20 tỷ USD là tiền doanh nghiệp phải đền bù vì gây ô nhiễm
20 tỷ USD là số tiền mà hãng dầu khí Anh – BP phải chấp thuận đền bù sau vụ tràn dầu năm 2010, còn Chevron cũng bị phán quyết nộp phạt 9,5 tỷ USD vì cáo buộc gây ô nhiễm tại Ecuador.
1. BP: Trả phạt 20 tỷ USD vì nổ giàn khoan
Năm 2010, vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của đại gia dầu khí Anh đã khiến 11 người thiệt mạng và làm 4,2 triệu thùng dầu tràn ra Vùng Vịnh Mexico trong 87 ngày, số liệu của Chính phủ Mỹ cho biết. Tuy nhiên, BP cho rằng số dầu tràn ra thấp hơn nhiều. Cuối cùng, họ được phán quyết chịu trách nhiệm với 3,1 triệu thùng.
Đây là vụ tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ, ảnh hưởng đến vùng bờ biển từ Louisiana đến Florida, tác động tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Mỹ (NOAA), nồng độ dầu thô đo trong cá ở Vùng Vịnh Mexico vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm.
Bộ Tư pháp Mỹ, cùng chính quyền bang Louisiana, Mississippi, Alabama, Texas và Florida đều kiện BP vì các khoản bồi thường trước đây của doanh nghiệp cho họ và các cá nhân bị ảnh hưởng là không đủ. Cuối cùng, tháng 10/2015, BP chấp thuận trả khoản phạt môi trường khổng lồ hơn 20 tỷ USD. Khoản này gồm tiền bồi thường thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, tiền phạt do vi phạm Đạo luật Vùng biển Sạch, tiền bồi thường cho các bang và tiền khắc phục hậu quả.
Theo Reuters, đây là khoản phạt lớn nhất mà một doanh nghiệp phải nộp tại Mỹ vì môi trường. BP sẽ trả dần trong 18 năm.
2. Chisso: Trả phạt 86 triệu USD vì xả thải chứa thủy ngân
Năm 1932 – 1968, Nhật Bản xảy ra thảm họa nhiễm độc, do nhà máy hóa chất Chisso xả nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui.
Video đang HOT
Theo Med.org.jp, chất thải đã tích tụ trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và gia súc địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau, gây ra nhiều dị tật ở người, thai nhi, làm chết cả vật nuôi, cá và hàng nghìn người khác.
Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956. Nhưng đến năm 1968, Chisso mới bị kết luận là nguồn gây ô nhiễm. Đến năm 2004, họ phải trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân và bị yêu cầu làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm.
3. Exxon Mobil: Bị phạt 225 triệu USD vì gây ô nhiễm bang New Jersey
Tháng 8/2015, Exxon Mobil bị phán quyết nộp 225 triệu USD tiền phạt vì gây ô nhiễm môi trường cho bang New Jersey (Mỹ). Cuộc chiến pháp lý giữa hai bên đã kéo dài từ năm 2004. Theo đó, New Jersey đòi 8,9 tỷ USD bồi thường cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị hủy hoại (gồm 6 km2 đầm lầy và vùng nước) thuộc khu vực lọc dầu của Exxon trước đây tại thành phố Bayonne và Linden.
Việc ô nhiễm bắt đầu từ những năm 1870 tại Bayonne và 1900 tại Linden. “Ngày nay, rất nhiều địa điểm ở đây có quang cảnh và mùi chẳng khác nào bãi thải dầu”, một báo cáo cho biết.
Dù vậy, khoản tiền này đã bị cả các nhóm môi trường, chính quyền liên bang, bang và cả người dân chỉ trích mạnh mẽ vì quá ít, New York Times cho biết. Từ năm 1991, Exxon Mobil đã chấp thuận làm sạch gần 6,5 km2 tại khu vực gần New York Harbor, và đã chi ra 258 triệu USD.
4. Guide: Trả phạt gần 14 triệu USD vì xả thải gây cá chết
Theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông White (Indiana, Mỹ) đã giết chết 4,6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 28/12, cơ quan môi trường địa phương cho biết họ truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của Tập đoàn Guide tại Anderson.
Kết quả điều tra cho thấy công ty này đã xả ra hơn 6 triệu lít nước thải có chứa nồng độ cao các chất độc hại, tạo ra bọt nổi trên sông. Tháng 6/2001, tập đoàn này nhận tội và phải trả hơn 13,9 triệu USD gồm tiền phạt, chi phí pháp lý và xử lý môi trường, trong đó có 6,25 triệu USD được dùng để khôi phục sông.
5. Chevron: Phải nộp phạt 19 tỷ USD vì xả thải tại Ecuador
Năm 2011, một tòa án ở Ecuador phán quyết đại gia dầu mỏ Mỹ – Chevron phải nộp phạt 19 tỷ USD vì gây ô nhiễm một vùng lớn tại quốc gia này. Họ kết tội Texaco – hãng dầu Mỹ sáp nhập với Chevron năm 2001 – xả hơn 68 tỷ lít chất độc hại ra các hố đất và dòng sông trong giai đoạn 1972 – 1992, BBC cho biết.
Các nhà hoạt động cho rằng việc này đã ảnh hưởng đến mùa màng, khiến nhiều gia súc, gia cầm nuôi bị chết và làm tăng tỷ lệ ung thư với người dân địa phương. Khoản phạt còn gồm cả 9,5 tỷ USD vì Chevron không chịu công khai xin lỗi đã gây ô nhiễm.
Dù vậy, Chevron luôn cho rằng phán quyết trên là gian lận và đã kháng cáo. Đến năm 2013, Tòa án Tối cao Ecuador đã giảm nửa số tiền này, chỉ còn 9,5 tỷ USD, nhưng vẫn phán họ có tội. Năm 2014, một thẩm phán liên bang tại Manhattan lại cho rằng kết luận này đã bị tác động bởi yếu tố lừa đảo và tham nhũng.
Vụ kiện tụng bắt đầu từ năm 2003 tại Ecuador, sau gần một thập kỷ tranh luận tại Mỹ. Thời điểm đó, một tòa án Mỹ đã phán quyết vụ việc này nên được xét xử tại Ecuador.
Theo Hà Thu (Vnexpress)
Gia đình nạn nhân MH17 kiện Putin, đòi đền bù 7 triệu USD/người
Gia đình các nạn nhân của chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines đã kiện Nga và Tổng thống Vladimir Putin lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu, đòi bồi thường mỗi nạn nhân 7,2 triệu USD.
Hình ảnh mô phỏng vụ MH17 bị tấn công bằng tên lửa. Máy bay bị cho là bị bắn rơi bằng tên lửa Nga chế tạo trên bầu trời phía Tây Ukraina vào năm 2014 làm chết 298 người. Phương Tây và Ukraina nói những người nổi dậy có trách nhiệm, nhưng Nga buộc tội lực lượng Ukraina.
Theo trang News.com.au, việc khởi kiện của các gia đình nạn nhân dựa trên sự vi phạm về quyền sống của hành khách. Cáo buộc này đòi 10 triệu đôla Australia (7,2 triệu USD) cho từng nạn nhân, vụ kiện đưa ra tên bị đơn là chính quyền và Tổng thống Nga.
Jerry Skinner, một luật sư hàng không làm việc tại Mỹ sẽ đứng đầu vụ kiện. Ông này nói với News.com.au rằng, rất khó cho các gia đình khi phải chịu đựng việc những "tội ác" chưa được xử lý. "Người Nga không có bằng chứng chứng buộc tội Ukraina. Chúng tôi có dữ liệu, hình ảnh, bản ghi nhớ, rất nhiều thứ" - ông Skinner nói.
Ông Skinner cho biết sẽ chờ nghe từ phía Tòa án Nhân quyền Châu Âu xem vụ việc có được chấp nhận hay không. Theo tờ Sydney Morning Herald, có 33 người nhà nạn nhân trong hồ sơ khởi kiện. Trong đó có 8 người từ Australia, một người từ New Zealand và hầu hết số còn lại từ Malaysia.
Chuyến bay MH17 rơi trong bối cảnh căng thẳng xung đột giữa quân chính phủ Ukraina và lực lượng ly khai ủng hộ Nga. Một nguồn tin từ Hà Lan năm ngoái kết luận chuyến bay này bị bắn hạ bởi tên lửa Buk do Nga chế tạo, nhưng không nói ai bắn tên lửa. Phần lớn nạn nhân là người Hà Lan. Một cuộc điều tra hình sự độc lập đang được diễn ra.
Theolaodong.com.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Số phận cựu Thủ tướng Yingluck sắp được định đoạt Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bị chính phủ buộc phải đền bù số tiền 14 tỷ USD. Ngày 16/11, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, chính phủ hoàn toàn không có ý định xử ép cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong vụ Chương trình thu mua và trợ giá gạo cho nông dân gây thất thoát ngân sách nhà...