháp
Khoảng 2.000 binh sĩ, chỉ bằng một nửa quân số thường niên, tham gia lễ duyệt binh mừng quốc khánh Pháp, khi Covid-19 vẫn rình rập châu Âu.
Lễ duyệt binh mừng quốc khánh Pháp được tổ chức hôm nay tại thủ đô Paris. Quốc khánh Pháp còn được gọi là Ngày Bastille, xuất phát từ cuộc công phá pháo đài Bastille vào ngày 14/7/1789. Quốc hội Pháp nhất trí chọn ngày 14/7 là quốc khánh từ năm 1880.
Năm nay là lần đầu tiên kể từ năm 1980 cuộc diễu hành không được tổ chức dọc đại lộ Champs-Elysees. Khán giả cũng không được phép lại gần quảng trường Concorde nhằm ngăn nCoV lây lan, trong bối cảnh hơn 30.000 người tại Pháp đã chết vì đại dịch.
Video đang HOT
Các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch được mời tới buổi lễ. Trước cuộc diễu hành, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã “bày tỏ sự tôn vinh sâu sắc tới các nhân viên y tế, cũng như những người thuộc mọi lĩnh vực đã giúp cộng đồng và đời sống kinh tế – xã hội được duy trì”.
Khoảng 2.500 người, bao gồm các quan chức và khách mời được bố trí ngồi cách xa nhau tại khu khán đài để phòng dịch.
Cuộc diễu hành bắt đầu với màn biểu diễn truyền thống của lực lượng không quân, khi các máy bay tạo những vệt khói màu xanh, trắng và đỏ tương ứng với màu quốc kỳ Pháp.
Sau màn biểu diễn, Tổng thống Macron (bên phải) đứng trên một xe jeep quân sự và di chuyển qua hàng ngũ những binh sĩ đã được sắp xếp đảm bảo khoảng cách an toàn.
Chỉ có khoảng 2.000 binh sĩ, bằng một nửa số lượng thông thường, tập trung tại quảng trường Concorde.
Chiếc xe tăng Char B1 của Pháp từ Thế chiến II xuất hiện trong lễ duyệt binh. Số lượng xe tăng và thiết bị quân sự khác tại buổi diễu hành không nhiều. Màn pháo hoa đánh dấu kết thúc ngày quốc khánh vẫn sẽ được tiến hành, nhưng các công viên gần tháp Eiffel bị đóng cửa nhằm tránh tụ tập đông người.
Cháy bến tàu Mỹ
Hơn 125 lính cứu hỏa ngày 23/5 dập đám cháy bùng lên ở kho hàng thuộc bến tàu Pier 45, thành phố San Francisco, bang California.
Ngọn lửa bùng lên lúc 7h17 giờ miền đông nước Mỹ (18h17 giờ Hà Nội) làm sập một phần tòa nhà ở phía nam bến tàu và lan sang một số toà nhà khác, chưa rõ nguyên nhân khởi phát.
"Một phần tư bến tàu bị lửa thiêu rụi", quan chức phụ trách truyền thông của Sở cứu hoả San Francisco cho biết. Chưa trường hợp thương vong nào được ghi nhận. Toàn bộ người tại bến tàu đã được sơ tán.
Hiện trường vụ hỏa hoạn tại bến tàu Pier 45 ở San Francisco, Mỹ, hôm nay. Ảnh: CNN.
Phát ngôn viên Sở cứu hỏa San Francisco cho hay tàu cứu hỏa St. Francis đã được triển khai tới hiện trường và bảo vệ thành công SS Jeremiah O'Brien, con tàu lịch sử được chế tạo trong Thế chiến II đang neo đậu tại bến, khỏi hỏa hoạn. Ngoài ra, một số tàu cứu hỏa khác cũng được bố trí xung quanh khu vực cầu cảng để phục vụ công tác chữa cháy.
SS Jeremiah O'Brien là tàu chiến được hải quân Mỹ chế tạo trong Thế chiến II, được đặt theo tên của thuyền trưởng, đại tá hải quân Jeremiah O'Brien. Đây là một trong số những tàu hiếm hoi còn sót lại của đội 6.939 tàu tham gia cuộc đổ bộ Normandy năm 1944, khi hơn 150.000 binh sĩ phe Đồng minh đổ bộ lên bãi biển vùng Normandy, Pháp, mở đầu chiến dịch OverLord - cuộc tổng phản công quy mô lớn chống lại Đức Quốc xã ở mặt trận Tây Âu.
Châu Âu tranh cãi nới phong tỏa hậu Covid-19 Số ca nhiễm và tử vong do nCoV đang giảm ở châu Âu, khiến nhiều nước bắt đầu nới phong tỏa, song mức độ đến đâu còn chưa thống nhất. Sau nhiều tuần căng như dây đàn vì Covid-19, London tuần qua bắt đầu vãn dần tiếng xe cứu thương. Thủ đô nước Anh gần đây chỉ ghi nhận vài ca tử vong...