20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) vừa công bố, trong năm 2018 có 20 triệu trẻ em trên thế giới, hoặc trong 10 trẻ thì có hơn 1 trẻ, chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bạch hầu, uốn ván.
20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván
Trong đó, có tới 60% số trẻ em chưa được tiêm vắc xin thuộc 10 quốc gia, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có 3 quốc gia: Indonesia (1 triệu); Philippines (750.000) và Việt Nam (390.000).
Trên thế giới, từ năm 2010, tỷ lệ tiêm phòng ba liều vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP3) và một liều vắc xin sởi đã chững lại ở mức 86%. Tỷ lệ này tuy là cao nhưng vẫn chưa đủ. Cần phải đạt được độ bao phủ tiêm chủng 95% trên thế giới, ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng, mới có thể chống lại được sự bùng phát của những bệnh có thể phòng tránh được nhờ vắc- xin.
“Vắc-xin là một trong bốn công cụ quan trọng nhất để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và bảo vệ thế giới an toàn ,” Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết. “Mặc dù hiện nay phần lớn trẻ em đã được tiêm chủng, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em khác bị bỏ lại phía sau. Thực tế này không thể chấp nhận được, vì những trẻ em có nguy cơ cao nhất như trẻ em nghèo nhất, thiệt thòi nhất, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc trẻ di cư, chinh là những trẻ em liên tục bị bỏ sót không được tiêm chủng.
Phần lớn những trẻ em chưa được tiêm chủng sống ở các quốc gia nghèo nhất, và rải rác ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột. Nếu những trẻ em này bị ốm, các em sẽ có nguy cơ chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất về sức khỏe, và ít có khả năng được điều trị và chăm sóc nhất.
Đặc biệt, vẫn còn có sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận với vắc-xin ở các quốc gia, cho dù là ở quốc gia thu nhập cao hay thu nhập thấp. Điều này đã dẫn đến việc dịch sởi bùng phát mạnh ở nhiều nơi trên thế giới – cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Năm 2018, trên thế giới có gần 350.000 ca nhiễm sởi, gần gấp đôi so với năm 2017.
“Sởi là một chỉ số thực cho thấy những khu vực nào chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để chống lại những bênh có thể phòng tránh được,” Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết.
Theo bà Henrietta Fore, vì sởi là một bệnh lây nhiễm cao, dịch sởi bùng phát tấn công những cộng đồng chưa được tiêm chủng đầy đủ do không tiếp cận được, chi phí cao hoặc, ở một số nơi, do thái độ thờ ơ thấy không cần thiết của người dân. Chúng ta cần phải cố gắng hết sức để tiêm chủng được cho mọi trẻ em.
Ukraine dẫn đầu danh sách các quốc gia có số ca nhiễm sởi cao nhất năm 2018. Hiện nay, mặc dù Ukraine đã tiêm chủng được cho hơn 90% trẻ sơ sinh, độ bao phủ tiêm chủng đã từng ở mức thấp trong một vài năm, khiến cho một số lượng lớn trẻ em lớn và người lớn có nguy cơ.”
Một số quốc gia khác có tỷ lệ ca nhiễm cao và độ bao phủ tiêm chủng cao vẫn có những nhóm người dân chưa được tiêm vắc-xin sởi. Điều này cho thấy độ bao phủ tiêm chủng vẫn thấp và một số cộng đồng người dân không được tiêm chủng có thể khiến dịch bệnh gây tử vong bùng phát.
Theo infonet
Dịch bệnh sởi có xu hướng giảm mạnh
Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã có thêm 61 trường hợp mắc sởi, 77 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 trường hợp mắc tay chân miệng và 1 trường hợp mắc ho gà trong tuần từ ngày 27/5 đến 2/6.
Ảnh minh họa
So với tuần trước đó, số ca mắc mới các dịch bệnh đều giảm từ 4 đến 9 trường hợp/tuần. Đặc biệt, dịch bệnh sởi tiếp tục giảm mạnh.
Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, các quận, huyện, thị xã cần chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và muỗi truyền bệnh.
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, thành phố đã ghi nhận 1.405 trường hợp mắc sởi, 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 275 trường hợp mắc tay chân miệng và 71 trường hợp mắc ho gà.
Theo vnews
Đức có thể phạt phụ huynh không đưa con đi tiêm chủng Bộ trưởng Y tế Đức đề xuất phạt tiền hàng chục triệu đồng với những phụ huynh không đưa con đi tiêm vắc-xin. Ảnh minh họa Trả lời phỏng vấn tuần báo Đức Bild am Sonntag hôm 5/5, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn đề xuất mức phạt tối đa là 2.500 euro (khoảng 66 triệu đồng), ABC News đưa tin. Ông Spahn...