200 công nhân ngâm mình dưới nước nạo vét Hồ Gươm xuyên đêm
Hồ Gươm như một đại công trường với hàng trăm công nhân cùng nhiều thiết bị máy móc liên tục làm việc xuyên đêm.
Đêm qua 29/11, Hồ Gươm như một đại công trường với hàng trăm công nhân cùng nhiều thiết bị máy móc liên tục làm việc
Đêm 29/11, Công ty Thoát nước Hà Nội đã huy động hàng trăm công nhân cùng nhiều phương tiện, thiết bị nạo vét hồ Hoàn Kiếm (hay Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với lượng bùn hút khoảng 1.000m3/đêm. Việc nạo vét Hồ Gươm được bắt đầu từ đêm hôm qua và sẽ hoàn thành trước Tết Âm lịch.
Theo ghi nhận của phóng viên, một phần Hồ Gươm như một đại công trường với hàng trăm công nhân chia thành từng tốp và các thiết bị máy móc chạy ầm ầm trên mặt hồ dưới ánh đèn công suất lớn.
200 công nhân được chia thành nhiều tốp, với nhiệm vụ phải đưa khoảng hơn 57.000m3 lên bờ trước Tết ÂM lịc. Mỗi ngày khoảng 1.000m3 bùn đất được nạo vét trên diện tích 9,7ha.
Thấy nhiều công nhân ngâm mình dưới hồ múc bùn, nhiều người dân thắc mắc sao không dùng máy móc múc bùn cho nhanh?, trước câu hỏi này, ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội có mặt tại công trường, cho biết: “Trước sự thận trọng của UBND Hà Nội cũng như sự khuyến cáo của các nhà khoa học đối với Hồ Gươm, chúng ta không thể mang tất cả thiết bị xuống hồ một cách ào ạt được vì Hồ Gươm là “trái tim” của cả nước.
Đối với phạm vi 7m từ chân kè, xung quanh chân Tháp Rùa và xung quanh chân Đền Ngọc Sơn, để tránh ảnh hưởng đến địa chất cũng như chân kè chúng tôi phải dùng người. Còn ngoài khu vực 7m, chúng tôi dùng biện pháp cơ giới. Tuy nhiên, cũng không làm cùng lúc để giảm thiểu sự xáo trộn đối với hệ thủy sinh, các sinh vật của hồ”.
Để giảm thiếu sự xáo trộn địa chất cũng như hệ thủy sinh, công ty thoat nước Hà Nội bắt buộc phải dùng phương pháp thủ công.
Ông Sanh cho biết thêm: “Đối với nước hồ Hoàn Kiếm, do đặc thù có tảo lục tạo nên hồ có màu xanh mà chúng ta thường gọi là hồ Lục Thủy, trước khi thực hiện công ty đã mời các nhà khoa học lấy mẫu, phân tích và lưu giữ các nguồn gien để sau khi nạo vét, xử lý nước sẽ trả lại mặt nước hồ màu xanh lục”.
Mỗi đêm công ty sẽ huy động 200 cán bộ, công nhân viên phục vụ công tác nạo vét, vận chuyển. Các phương tiện gồm máy xúc, máy bơm và xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh môi trường. Thời gian nạo vét từ 21h tối đến 5h sáng hôm sau. Riêng đối với các ngày cuối tuần, để thực hiện phố đi bộ, việc thi công chỉ thực hiện từ 24h đêm đến 5h sáng. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 30 tỷ đồng, được lấy từ ngân sách thành phố Hà Nội.
Trước đó, từ ngày 22/11, Tiểu đoàn 554, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã rà soát, rò tìm để xử lý các loại bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Video đang HOT
Bùn được đổ vào các xe chuyên dụng chờ sẵn trên bờ
Đối với phương pháp thủ công, công nhân trực tiếp xuống lòng hồ trong phạm vi 7m từ chân kè ra để nạo vét
Bùn được nạo vét bằng xẻng vào xô, sau đó vận chuyển dây chuyền qua từng người
Phương pháp thứ hai là nạo vét cơ giới, sử dụng máy hút bùn
Dùng máy xúc xúc bùn lên phễu chứa của xe bơm bùn công suất 80m3/h
Các bờ vỉa hè từ mép bờ hồ ra đến vị trí vận chuyển đều được trải bạt để không ảnh hưởng đến người đi bộ xung quanh
Xe bùn sau khi được các công nhân di chuyển đến vị trí xe chờ, xe bùn được nâng tự động đổ bùn vào xe chuyên dụng.
Xe chuyên dụng chứa bùn từ máy hút bùn chuyên dụng
Trước 5h sáng sẽ có xe nước sạch rửa đường đảm bảo vệ sinh môi trường vào ban ngày.
Theo Danviet
Hồ Gươm ô nhiễm nặng
Theo Công ty thoát nước Hà Nội thì Hồ Gươm đã 'mất khả năng tự làm sạch, ô nhiễm trầm trọng'. Hiện hàng ngày có công nhân thu gom rác trên mặt Hồ Gươm, chủ yếu là lá cây, xác cá chết.
Trong một hội thảo vừa diễn ra, ông Võ Tiến Hùng (Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) cho hay, hồ Hoàn Kiếm đã mất khả năng tự làm sạch, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; cá và động thực vật chưa được bảo vệ đúng mức khiến chất hữu cơ vào lòng hồ không trở thành thức ăn mà biến thành chất ô nhiễm.
Theo lãnh đạo Công ty thoát nước Hà Nội, lớp đất sét đáy hồ rất dày nên trong Hồ không có quan hệ thủy lực với các tầng chứa nước ngầm và sông Hồng. Hơn nữa, lớp bùn lắng ngày càng dày, chứa nhiều kim loại nặng và khí độc, gây ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật.
Nghiên cứu thực vật phù du ở Hồ Gươm, Công ty thoát nước Hà Nội đưa ra nhận định mật độ có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng oxy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều động thực vật trong hồ.
"Nước trong hồ có màu xanh lục, mật độ tảo lớn, chất lượng nước hồ ngày càng suy giảm, cặn lơ lửng trong hồ cao" ông Võ Tiến Hùng nói.
Hàng ngày công nhân thu gom rác trên mặt Hồ, nhiều nhất là lá cây, xác cá chết.
Rác thải cần được thu dọn ở Hồ Gươm còn có vỏ bánh kẹo, vỏ hộp sữa, túi ni lông...
Quanh Hồ có hệ thống cống thu gom nước mưa trên mặt đường, bố trí tập trung dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng. Những chiếc cống này cũng là nơi chứa nhiều rác thải.
Vị trí miệng xả nước ra hệ thống cống ngoài thành phố tại Hàng Khay-Đinh Tiên Hoàng, giữ chức năng điều hòa lượng nước tràn hồ khi mưa lớn.
Kết quả khảo sát của Công ty thoát nước Hà Nội cho thấy nước trong Hồ Gươm có độ PH ở mức từ 9,05-9,46.
Cặn lơ lửng trong Hồ cao hơn tiêu chuẩn cho phép ở cả 5 vị trí quan trắc. Hồ đang trong tình trạng ô nhiễm hữu cơ; chiều dày đáy bùn cao nhất là 1,64 m và nơi ít bùn nhất cao 0,47 m. Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ gấp gần 2 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học công nghệ môi trường và Viện sinh thái tài nguyên sinh vật cho thấy mật độ động vật đáy hồ thấp và có xu hướng giảm.
Lớp đất sét dưới Hồ dày lên, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc.
Công ty thoát nước Hà Nội đã đề xuất tiến hành nạo vét hồ Hoàn Kiếm. Dự kiến, tổng khối lượng cần nạo vét tại hồ là 57.400 m3, tổng thời gian thi công nạo vét và vận chuyển là 69 ngày.
Công ty thoát nước Hà Nội cũng đề xuất sử dụng chế phẩm Redoxy-3C trong việc xử lý, duy trì chất lượng nước Hồ Gươm. Chế phẩm này đã được dùng để làm sạch hồ Tây, hồ Hoàng Cầu cùng nhiều hồ khác trong nội thành khi hiện tượng cá chết xảy ra hàng loạt vào năm ngoái.
Ngọc Thành
Theo VNE
Cháy cực lớn công ty may, 10 tỷ đồng ra tro Lúc xảy ra vụ hoả hoạn có gần 300 công nhân đang làm việc tại 4 kho vải, lông của Cty may xuất khẩu Shin Han. Do là Cty may mặc chứa nhiều nguyên liệu dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng phát dữ dội. Rất may gần 300 công nhân đều đã chạy thoát ra ngoài nhưng thiệt hại về tài...