20 trường hợp tử vong vì ngộ độc thực phẩm trong 9 tháng
Trong 9 tháng đầu năm 2015, cả nước đã xảy ra 129 vụ với 196 người mắc và 20 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Thông tin tại Hội nghị gặp gỡ báo chí phổ biến tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, TS Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm ( Cục ATTP, Bộ Y tế) cho biết, trong 9 tháng đầu năm, toàn tuốc có 129 vụ ngộ độc thực phẩm, với 196 người người mắc và 20 người tử vong, trong đó có 28 vụ ngộ độc tập thể.
“Nếu so sánh với với cùng kỳ năm trước, các số liệu về vụ việc và số lượng người mắc cũng như tử vong do ngộ độc an toàn thực phẩm đều giảm. Nhưng những con số này vấn rất đáng báo động đối người dân”, TS Hùng cho biết.
Ngoài ra, TS Hùng nói thêm, vấn đề ngộ độc thực phẩm tại gia đình hiện nay vẫn duy trì với hơn 50% số người mắc, nguyên nhân là do việc sử dụng thức ăn trong bếp ăn gia đình không đảm bảo, ví dụ như việc sử dụng cóc, cá nóc, ve sầu…
Gần 200 công nhân Công ty TNHH dệt Shin Dong, TP.HCM phải nhập viện vì nôn ói, ngất xỉu hồi đầu tháng 7
Không những thế, việc nhiều cơ sở sản xuất, khu chế xuất giao trắng việc sản xuất, chế biến món ăn cho các cơ sở chuyên về suất ăn sẵn cũng là nguyên nhân. Bởi khi giao cho các cơ sở sản xuất suất ăn sẵn thì việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không được kiểm soát chặt chẽ…
Cũng tại Hội nghị này, ông Trần Văn Châu – Trường phòng Thanh tra (Cục ATTP) thông tin, từ đầu năm phòng thanh tra đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về ATTP trên cả nước.
Theo đó, từ đầu năm đến này, Cục đã xử lý 172 cơ sở vi phạm với hơn 3 tỷ đồng. Trong đó, vi phạm quảng cáo chiếm hơn 80 % với hơn 2,4 tỷ đồng. Trước những vi phạm trên, Cục đã thu hồi 11 giấy xác nhận, 5 giấy quảng cáo, thu hồi, tiêu hủy nhiều loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Để hạn chế những vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tới, ông Châu cho biết, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực của cả hệ thống từ Trung ương đến các quận huyện, xã phường.
“Lần đầu tiên, chúng tôi thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành đến tận địa phương (xã phường), để đảm bảo công tác ATTP ngay tại cơ sở”, ông Châu nói.
Phát biểu tổng kết Hội nghị, TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, từ những con số về ngộ độc và xử phạt liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong 9 tháng vừa qua, có thể nhận thấy đây là vấn đề nhức nhối. Bởi vậy, trong thời gian tới, Cục ATTP sẽ ban hành những văn bản, tiêu chuyển đối với các vấn đề về ATTP.
“Quảng cáo là vấn đề rất nhức nhối, như việc in quảng cáo, phát tờ rơi hoặc quảng cáo trên internet, thậm chí cả trên facebook. Đây là vấn đề rất đau đầu, chúng tôi đã báo cáo với Bộ Y tế, Vụ Thông tin Truyền thông để có văn bản kịp thời xử lý những trường hợp như vậy”, TS Phong cho hay.
“Đã có rất nhiều người thông tin đến tôi về việc có một số đối tượng quảng cáo, bán thực phẩm là hàng xách tay, đặc biệt là thực phẩm chức năng. Tôi phải khẳng định lại một lần nữa, đối với các sản phẩm là hàng xách tay, bán ra thị trường dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật bởi hàng xách tay chỉ được sử dụng với mục đích phục vụ cá nhân”, ông Phong nhấn mạnh.
Theo_Eva
Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng cao
Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc 9 tháng qua là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng qua, kim ngạch ước đạt 124,5 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,3 tỷ USD, tăng 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73,3 tỷ USD, tăng 20,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, nhập khẩu đạt 130,4 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 14,1% của 9 tháng năm 2014.
Riêng nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014.(Ảnh minh họa: KT)
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp và sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện tử máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; vải; sắt thép; ô tô; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép; sản phẩm chất dẻo; bông; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Còn một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Chất dẻo, xăng dầu, hóa chất, gỗ và sản phẩm gỗ, sợi dệt.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 91,1% tổng kim ngạch. Nhập khẩu nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 8,9% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 9 tháng qua, với kim ngạch ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau là các thị trường như: Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.
Xuất khẩu ngày càng phụ thuộc lớn vào gia công, lắp ráp
Ở chiều xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước tính chung 9 tháng ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, xuất khẩu đạt 125,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 35,5 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng kim ngạch và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,2 tỷ USD, chiếm 70,6% và tăng 15,8%. Nếu trừ dầu thô thì khu vực này đạt 82,1 tỷ USD, chiếm 68,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 21,1%.
Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử máy tính và linh kiện; giày dép; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; túi xách, va li, mũ, ô dù; hạt điều.
Một số mặt hàng giảm cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu: Than đá, cà phê, gạo, sắt thép, chè. Riêng xuất khẩu dầu thô tuy tăng 4,7% về lượng nhưng lại giảm tới 47% kim ngạch (tương đương 2,7 tỷ USD).
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo ước tính chiếm 45,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 39,6%. Đáng chú ý là xuất khẩu của 2 nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản đều giảm.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu với kim ngạch đạt 24,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp đến là EU, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tổng cục Thống kê đánh giá: "Xuất khẩu 9 tháng năm 2015 tiếp tục thể hiện sự phụ thuộc ngày càng lớn vào hoạt động gia công, lắp ráp. Nếu không tính 5 nhóm hàng chủ yếu (hàng dệt may, da giày, túi xách, balo, điện tử, điện thoại và linh kiện) thì giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước".
Như vậy, tính chung 9 tháng, nhập siêu ở mức 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu cao ở mức 15,8 tỷ USD (cùng kỳ năm 2014 là 4,1 tỷ USD); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục xuất siêu 11,9 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 3,7 tỷ USD).
Riêng nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc và Việt Nam chưa thể hiện rõ trong kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu 9 tháng qua, nhưng trong quý IV có thể sẽ bị ảnh hưởng và nhập siêu từ Trung Quốc có khả năng tiếp tục tăng cao./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không? Theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Vậy miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không? Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định được quy định trong luật hình sự Việt Nam. Xác định đúng đắn nội dung, điều kiện và thủ tục miễn...