200 nghìn lượt người tham dự ChinaJoy 2013
Dự tính ChinaJoy lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 31 tháng 7 – ngày 3 tháng 8 năm 2014 tại Trung tâm triển lãm quốc tế Thượng Hải.
Hội chợ triển lãm ChinaJoy lần thứ 11 được tổ chức tại Thượng Hải đã chính thức khép lại từ ngày 28 tháng 7 vừa qua. Bên cạnh việc nó đã để lại cho những doanh nghiệp tham gia, quần chúng phổ thông nhiều cảm xúc khác nhau thì những con số về lượng khách tham quan trong suốt 4 ngày hội chợ cũng đã phá kỷ lục mọi năm trước và chính thức biến ChinaJoy 2013 trở thành lần tổ chức có lượng khách đông nhất trong lịch sử với tổng cộng 205,860 lượt người.
Bảng số liệu về lượng người tham quan ChinaJoy 2013 (từ 25 – 28/7)
Mặc dù thời gian diễn ra triển lãm đang là đợt thời tiết nắng nóng lên tới 40 độ đi kèm với những trận mưa to bất chợt rất khó chịu của Thượng Hải, nhưng nó vẫn không thể ngăn bước chân hay sự nhiệt tình của game thủ và quần chúng đối với sự kiện.
Theo như số liệu được cung cấp bởi ban tổ chức của ChinaJoy 2013 đã cho thấy chi tiết lượt khách ra vào trong suốt quãng thời gian triển lãm được diễn ra từ 25 – 28/7. Cụ thể trong ngay hôm đầu tiên khai mạc đã có tới 48,175 lượt người vào triển lãm, tiếp theo 2 ngày sau đó là tâm điểm với hơn 60,000 người mỗi ngày, và ngày cuối cùng thì lượng khách tham quan đã giảm đi khá nhiều chỉ còn 32,865 người.
Video đang HOT
So sánh lượng khách tại ChinaJoy 2013 với những năm trước
Ngoài ra, cổng thông tin điện tử nổi tiếng của Trung Quốc là Sina Tech cũng đưa ra một bảng dữ liệu nói về kết cấu của showgirl giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nét đặc trưng này của ChinaJoy, ví như họ được phân chia ra sao, tuyển chọn theo tiêu chuẩn gì, và số tiền nhận được phải chia cho các công ty trung gian là bao nhiêu %. Qua bảng này, chúng ta thực sự thấy rằng để được làm một showgirl của ChinaJoy là một nghề cực kỳ vất vả và khó khăn chứ không hề dễ dàng gì.
Kết cấu của Showgirl ChinaJoy
Dự tính ChinaJoy lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 31 tháng 7 – ngày 3 tháng 8 năm 2014 tại Trung tâm triển lãm quốc tế Thượng Hải.
Theo VNE
Đến bao giờ làng game Việt mới có "VietnamJoy"?
Liệu cho đến bao giờ làng game Việt mới có được một sự kiện dành riêng cho cộng đồng game trong nước?
Như vậy là một trong những sự kiện về giải trí tương tác được quan tâm nhất tại châu Á là ChinaJoy 2013 đã chính thức khép lại. Có thể nói, sự kiện ChinaJoy năm nay đánh dấu một bước phát triển mới trong chặng đường phát triển của sự kiện này. ChinaJoy kết thúc để lại không ít những cung bậc cảm xúc: Vui có, háo hức có, và tiếc nuối cũng có.
Thế nhưng đó là câu chuyện ở phía bên kia biên giới. Vậy còn Việt Nam thì sao? Tính đến thời điểm hiện tại, những sự kiện có các nhà phát hành game online góp mặt tại Việt Nam hiện nay đều chỉ là những hội chợ về tin học hay điện tử tiêu dùng.
Chắc hẳn các bạn độc giả còn nhớ vào khoảng tháng 10 năm 2011, khi 7554, tựa game FPS đình đám của Emobi đã khiến số lượng người tham dự Triển lãm Quốc tế Điện tử Tiêu dùng và Tin học Viễn thông tăng vọt, một phần vì cộng đồng game thủ muốn có mặt tại đây để chơi thử tựa game hứa hẹn sẽ thay đổi bộ mặt làng game Việt vào lúc bấy giờ.
Tuy nhiên xét cho cùng, đối tượng phục vụ của những triển lãm điện tử viên thông và những sự kiện về game là không giống nhau. Có thể bạn sẽ thấy trong những bức ảnh nhóm phóng viên GameK gửi về từ Thượng Hải, Trung Quốc vẫn có những gian hàng của các tập đoàn máy tính hay thiết bị, tuy nhiên chúng vẫn là những món đồ cần thiết cho game thủ thưởng thức những game online như chuột, bàn phím, tai nghe, phần cứng máy tính, v.v...
Một trong những chia sẻ của CEO Lê Hồng Minh trong cuộc hội thảo về công tác quản lý trò chơi trực tuyến được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 07 vừa qua chính là về số lượng người chơi game tại Việt Nam, cũng như doanh thu của thị trường giải trí tương tác Việt Nam. Chia sẻ này đã khiến không ít người phải giật mình vì doanh thu mà game mang lại là quá lớn, nếu xét đến việc cộng đồng phần đông vẫn coi nó là "trò chơi trẻ con".
Cụ thể hơn, Việt Nam là một thị trường với tổng doanh thu hàng năm ước tính lên tới 6.000 tỉ, với "tổng số lượng người chơi game trên tất cả các phương tiện ở Việt Nam là 20 triệu người", đi kèm với số lượng "40 công ty phát hành game, và 20 công ty phát triển game", đại diện VNG đánh giá "thị trường game Việt Nam, cũng như khả năng sản xuất và phát triển game Việt Nam có thể đứng số 1 Đông Nam Á".
Bên cạnh con số 6.000 tỉ Đồng doanh thu trực tiếp của cả làng game Việt, thì ngành game Việt Nam còn đem lại "doanh thu gián tiếp cho các bên như máy tính, internet, điện thoại di động đến cả công ăn việc làm cho những người nằm trong chuỗi cung cấp giá trị cho ngành game." Thậm chí phần doanh thu gián tiếp này, theo VNG, là khoảng "gấp ba đến bốn lần doanh thu trực tiếp".
Vậy thì lý do gì khiến cho một thị trường với giá trị lớn như vậy lại không có được một sự kiện của riêng mình, chí ít là một hội chợ hay một sự kiện nơi game thủ có thể tham quan gian hàng quảng bá những tựa game của nhà phát hành, cũng như có được sân chơi với những giải đấu game được tổ chức tại chỗ.
Đầu tiên, như đã đề cập trong một bài viết gần đây về việc những nhà phát hành game Việt Nam đang bỏ quên mảng thiết kế game mà chỉ tập trung vào mảng mua game và phát hành. Đó cũng là lý do khiến cho những sự kiện về game nếu có tại Việt Nam cũng sẽ chỉ là cuộc chơi của những nhà phát hành lớn, đem những game online họ mua về để quảng bá.
Lý do kể trên cộng với cái nhìn thiếu khách quan về game tại Việt Nam hiện nay của xã hội, thì vị trí của một sự kiện về giải trí tương tác tại nước ta sẽ rất khó khả thi, ít nhất là trong tương lai gần.
Theo VNE
Cận cảnh những gian hàng tại ChinaJoy 2013 Cùng chiêm ngưỡng những gian hàng đến từ những doanh nghiệp góp mặt tại sự kiện ChinaJoy 2013.Như chúng tôi đã đưa tin, sự kiện ChinaJoy 2013 đã chính thức bước sang ngày thứ hai. Theo thống kê, trong ngày đầu tiên, đã có tổng cộng 48175 lượt người vào hội chợ, phá kỷ lục về số lượng người tham quan trong ngày...