20 xe bọc thép của Anh đã được đưa đến Ukraine
- Theo hãng tin Sputnik (Nga), khoảng 20 chiếc xe bọc thép Saxon do Anh sản xuất đã được tập kết đến Ukraine. 55 chiếc khác sẽ được chuyển đến trong tương lai gần.
20 chiếc xe bọc thép Saxon của Anh đã được chuyển đến Ukraine (Nguồn: Sputnik News)
Bộ Quốc phòng nước Anh đã xác nhận rằng một công ty tư nhân đã bán những chiếc xe bọc thép Saxon này cho Ukraine. Tuy nhiên, những chiếc xe này không được bán kèm theo vũ khí và đã qua sử dụng.
Phía Anh khẳng định, việc chuyển giao xe thiết giáp sang Ukraine được thực hiện dựa trên một biên bản thỏa thuận đã được ký trước đó vào năm 2013.
Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng của Ukraine (NSDC), cũng xác nhận 20 chiếc xe bọc thép đã được chuyển đến Ukraine, trong khi 55 chiếc khác cũng sẽ được chuyển đến nơi sau đó.
Lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng của Ukraine, ông Oleksandr Turchynov, cho hay những chiếc xe này sẽ được nâng cấp và được đưa vào phục vụ trong quân đội. “Những chiếc xe này không được bán kèm theo vũ khí, Ukraine sẽ tự nâng cấp chúng và trang bị vỏ chống đạn loại tốt nhằm đưa những chiếc xe này vào phục vụ trong Đội Vệ binh Quốc gia và ở những đơn vị khác”, ông Turchynov nói thêm.
Thanh Diệp
Theo_PLO
Mỹ-Nga chiến tranh tiền tệ, Trung Quốc hưởng lợi?
Mỹ hy sinh đồng minh trong cuộc chiến nhằm "tiêu diệt" kinh tế Nga còn Trung Quốc đứng giữa hưởng lợi.
Mỹ hi sinh đồng minh
Video đang HOT
Mỹ đã lên kế hoạch cho cuộc chiến kinh tế với Nga từ trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra. Giới thạo tin cho rằng kế hoạch được đề ra khoảng một năm trước đây trong cuộc họp kín giữa các quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ và Saudi Arabia. Cuộc gặp được giữ bí mật đến mức ngay cả Hoàng tử Bandar, Giám đốc Cơ quan tình báo và là người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia của Riyadh vào thời điểm đó, cũng không được phép tham dự.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Quốc vương Saudi Arabia Abdullah bin Abdulaziz Al-Saud tại Riyadh ngày 27/6/2014
Đại diện Nhà Trắng đề nghị giới chức Saudi Arabia đánh tụt giá dầu một cách thảm hại, với mức giá 50 USD/thùng, điều được cho là sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Iran, buộc nước này phải có những nhượng bộ quan trọng về chương trình hạt nhân của mình và đó cũng là điều mà Riyadh mong muốn. Tuy nhiên, Riyadh đã thể hiện quan điểm cứng rắn về việc đánh tụt giá dầu, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến các chương trình xã hội của đất nước này.
Để có cớ thuyết phục các đồng minh "đánh hội đồng" Nga, Mỹ đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Từ 1/2014, Mỹ bắt đầu thực hiện nhiều nỗ lực gây bất ổn tình hình Ukraine, kết thúc bằng kịch bản bạo lực.
Cùng với các biện pháp trừng phạt, Mỹ đã tác động nhằm đánh tụt giá dầu. Quá trình này bắt đầu vào tháng 6/2014 nhưng tại thời điểm đó, Nhà nước Hồi giáo (IS) đang là vấn đề nổi cộm đe dọa an ninh khu vực. Do đó, Saudi Arabia quyết định hoãn kế hoạch gây ra cuộc khủng hoảng giá dầu bời vì cần tập trung nguồn lực ngăn chặn IS mở rộng khu vực hoạt động.
Khi đó, Mỹ không thể đòi hỏi Riyadh "hy sinh" cho mục tiêu "tiêu diệt" nền kinh tế của Nga cũng như làm suy yếu Iran và lật đổ chính phủ hợp pháp Venezuela.
Giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc không phanh
Nhưng vào tháng 8/2014, khi vấn đề IS tạm lắng thì Mỹ bắt đầu gây áp lực lên Saudi Arabia một lần nữa, dẫn đến sự sụt giảm mạnh về giá dầu. Trò chơi "bẩn thỉu" bắt đầu khi Saudi Arabia bán dầu với mức giá thấp hơn thị trường dẫn đến giá dầu sụt giảm từng ngày. Đồng thời, Washington tuyên bố sẵn sàng làm ngập thị trường với dầu mỏ khai thác từ khí đá phiến của mình mặc dù những tuyên bố đó là giả tạo vì trữ lượng dầu mỏ từ đá phiến thực tế của Mỹ chỉ bằng một nửa so với những gì nước này tuyên bố.
Nước Nga đã bối rối, đồng ruble đã gần như sụp đổ khi giá dầu ngày càng giảm thấp. Thế nhưng, chính Mỹ, Saudi Arabia và các đồng minh khác cũng phải gánh chịu những tổn thất. Với vai trò là một phần trong cuộc chơi chống Nga, Tập đoàn dầu khí BP của Anh đã báo động đang trên bờ vực ngừng sản xuất dầu. Các đồng minh châu Âu của Mỹ đã mất tất cả hy vọng của mình chỉ để trả cho tham vọng chính trị của Washington trong cuộc đấu với Nga.
Theo giới chuyên gia, trụ cột của nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ. Do đó, Tổng thống Barack Obama sẽ phải chứng kiến đồng ruble mạnh lên và sự ổn định kinh tế dần dần trở lại tại Nga. Còn đối với Saudi Arabia, nước này cần phải rút ra bài học là không cần phải trả tiền cho trò chơi của các nước khác chống lại Nga. Mỹ sẵn sàng hy sinh đồng minh của mình chỉ để cố gắng làm tổn thương nền kinh tế Nga dù chỉ là một chút.
Nga đau đớn
Hứng chịu các lệnh trừng phạt "hội đồng", chịu tổn thất từ giá dầu sụt giảm (cũng là chiêu trò của Mỹ), kinh tế Nga đã thực sự lao đao. Đổng ruble mất giá. Nền kinh tế Nga trên bờ suy thoái. Ngân hàng trung ương Nga thừa nhận không trông đợi tăng trưởng GDP trong vòng hai năm tới. Lạm phát cũng trên đà tăng cao.
Các ngân hàng của Nga đã bị cô lập khỏi các thị trường vốn phương Tây, và giá dầu lửa - mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Nga - đã giảm mạnh. Tiêu dùng, động lực chính của tăng trưởng trong thập kỷ trước, hiện đang ngưng trệ. Truyền thông phương Tây thậm chí còn "họa" thêm rằng tiền và người đang rời bỏ đất nước Nga.
Các biện pháp cấp bách mà Nga áp dụng đã phần nào cứu vãn tình hình. Đồng ruble đã ổn định trở lại. Tâm lý người dân và doanh nghiệp được trấn an. Thực tế thì kinh tế Nga đi xuống một phần không nhỏ là do các vấn đề nội tại, chứ không chỉ do bị trừng phạt hay giá dầu giảm. Sự tăng trưởng dậm dần của Nga diễn ra từ trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát.
Bảng tỷ giá hối đoái giữa đồng ruble với USD và euro hôm 26/12
Năm 2007, khi giá dầu là 72 USD/thùng, kinh tế Nga tăng trưởng 8,5%. Thế nhưng vào năm 2012, khi giá dầu là 111 USD/thùng thì tăng trưởng của Nga chỉ còn 3,4%. Từ năm 2010 đến 2013, khi giá dầu tăng cao, lượng vốn ròng chảy ra của nước này vào khoảng 232 tỷ USD - lớn hơn gấp 20 lần so với giai đoạn từ năm 2004 đến 2008.
Sự sụt giá của đồng rúp, theo sát giá dầu, đã giúp Nga bảo vệ ngân sách của mình khi dầu sụt giá. Nếu tính theo đồng ruble thì lượng tiền do dầu mang lại hầu như vẫn giữ nguyên đối với ngân sách Nga. Tuy nhiên, do là một nước nhập khẩu nhiều mặt hàng nên việc đồng ruble mất giá đã tác động không nhỏ tới kinh tế và cả đời sống của người Nga.
Nếu như năm 2000, Nga chỉ nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 45 tỷ USD, thì đến năm 2013 con số này là 341 tỷ USD. Chính vì vậy việc đồng ruble xuống giá nhanh chóng đã gây ra lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được dự đoán đạt 9% vào cuối năm nay, đối với mặt hàng thiết yếu là lương thực tỷ lệ này còn ở mức cao hơn. Kéo theo đó, chi ngân sách sẽ phải chịu mức thâm hụt lớn hơn vì phải hỗ trợ người dân nếu như không muốn chứng kiến sự bất mãn gia tăng.
Đồng ruble suy yếu cũng khiến việc trả lãi nợ nước ngoài trở nên tốn kém hơn. Nợ chính phủ của Nga chỉ vào 57 tỷ USD, nhưng nợ doanh nghiệp của nước này lại cao hơn gấp 10 lần. Chỉ trong vòng 2 năm qua, các doanh nghiệp Nga đã đi vay nợ nước ngoài khoảng 170 tỷ USD. Một phần trong số đó đã được tích lũy bởi các doanh nghiệp nhà nước và các công ty năng lượng quốc gia, khiến nó rơi vào tình trạng gần như nợ chính phủ. Đến cuối năm 2015, các doanh nghiệp Nga sẽ phải hoàn trả khoảng 130 tỷ USD nợ nước ngoài.
Trung Quốc hưởng lợi
Trong khi Nga đang vật lộn với khó khăn, nước láng giềng Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố rất đúng lúc rằng sẵn sàng giúp đỡ. Thế nhưng, người Nga không thực sự tin tưởng vào bàn tay mà Trung Quốc đang chìa ra. Không những thế, báo chí Nga còn chỉ ra rằng Trung Quốc là nước đang hưởng lợi từ cuộc "đấu đá" hiện nay.
Ngoài những hợp đồng về dầu khí, vũ khí với Nga, thông qua tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Nga, Trung Quốc đã nâng cao vị thế của mình. Dù giúp hay không giúp Nga, Trung Quốc cũng giành được lợi thế trước Mỹ và Nhật Bản.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
Theo giới chuyên gia, nếu Bắc Kinh áp dụng các biện pháp cụ thể trợ giúp kinh tế cho Moskva thì hệ thống tài chính toàn cầu vốn tồn tại từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay có thể bị sụp đổ và ảnh hưởng của Nhật Bản ở châu Á cũng giảm sút đáng kể.
Trung Quốc cùng 20 quốc gia khác ở châu Á-Thái Bình Dương thành lập "Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á" (ABII), một công cụ giúp Bắc Kinh "kết liễu" Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản nắm vai trò chủ chốt. ABII do Bắc Kinh kiểm soát sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hoạt động của cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lẫn Ngân hàng Thế giới (WB) ở châu Á, nhất là trong bối cảnh người ta đã thấy rõ khả năng hành động của Trung Quốc khi ra tay trợ giúp Argentina và Venezuela trước đây.
Theo nhận định của giới chuyên gia quốc tế, chiến lược địa chính trị của Bắc Kinh là thông qua hợp tác kinh tế để củng cố quan hệ ngoại giao với các quốc gia không đồng tình với chính sách của Mỹ. Trong điều kiện đồng ruble mất giá, Trung Quốc và Nga sẽ mở rộng cơ chế hoán đổi đồng nội tệ và nỗ lực sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại song phương.
Theo lời ông Cao Hổ Thành, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại Nga-Trung trên thực tế đã được áp dụng từ cách đây vài năm. Việc thay thế đồng USD bằng đồng nội tệ hai nước sẽ giúp giảm thiểu rủi ro do quá phụ thuộc vào đồng USD. Trước mắt, việc chuyển sang thanh toán bằng đồng nhân dân tệ sẽ giúp các mặt hàng mà Nga nhập khẩu từ Trung Quốc không bị định giá theo đồng USD và qua đó giữ ổn định giá các mặt hàng này bằng đồng ruble.
Tuy vậy, giới phân tích cho rằng ngoài đề nghị chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ, Bắc Kinh ít có khả năng đi xa hơn. Người Nga không thể trông chờ vào Trung Quốc. Báo chí Nga những ngày qua đã nêu lên một thực tế là Nga vẫn chưa nhận được bất cứ nguồn viện trợ nào từ Bắc Kinh. Hơn nữa, ABII là để "chống lưng" cho các doanh nghiệp Trung Quốc đi khai thông dự án "Con đường tơ lụa mới" chứ không phải để cứu các nền kinh tế sắp "chết đuối".
Theo NTD
Ly khai tấn công Quân đội Ukraine theo 4 hướng Đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine (NSDC) cho biết, ly khai tấn công vào các vị trí của quân chính phủ theo 4 hướng. Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Thông tin thuộc trực thuộc NSDC, ông Vladimir Field đã công bố tin tức trên. Theo đó, số lượng các vụ tấn công trong những...