20 tựa game chiến thuật hay nhất thập kỉ vừa qua (Phần cuối)
Cùng tiếp tục đến với những cái tên nổi tiếng của thể loại game chiến thuật trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây.
World In Conflict
Hầu hết những tựa game chiến thuật hiện nay đều chọn lấy bối cảnh tương lai hoặc những thời kì lịch sử xa xôi, thế nhưng tựa game được phát hành vào năm 2007 này lại hoàn toàn khác.
Những công việc quen thuộc với game chiến thuật như khai thác tài nguyên hay xây dựng căn cứ sẽ không còn nữa, mà bạn sẽ mua các loại unit bằng một lượng điểm in-game cho trước nhất định, và đưa vào trong chiến trường. Khi những unit này chết, điểm point sẽ được cộng lại cho người chơi, và quá trình này cứ như vậy tiếp diễn.
Trong phần multiplayer, người chơi sẽ chọn cho mình 1 trong 4 vị trí: Không quân, Thiết giáp, Bộ binh, và Hậu cần. Mỗi vai trò này sẽ có những khả năng rất khác nhau, như tăng cường hiệu quả của những pha xạ kích từ xa, hay khả năng ẩn núp hiệu quả, nhưng kèm theo đó, mỗi vị trí cũng sẽ có những điểm yếu riêng của mình, như dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt ở địa hình thoáng đãng, hay trở nên vô dụng trong những trận đối đầu ở tầm gần.
Civilization IV
Cũng giống như những game khác trong cùng series, Civilization IV là một game chiến thuật theo lượt cho phép người chơi đóng vai thủ lĩnh của một đất nước, vốn bắt đầu chỉ từ một thành phổ nhỏ được xây nên bởi những người dân di cư từ 4.000 năm trước công nguyên. Theo quá trình phát triển, mở rộng, game càng sẽ có thêm nhiều lựa chọn với rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng, công trình quân sự, sự phát triển về những lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và hàng loạt những vấn đề của một quốc gia ở thời bấy giờ. Ngoài ra, game còn cho phép bạn xây những kì quan xung quanh quốc gia của mình, và chứng kiến sự ra đời của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và mang lại cho quốc gia bạn rất nhiều những lợi ích khác nhau.
Cũng giống như rất nhiều những game chiến thuật theo lượt khác, với Civilization IV, có thể ở những lượt đầu bạn sẽ thấy những lượt chơi khiến game có cảm giác khá chậm chạp, nhưng ở những giai đoạn phát triển sau này, mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều, khi có thêm nhiều những hoạt động bạn có thể bắt tay thực hiện, như ngoại giao với những quốc gia lân cận, trao đổi buôn bán, hỗ trợ nước láng giềng hay thậm chí gây chiến tranh với những quốc gia thù địch.
Rise of Nations
Game này có lối chơi mở rộng lãnh thổ khá giống với Civilization IV, nhưng với gameplay thời gian thực chứ không phải là theo lượt. Trong Rise of Nations, bạn sẽ mở rộng quốc gia bằng cách xây các thành phố và căn cứ bên trong khu vực biên giới, mở khóa những cây upgrade và có thêm những lựa chọn để phát triển lãnh thổ của mình. Những cư dân trong các thành phố có thể được giao cho một nhiệm vụ nhất định nào đó và sẽ tự tìm nhiệm vụ để làm khi bị bỏ không và không được giao nhiệm vụ nào cả. Game có 6 nguồn tài nguyên chính: Thức ăn, gỗ, kim loại, dầu, sự giàu có và kiến thức – một loại tài nguyên khá lạ, được dùng để xây nhà, mua unit và nghiên cứu những kĩ thuật mới.
Mọi quốc gia trong game đều có thể chơi được ở bất kì thời điểm nào trong lịch sử/ Ở Rise of Nations, chìa khóa của chiến thắng nằm ở việc cân bằng giữa lực lượng tấn công và lực lượng phòng ngự, cũng như giữa quân sự và kinh tế.
Warcraft III
Video đang HOT
Trước khi trở thành một game MMORPG cực kì nổi tiếng, thì Warcraft vốn là một game RTS cũng khá quen thuộc với giới game thủ. Warcraft III có gameplay kiểu khai thác tài nguyên và mua unit khá cơ bản, cùng với một lớp “màn đen” che phủ những khu vực chưa được thăm dò trên bản đồ. Sau khi đã được khám phá, lớp màn đen sẽ biến mất, nhưng nếu bạn không để lại unit nào ở đó, thì khu vực đó sẽ lại tiếp tục bị che phủ.
Ở những khu vực mỏ vàng trên bản đồ, sẽ có những unit canh giữ được AI điều khiển được gọi là “creep”. Tiêu diệt creep sẽ mang đến cho bạn điểm kinh nghiệm, đôi khi là cả item nữa. điều này làm cho Warcraft III có mang một chút phong cách của thể loại RPG. Ngoài ra, game còn có cơ chế ngày và đêm. Ban đêm sẽ làm bạn khó bị phát hiện hơn, nhưng đồng thời cũng khiến bạn khó quan sát những cuộc tấn công sắp đến.
Warcraft III đã từng là một đối thủ cạnh tranh của Starcraft trong vị trí ngai vàng của thể loại RTS, với hàng loạt những giải đấu và game thủ chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Ngày nay, với sự xuất hiện của Starcraft II cùng World of Warcraft, dòng Warcraft chính thống đã dần lùi vào dĩ vãng, thế nhưng game vẫn còn một cộng đồng game thủ trung thành không hề ít ỏi chút nào.
Supreme Commander
Ở game Supreme Commander, bạn sẽ bắt đầu với chỉ một unit và từ từ mở rộng, nhân bản lên để hỗ trợ cho một cuộc chiến vốn đã nổ ra trong tương lai, sau khi loài người phát minh ra công nghệ portal, được gọi với cái tên “cổng quantum”.
Ba phe chính của game là quốc gia Cybran với dân cư là những người máy muốn được tách hẳn ra khỏi 2 phe kia, và thoát khỏi sự thống trị của phe United Earth Federation vốn là chính phủ liên hiệp của loài người. Cuối cùng là phe Aeon Illuminate, những con người muốn làm sống lại “thời đại hoàng kim” của Trái Đất khi không có bóng dáng những sinh vật ngoài hành tinh.
Những mâu thuẫn giữa 3 phe trở nên cao trào khi UEF quyết định dùng “Mặt Trời Đen”, một loại vũ khí khi được kích hoạt sẽ làm nổ tung hành tinh của những phe kia. Tuy nhiên, tất nhiên Crybrans và Aeon Illuminate cũng sẽ có những vũ khí bí mật của riêng mình, và cuộc chiến giữa 3 phe vẫn tiếp tục kéo dài không có hồi kết..
Company of Heroes
Tựa game này cùng hậu bản của nó đều lấy bối cảnh Chiến Tranh Thế Giới Thứ II. Người chơi sẽ có trách nhiệm điều khiển hai quân đoàn Mỹ trong thời điểm quân Đồng minh tấn công để chiếm lại nước Pháp từ tay của Phát Xít. Micro là kỹ năng tối quan trong trong Company of Heroes, một điều làm cho tính chân thực của game bị giảm đi rất nhiều. Làm sao bạn có thể tấn công và chiến thắng trận ở bờ biển Normandy bằng khả năng micro, khi mà trong thực tế, trận chiến này có sự tham gia của tới hơn 150.000 quân? Người chơi có thể chiếm lấy những cứ điểm trên bản đồ campaign, thu thập đạn dược, vũ khí và nhiên liệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến những tòa nhà dân cư thành các nhà lính , và tạo những unit mới từ đó.
Company of Heroes được đánh giá là một trong những tựa game chiến thuật thời gian thực hay nhất mọi thời đại, với một vài bản mở rộng khá thành công và multiplayer cho phép cả mạng LAN và chơi online.
Theo Gamek
Giáp trụ trong game có khả thi ngoài thực tế?
Đa phần người chơi đều muốn nhân vật game khoác lên mình những bộ giáp trông thật hầm hố. Nhưng còn thực chiến thì sao? Liệu chúng có khả thi?
Ở thời đại vũ khí nóng như hiện tại, những bộ giáp kim loại dường như đã bị trôi vào quên lãng từ rất lâu rồi. Thế nhưng, trong thế giới mộng ảo của các video game thì lại không như thế. Những bộ giáp đầy góc cạnh và bóng loáng luôn tạo nên những sự phấn khích nhất định ở game thủ. Nhiệm vụ chủ yếu của một bộ giáp là bảo vệ thân thể khỏi những loại vũ khí như kiếm và cung tên, tránh những cái chết bất đắc kì tử trên chiến trường.
Thế nhưng liệu những bộ giáp gai góc, nặng nề, hay đầy vẻ hoành tráng như trong video games này có thể làm tốt nhiệm vụ này trong những trận chiến thực sự không?
Hầm hố nhưng liệu có hiệu quả?
Để làm rõ vấn đề, chúng ta hãy cùng tìm đến một chuyên gia trong lĩnh vực này: Anh Craig Johnson - làm việc tại xưởng Arm & Armor, ở thành phố Minneapolis, Mĩ. Anh đã có khoảng 30 năm kinh nghiệm trong việc rèn và chế tác những loại vũ khí cùng áo giáp, và cũng đã nghiên cứu khá sâu về những loại áo giáp thời kì trung cổ cùng những biến thể của nó.
Tuy không phải là một game thủ hardcore, nhưng những đánh giá của anh về các bộ giáp trong video games cũng rất thú vị và đáng học hỏi. Sau đây là danh sách những bộ giáp khá nổi bật trong thế giới game cùng những đánh giá của Johnson về chúng
Bộ giáp của Arthas (Lich King) - Warcraft 3
Một bộ giáp khá hầm hố với những chiếc đầu lâu được khắc đầy xung quanh. Bạn thật sự thích sự chết chóc? Cũng đúng thôi, một mình bạn cầm đầu cả một quân đoàn Undead mà. Ngoài ra, bạn cũng chẳng ngại việc phải mặc những tấm kim loại trong tình trạng ngoài trời nhiệt độ dưới 0oC, và chiếc mũ đội đầu của bạn cứ như một cái nĩa khổng lồ sẵn sàng xiên ngọt lịm bất cứ kẻ thù nào.
Bạn có nên mặc nó trong một trận chiến? Không, trừ khi bạn muốn bị bẻ gãy cổ. "Nếu bạn có những chạm khắc cầu kì trên chiếc mũ đội đầu, thì bạn sẽ tạo cho kẻ địch một chỗ vịn tốt để bắt lấy và vặn gãy cổ bạn", Johnson nói. "Nguyên lí đòn bẩy mà. Chỉ cần nắm lấy và vặn nhẹ thôi. Cái đầu của bạn không đủ mạnh để có thể ngăn chặn điều đó". Những chiếc đầu lâu được khắc khắp mọi nơi có vẻ hơi thừa, nhưng Johnson cũng chỉ ra rằng chúng khá giống cấu trúc của những miếng giáp bảo vệ 2 bên nách của các bộ giáp thời Trung cổ. À, ngoài ra việc đứng lên ngồi xuống trên Frozen Throne cũng là một vấn đề đối với Arthas. "Với cái đầu lâu nằm quá cao trên bụng như thế,.. anh chàng này đằng nào cũng sẽ tự.. chọc vào bụng mình thôi."
Bộ giáp của Shahdee - Prince of Persia: Warrior Within
Bạn có một cặp mông rất đẹp, và bạn sẽ khoe nó với bất kì ai một cách đầy tự hào. Bạn là một sát thủ cực kì nguy hiểm, nhưng lại bị giao một cái công việc ngớ ngẩn: ngăn chặn một gã hoàng tử ngu ngốc, khốn nạn nào đó đến được hòn đảo Island of Time. Dù công việc có nguy hiểm, thời tiết có khắc nghiệt đến mức nào đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ nhất quyết không chịu mặc một bộ đồ nào nhiều vải hơn.
Bạn có nên mặc nó trong một trận chiến? Không, trừ khi bạn chỉ muốn đứng yên như một con ma-nơ-canh trong suốt trận chiến. "Thân trên của bạn sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc xoay trở, tùy thuộc vào cái cách mà những sợi dây móc đó kết nối với phần trên bộ giáp", Johnson đánh giá. Và, nếu bạn còn nghi ngờ điều này, thì thực ra cũng còn một điều: "Nếu phần bẹn phía dưới là kim loại cứng, thì có lẽ hơi.. bất tiện". Không phải hoàn toàn là về mặt kĩ thuật, mà là vì một số nguyên nhân khác..
Bộ giáp của Cornell trong Castlevania Judgment
Bạn là một trong những nhân vật chính bị đánh giá thấp nhất trong cả series Castlevania. Bạn là một người sói với một sự tinh tế đáng kinh ngạc, bạn chỉ chọn những bộ giáp hoa mĩ, tráng lệ nhất để bảo vệ thân thể. Mặc dù khi chiến đấu, bạn xé kẻ thù ra từng mảnh, nhưng bạn vẫn đủ "dịu dàng" để mặc một chiếc váy. Ngoài ra, cũng như những người sói khác trong chuyện cổ tích Nhật Bản, bạn còn là một bậc thầy võ thuật.
Bạn có nên mặc nó trong một trận chiến? Chỉ khi bạn là một tên người sói thực thụ. "Nếu cố gắng nhồi nhét cơ thể người vào đó, bạn sẽ gặp một số vấn đề nghiêm trọng đấy," Johnson nói. "Hãy nhìn 2 miếng che tai 2 bên tai xem, chúng sẽ hướng đầu của bạn thấp xuống ngực hơn một con người bình thường". Dù cho bạn có cố chui vào bộ giáp này được đi chăng nữa, thì bạn sẽ chiến đấu chẳng khác nào một tên hề luôn tự làm mình bị thương.
"Với những miếng che tay đính đầy gai như vậy, thế nào bạn cũng sẽ tự đâm phải mình thôi", Johnson nhận xét, "Đó là còn chưa nói, đố bạn có thể để tay ép sát hai bên hông được." Ngoài ra, bạn còn phải tính đến cả bộ móng nữa. Theo Johnson quan sát thì ngón tay của bạn chẳng thể nào nhấc lên nổi chứ đừng nói cử động linh hoạt với những lưỡi dao kim loại to đùng như vậy.
Bộ giáp của War - Darksiders
Mỗi khi bạn xuất hiện, đối với kẻ địch đó sẽ là ngày Tận thế. Bạn cần một bộ giáp phù hợp với thân hình quá khổ của bạn, dù cho có thể nó sẽ làm cho đầu của bạn trông thật tí hon.
Bạn có nên mặc nó trong một trận chiến? Johnson cho biết: "Tùy thuộc vào thân hinh của người mặc. Nếu bạn giống như Ben - hay The Thing trong nhóm Bộ tứ Siêu đẳng, thì cũng có thể thử xem sao." Dù là như vậy, nếu không có một sức mạnh như của Hercules hay Siêu nhân thì có lẽ bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn đấy.
"Ngoài vấn đề kích thước, thì với độ dày như trên hình, thì những tấm giáp có thể nặng tới 100kg hoặc hơn." Johnson nói. "Tấm khiên vai đó - nếu là đồng đúc đặc, thì có thể nặng thêm khoảng 70kg nữa." Cho dù bạn là một tín đồ trung thành của phòng gym, hay thậm chí là một vận động viên cử tạ, thì bạn cũng chẳng thể nào mang gần 200kg trên người và huơ một cây kiếm cũng không kém phần hoành tráng trong cùng một lúc được.
Bộ Daedric Armor - Skyrim
Khả năng chịu đòn là ưu tiên đầu tiên của bạn, và bộ giáp với chỉ số armor rating cao nhất trong game tất nhiên cũng sẽ là lựa chọn hàng đầu. Bạn chẳng thèm quan tâm đến việc đó cũng là bộ giáp nặng nhất trong Skyrim. Thực tế thì bộ giáp này khiến bạn di chuyển cứ như một con rùa ngái ngủ đang lội trong bùn vậy.
Bạn có nên mặc nó trong một trận chiến? "Phần váy che thì trông ổn, cũng khá hữu ích" Johnson nhận xét. "Thế nhưng những phần gai ngược trên bộ giáp sẽ khiến bạn phải khổ sở. Đôi vai và mũ đội đầu của bạn thế nào cũng ngoắc vào nhau trong chiến đấu". Ngoài ra, dãy gai phần trên cùi chỏ cũng là một ý tưởng khá tồi.
Bộ giáp của Dragoon - Final Fantasy IV
Bạn là một trong những chiến binh "ngầu" nhất trong series Final Fantasy. Bạn lựa chọn sử dụng giáo và đinh ba, và chiêu thức ưa thích của bạn là một cú đâm móc cực mạnh từ dưới lên sau một bước nhảy dài. Thực tế thì, bạn sẽ phải nhảy hơi nhiều đấy.
Bạn có nên mặc nó trong một trận chiến? Có - thật bất ngờ, bộ giáp biểu tượng của Dragoon này lại có tính hữu dụng cao hơn hầu hết những bộ giáp của các game khác. "Phần đầu rồng trên mũ chỉ là một biểu tượng," Johnson nói. "Tôi cũng chẳng ác cảm gì, nếu như phần mũi của con rồng không kéo quá dài xuống phía dưới. Bạn sẽ bị mất một khoảng lớn tầm nhìn vì nó." Ngoài ra, phần che tay đầy gai cũng hơi quá phô trương. "Đảm bảo nó lúc nào nó cũng sẽ vướng tùm lum," Johnson cười. Phần gai ở dưới miếng che chân cũng khá là khó hiểu, vì bạn sẽ luôn bị những cái gai này chọc vào mông mỗi khi về tư thế ngồi xổm.
Theo Gamek
5 ác nhân đáng nhớ xuất thân từ anh hùng game Trong thế giới game, có không ít trường hợp mà nhân vật phản diện chính lại đã từng là những bậc anh hùng thánh thiện nhưng số phận éo le đã buộc họ phải đi theo con đường tà đạo. Những nhân vật như vậy đôi khi lại khiến người chơi cảm thấy ấn tượng hơn là những kẻ luôn "bồ bồ dao...