200 ngàn đồng tội “cưỡng hôn”: Phụ nữ trông cậy vào đâu khi sự an toàn đang bị chính cộng đồng xem nhẹ?
Không bàn đến mức phạt 200 ngàn cho kẻ tấn công tình dục, cưỡng hôn cô gái trong thang máy chung cư có nhẹ hay không. Nhưng dường như thực tế an toàn tình dục của phụ nữ, trẻ em đang bị chính cộng đồng xem nhẹ là có thật.
Mấy ngày nay, rất nhiều cư dân mạng chia sẻ ảnh chân dung Đỗ Mạnh H., người có hành vi dùng vũ lực để ôm và hôn một cô gái trẻ xa lạ trong thang máy chung cư Golden Palm (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào tối ngày 4/3. Những người đăng tải bức ảnh cho rằng đây là một “hình phạt bổ sung” đối với người đàn ông này, sau khi ông ta chỉ bị công an quận Thanh Xuân xử phạt hành chính 200 ngàn đồng cho hành vi của mình.
Cư dân mạng thực sự nổi giận khi hành động gây nguy hiểm với an toàn thân thể của một cô gái trẻ, gây ra những tổn thương nghiêm trọng về tinh thần và tạo sự bất ổn đối với an ninh trật tự của một khu dân cư lại chỉ bị quy vào hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” với khung phạt cao nhất lên đến 300 ngàn đồng.
Trong giới luật sư, nhiều người thể hiện sự không đồng tình với cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề của cơ quan chức năng. Song đồng thời họ cũng thừa nhận những hạn chế của pháp luật hiện hành đối với hành vi tấn công tì.nh dục. Từ đó đưa ra những đề xuất về việc phải sửa luật, có những quy định rõ ràng hơn, nghiêm khắc hơn để ngăn chặn được vấn nạn quấy rối, tấn công, lạm dụng tìn.h dục tại Việt Nam.
Nhưng đó là câu chuyện vĩ mô.
Câu chuyện sát sườn với chúng ta hơn là: phụ nữ và trẻ em gái đang bị đe dọa an toàn tình dục với mức độ ngày càng nghiêm trọng trên diện rộng tại bất kể khu vực kinh tế xã hội nào, trong bất kì không gian sinh sống nào và ở bất kì độ tuổi nào.
Cô gái trong vụ việc là người trưởng thành (20 tuổi), có trình độ học vấn cao (sinh viên một trường đại học), có điều kiện kinh tế (sinh sống ở một chung cư bậc trung), có trí thông minh và sức phản kháng (thoát được ra khỏi thang máy và lập tức tìm đến tổ bảo vệ đề nghị trích xuất camera làm bằng chứng).
Nhưng sau khi tố cáo ra cơ quan chức năng, cô không những không được bảo vệ thỏa đáng mà còn bị gã đàn ông kia tiếp tục bỡn cợt, xúc phạm bằng lời nói. Cụ thể, theo lời kể của nạn nhân với báo Người Lao Động, trong buổi làm việc đầu tiên tại cơ quan công an, Đỗ Mạnh H. đã nói với cô rằng: “Em thích quà gì để anh đi Singapore anh mua tặng em”.
Đáng tiếc, câu nói này đã bị bỏ qua mà không được ghi nhận như một bằng chứng thể hiện thái độ thách thức, đe dọa đối với nạn nhân.
Truyền thông những ngày qua sử dụng nhiều cụm từ như “cưỡng hôn” “sàm sỡ” để mô tả hành vi vụ việc này. Trên thực tế, cô gái bị chặn cửa, bị đẩy vào góc thang máy, bị tác động thô bạo vào môi – bộ phận nhạy cảm nằm trong 4 khu vực riêng tư không được phép động chạm (miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông), bị trầy xước ở mũi và tay trong quá trình phản kháng, và sau đó là bị nhắn tin đe dọa.
Rõ ràng những từ “cưỡng hôn” và “sàm sỡ” không thể hiện được mức độ nghiêm trọng của hành vi tấn công t.ình dục này. Đồng thời cách dùng từ ngữ đó phản ánh một thực trạng khác trong tâm thức người Á Đông. Đó là tâm thức xem nhẹ phụ nữ, coi phụ nữ là công cụ thỏa mãn dục tính của đàn ông, xem những hành động quấy rối, đe dọa an toàn tì.nh dục hay tấn công không đạt mục đích giao cấu chỉ là hành vi tán tỉnh, trêu ghẹo không có gì bất thường.
Thế nên, từ văn phòng làm việc tới quán karaoke, người ta không khó khăn để thi thoảng lại bắt gặp những cái nhìn thô lỗ của nam giới dành cho đồng nghiệp nữ, những cái ôm không đúng vị trí, những câu chuyện bông đùa tục tĩu quá giới hạn về chuyện l.àm tình, những cú ép r.ượu phụ nữ trên bàn tiệc. Phần lớn đều được xem là bình thường, liệu có phải vì quan niệm: Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu?
Video đang HOT
Thậm chí, dù Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tìn.h dục tại nơi làm việc được Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội công bố năm 2015 nhưng 4 năm qua chưa có bất kì trường hợp nào bị xử lý về hành vi này được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Không khó hiểu khi hiện tại, chuyện kín công sở đã lan ra cái thang máy, nơi mà bất kì người trưởng thành nào cũng biết có đặt camera giám sát. Nhưng những kẻ có ý định xấu với phụ nữ không hề sợ hãi. Và với mức xử phạt tối đa chỉ có 300 ngàn đồng, chúng lại càng dương dương tự đắc.
Tờ 200 ngàn để trước túi ngực có lẽ là hình ảnh hot nhất trên mạng xã hội trong vài ngày gần đây. Nhiều câu chuyện cười từ án phạt 200 ngàn được cư dân mạng chế lại với vô số bình luận, trong đó rất đông đấng mày râu trào phúng rằng họ sẵn sàng mất thêm 200 ngàn đồng nữa để được ôm hôn sờ soạng 1 phút bất kì cô gái nào họ muốn.
Có lẽ với đa số, việc chia sẻ câu chuyện hay bức ảnh này chỉ là trêu đùa với tư tưởng “cho vui”. Có điều dường như những đàn ông chia sẻ bức ảnh ấy không nhận ra một điều rằng: Những lời đùa tưởng như vô hại ấy đang càng khoét sâu hơn vào nỗi đau bị lạm dụng của phụ nữ và bất công bằng của xã hội. Còn nếu nói nhẹ nhàng cũng là cả một sự hời hợi, thiếu cảm thông trước là với cộng đồng, sau là với chính những người phụ nữ quanh mình.
Mà những người phụ nữ ấy có thể là vợ, là con cái, chị em, bạn bè của họ. Dường như họ không nhận ra rằng, trong cuộc chiến giành lại công bằng, bình đẳng và được tôn trọng của phụ nữ vốn rất cần đến sự “không thờ ơ” của một nửa của thế giới mang tên đàn ông.
Câu chuyện cô gái bị tấn công tì.nh dục trong thang máy rất vô tình diễn ra trùng thời điểm với câu chuyện bé gái 9 tuổi bị xâm hại trong vườn chuối. Dù bé gái bị tấn công tới chảy máu âm đạo, gãy răng, gãy tay, tinh thần hoảng loạn, nhưng cơ quan công an huyện Chương Mỹ ban đầu lại chỉ xác định hành vi của kẻ tấn công là dâm ô và cho bị cáo tại ngoại.
Việc nhìn nhận, đánh giá hành vi một lần nữa cho thấy đang tồn tại một quan điểm trong xã hội, rằng người đàn ông có quyền động chạm vào cơ thể nữ giới trong một phạm vi nhất định mà không cần sự đồng ý, và cứ chưa dẫn đến hậu quả giao cấu là không hoặc ít nghiêm trọng. Suy nghĩ này đã, đang và sẽ gây tổn hại đến sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái, nhóm yếu thế trong xã hội.
Rất ngẫu nhiên, năm 2019 là năm phụ nữ và trẻ em. Ngày 6/3 vừa qua, đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện các bộ ban ngành đã xuống đường đi bộ giương cao khẩu hiệu “chung tay vì sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em”.
Luật pháp chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh, thay đổi trong tương lai để thích ứng với thực tế cuộc sống. Nhưng điều tiên quyết không nằm ở những văn bản quy định pháp luật khô cứng, mà ở trong thái độ, góc nhìn của nam giới nói riêng và của xã hội nói chung về phụ nữ. Phụ nữ cần phải được tôn trọng hơn. Bởi họ sinh ra bình đẳng với nam giới về tự nhiên.
Không ai được phép có những hành vi tấn công bằng lời nói hoặc hành động, cũng như không ai được phép động chạm vào cơ thể của họ mà không được sự cho phép của họ. Đó là quyền của phụ nữ được ghi rõ trong Công ước CEDAW – công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1979.
Người Pháp có câu “Không được đánh phụ nữ, dù chỉ bằng một nhành hoa”. Nhưng có lẽ cần sửa lại câu phương ngôn nổi tiếng ấy thành: Không được động chạm vào cơ thể phụ nữ khi chưa được sự đồng ý của họ, dù chỉ bằng một nhành hoa.
Theo Trí Thức Trẻ
Nói một đàng - làm một nẻo, đế chế Disney đang "lừa" khán giả?
Với việc thuê lại James Gunn cầm trịch "Guardians of the Galaxy Vol. 3", Disney dường như đang trở thành một "đế chế" phản diện như trong chính các bộ phim của hãng.
Không ngoa khi nói rằng tuổi thơ của hàng triệu trẻ em trên thế giới gắn liền với hình ảnh tòa lâu đài cùng cầu vòng của Disney. Từ một hãng phim chuyên sản xuất hoạt hình, Disney dần thâu tóm hàng loạt thương hiệu và trở thành "đế chế" điện ảnh hùng mạnh nhất hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng là lúc "nhà Chuột" dần biến hình từ tòa lâu đài đáng yêu năm nào thành The Empire tàn bạo trong chính loạt phim Star Wars của họ.
1. Dùng yếu tố chủng tộc để tranh Oscar nhưng... quên nữ diễn viên da màu
Hẳn ai cũng còn nhớ lễ trao giải Oscar ngày 25/02 vừa qua với dư âm còn sót lại từ cái tên Black Panther. Tác phẩm bất ngờ gây chấn động vào nằm 2018 khi là phim siêu anh hùng đầu tiên có dàn diễn viên toàn là da màu. Dĩ nhiên, Black Panther cũng gặp phải vô số chỉ trích của các thành phần quá khích nhưng nội dung chống phân biệt chủng tộc lại được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Disney đưa "Black Panther" đi tranh giải Oscar.
Bộ phim nhận được điểm số cao chót vót cùng doanh thu khủng lên tới hơn 1,3 tỉ USD, trong hơn một nửa tới từ thị trường Bắc Mỹ. Disney không bỏ qua cơ hội "ngàn năm có một này" để thực hiện chiến dịch vận động hành lang đưa Black Panther đến đường đua Oscar danh giá.
Cuối cùng, bom tấn Marvel trở thành phim siêu anh hùng đầu tiên được đề cử ở hạng mục Phim xuất sắc. Có lẽ, yếu tố chống phân biệt chủng tộc trong bối cảnh nước Mỹ rối ren như hiện nay chính là lí do giúp Black Panther sánh ngang với Green Bookhay BlacKkKlansman dù nội dung bị xem là nhạt nhẽo.
Nhưng lại quên tên Danai Gurira trên tấm poster
Đề cao vấn đề sắc tộc trong phim là thế nhưng poster của Avengers: Endgame mới ra gần đây lại trót... quên tên của Danai Gurira dù hình ảnh của Okoye có xuất hiện. Thật trùng hợp khi cô là nữ diễn viên da màu duy nhất trong dàn cast và cũng là cái tên duy nhất từ Black Panther trên poster.
Một hãng phim lớn như Disney sẽ chẳng có chuyện "lỡ quên" mà hẳn phải thể hiện ý đồ gì đó. Đặc biệt là với một phim đình đám nhất năm cùng nhân vật đặc biệt như Okoye. Vậy cái thông điệp chống phân biệt chủng tộc mà hãng rao giảng và đem đi tranh giải có thật sự ý nghĩa hay chỉ là chiêu bài truyền thông?
2. Captain Marvel - đi riêng thì nữ quyền nhưng gặp nhau hóa "bánh bèo"?
Marvel mở màn năm 2018 với bom tấn chống phân biệt chủng tộc còn 2019 thì chuyển sang nữ quyền - những từ khóa rất hot trên mang xã hội. Tuy nhiên, Captain Marvel lại bị chỉ trích xây dựng bởi việc xây dựng Carol Danvers (Brie Larson) tiêu cực đến mức ganh đua với đàn ông trong mọi mặt thay vì tự khẳng định thế mạnh bản thân.
Phim biến cô nàng thành một nhân vật có phần khó ưa với thái độ bất cần. Kết hợp với những phát ngôn có phần "thù địch" với đàn ông của nữ chính Brie Larson, chẳng trách sao bộ phim nhận phải vô số chỉ trích. Tuy nhiên, đó là cách thể hiện nữ quyền của Disney và khán giả có quyền thích hoặc không.
Thế nhưng, thật khó hiểu khi một Carol trong phim riêng không hề quan tâm đến nữ tính hay các định kiến xã hội cho phụ nữ trở phần phim riêng lại trang điểm cực đậm khi góp mặt trong Avengers: Endgame. Cuối cùng, Marvel đã đập nát toàn bộ những gì xây dựng trước đó để biến cô nàng thành một "bánh bèo" không khác các nữ nhân vật khác. Vậy rốt cuộc yếu tố nữ quyền trong mắt Disney khác gì yếu tố câu khách?
Trở nên "bánh bèo" trong phim chung.
3. Đuổi xong lại thuê lại James Gunn
Vào tháng 07/2018, fan "đào một" một loạt dòng tweet cũ của James Gunn về đề tài ấu dâm và cưỡng bức với thái độ vui đùa, cợt nhã. Ngay lập tức, chủ tịch Disney Alan Horn tuyên bố sa thải vị đạo diễn này:" Thái độ và những tuyên ngôn xúc phạm của James Gunn là không thể bào chữa và không phù hợp với giá trị của studio chúng tôi. Vì vậy chúng tôi quyết định chấm dứt hợp đồng với anh ấy."
Những dòng Tweet khiến James Gunn bị đuổi.
Hành động này kể cũng đúng khi Disney được xây dựng nên từ nên tảng gia đình và trẻ em. Dù James Gunn chỉ làm phim siêu anh hùng thì những phát ngôn của anh chắc chắn chẳng phù hợp với giá trị của hãng dù kịch bản Guardians of the Galaxy Vol. 3 đã hoàn tất. Dĩ nhiên, nhiều ngôi sao của thương hiệu đều lên tiếng phản đối nhưng sao sánh bằng uy tín của "ông lớn" này?
Ấy vậy mà mới tối 15/03 thôi, cũng chính Alan Horn lại quyết định thuê lại James Gunn dù anh đã kí hợp đồng làm Suicide Squad 2 cùng Warner Bros. Hành động đúng về mặt kinh tế khi 2 phần Guardians of the Galaxy trước đó đã mang về cho Marvel gần 1,6 tỉ USD nhưng hoàn toàn sai khi xét về đạo đức.
Rồi Disney lại thuê lại vị đạo diễn như chưa có gì xảy ra?
Phải chăng Disney chỉ "lừa" người hâm mộ khi giả vờ tuyên bố đuổi James Gunn để trấn an dư luận tức thời. Giờ đây, khi mọi người đã quên đi thì hãng lại gọi về như "chưa hề có cuộc chia li". Vậy những lời tuyên bố về "giá trị của studio" trước đó thì sao? Hành động này dường như đạp đổ hoàn toàn những gì "nhà Chuột" đã xây dựng suốt bao năm qua. Họ đuổi James Gunn để phủi bỏ trách nhiệm rồi cuối cùng lại nuốt lời để huề cả làng.
Hay thật sự giá trị của hãng lại được xây dựng từ những lời nói sáo rỗng và hành động trước sau bất nhất? Chủng tộc, nữ quyền rồi đến nền tảng gia đình và trẻ em, cái nào mới là thứ được Disney coi trọng đây?
Theo trí thức trẻ
Captain Marvel và Wonder Women ai mới là người đại diện xứng đáng cho nữ quyền? Dù được định hướng là siêu anh hùng truyền cảm hứng tới chị em phụ nữ, Captain Marvel lại thất bại trong việc truyền tải thông điệp nữ quyền của mình. Thành công bất ngờ của Wonder Woman cách đây 2 năm đã mở đường cho phái nữ dần lên ngôi trong thế giới siêu anh hùng - vốn được coi là thánh...