20 nhà nghỉ, khách sạn mọc trái phép trong vùng lõi di sản Tràng An, Ninh Bình
20 cơ sở kinh doanh lưu trú xây dựng trong vùng lõi di sản Tràng An, trái với quy định của Thủ tướng song nhà chức trách địa phương chưa xử lý.
Ngày 9/1, trang thông tin điện tử của Sở Du lịch Ninh Bình ra thông báo về thông tin các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trái phép trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.
Thông báo nêu, hiện nay trong vùng lõi của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có một số cơ sở tự ý xây dựng và kinh doanh lưu trú du lịch trái phép. Việc này đã vi phạm Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An.
Thông báo của Sở Du lịch Ninh Bình. (Ảnh chụp màn hình)
Để đảm bảo an toàn và quyền lợi của khách du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình thông báo và đề nghị khách du lịch không sử dụng dịch vụ lưu trú tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trái phép.
Kèm theo thông báo là danh sách và hình ảnh 20 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trái phép, như Tam Coc Rice Fields (cơ sở 2) có địa chỉ tại thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư; Tam Coc Bungalow, địa chỉ đội 4, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư; Tam Coc horizon bungalow (Đức Tuấn 3), địa chỉ Hang Ngồi, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư…
Trả lời PV tối 12/1, ông Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, xác nhận thông tin trên là chính xác.
Theo ông Đông, trong Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung vùng lõi di sản Tràng An đã cấm kinh doanh lưu trú trong vùng lõi.
Nhà nghỉ mọc trái phép trong vùng lõi di sản Tràng An. (Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)
“Họ tự phép xây dựng, không ai cấp phép, kể cả an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm… Trách nhiệm quản lý xây dựng thuộc về cấp huyện”, ông nói.
Cũng theo vị Giám đốc, cơ quan này cũng kiến nghị UBND huyện xử lý nhưng phía huyện không xử lý triệt để. Vì thế, Sở Du lịch theo trách nhiệm của mình đã thông báo như trên để cảnh báo du khách.
Video đang HOT
Nguồn: Zing News
Ngổn ngang tuyến đường "huyết mạch" 1.700 tỷ đồng ở Ninh Bình
Được đầu tư xây dựng hơn 1.700 tỷ đồng, quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Ninh Bình vừa đưa vào sử dụng đã bắt đầu xuống cấp. Trên toàn chiều dài hơn 17km đường tiền tỷ, cỏ dại mọc cao hơn người, lề đường ngổn ngang đất đá, cây xanh mới trồng đã chết khô...
Dự án xây dựng và nâng cấp tuyến đường tránh ĐT 477 Ninh Bình (từ ngã 3 Ninh Giang đến đường vào nhà máy xi măng Duyên Hà) có tổng chiều dài hơn 17,4km với tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Tuyến đường "huyết mạch" này đi qua các huyện Hoa Lư, Yên Mô, thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, dự án này sau đó được Bộ GTVT cho phép chuyển thành dự án cải tạo, nâng cấp QL1A để các phương tiện cơ giới tránh đường QL1A qua trung tâm TP Ninh Bình.
Được đầu tư với số vốn hơn 1.700 tỷ đồng nhưng đến nay tuyến đường QL1A đoạn tránh thành phố Ninh Bình vẫn đang còn ngổn ngang dang dở sau khi đưa vào sử dụng.
Sau nhiều năm thi công (từ năm 2009) với nhiều trở ngại, thiếu vốn đầu tư... dự án này mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đường có quy mô xây dựng mới 17,4km đạt tiêu chuẩn đường phố chính cấp II với vận tốc thiết kế 70 km/h, trọng tải trục tính toán 12T với mặt đường, HL 93 với cầu và đạt trọng lực 300 kg/m2 với phần bộ hành. Chiều rộng mặt đường đoạn từ km 0 - km 12 128: 37m. Đoạn từ Km 12 128 mặt nền 31m. Đoạn từ Km 16 742 đến Km 17 040: giữ nguyên mặt cắt ngang đường hiện tại (Bn= 18 m, Bm= 14,5 m).
Khi đưa vào sử dụng, QL 1A đoạn tránh thành phố Ninh Bình được xem là con đường đẹp bậc nhất ở Ninh Bình, bởi đường hai chiều trải dài với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ chạy qua các huyện, thành phố ở Ninh Bình khá đẹp, khi một bên là sườn núi nhấp nhô chạy dài của Quần thể danh thắng Tràng An, một bên là nhiều dãy nhà nối tiếp nhau chạy dọc theo tuyến đường. Tuyến đường giúp thành phố Ninh Bình hạn chế phương tiện xe cơ giới đi qua trung tâm....
Mới đưa vào sử dụng đường nghìn tỷ đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp.
Tuy nhiên, mới đưa vào sử dụng được ít năm qua, tuyến đường hơn 1.700 tỷ này hiện vẫn đang còn nhiều ngổn ngang, lởm chởm, nham nhở, có dấu hiệu của sự xuống cấp. Toàn tuyến đường được đầu tư với số tiền lớn nhưng hiện nhiều hạng mục vẫn chưa hoàn thành. Nhiều cây xanh vừa mới được trồng đã chết khô, dọc hai bên đường cỏ dại mọc um tùm che khuất tầm nhìn của lái xe, che chắn biển báo giao thông, có nơi cỏ mọc xuống cả lòng đường...
Do không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên nhiều đoạn đường đất đá vương vãi khắp nơi rất nguy hiểm cho người và các phương tiện khi tham gia giao thông qua đây. Nhiều nơi trên toàn tuyến đường, người dân địa phương đã tự ý phá dỡ giải phân cách cứng giữa đường làm đường ngang dân sinh. Nhiều lần cơ quan chức năng Ninh Bình đã vào cuộc dẹp bỏ, tuy nhiên đến nay tình trạng này vẫn đang còn tái diễn.
Cỏ dại mọc cao hơn người, che lấp các biển báo giao thông trên đường QL1A đoạn tránh thành phố Ninh Bình.
Một người dân địa phương thường xuyên đi trên con đường này cho biết, đường được đầu tư cả nghìn tỷ đồng nhưng thực tế thì không xứng tầm với số tiền bỏ ra. "Không biết con đường này giờ đơn vị nào quản lý nhưng người dân chúng tôi thấy kiểu như "cha chung không ai khóc", hai bên đường và giải phân cách giữa cỏ mọc um tùm như bị bỏ hoang lâu ngày, nhiều chỗ bị xuống cấp nhưng không được duy tuy bảo dưỡng. Thật xót xa cho số tiền ngân sách lớn bỏ ra làm con đường nhưng không xứng "đồng tiền bát gạo" này".
Dưới đây là những hình ảnh "nham nhở" trên tuyến đường hơn 1.700 tỷ đồng ở Ninh Bình do PV Dân trí ghi lại.
Cây xanh mới trồng trên đường nghìn tỷ đã bị chết khô.
Giải phân cách giữa đường chưa được đổ đất trồng cây xanh sau khi đường được đưa vào sử dụng nhiều năm.
Đất đá vương vãi khắp nơi trên mặt đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Vỉa hè bùng binh lớn nhất trên tuyến đường nghìn tỷ vẫn chưa được thi công xong, các con lươn nằm ngổn ngang rất phản cảm.
Lề đường ngổn ngang đất đá.
Nhiều biển báo giao thông đã bị hư hỏng nhưng không được duy tuy bảo dưỡng.
Dải phân cách cứng giữa đường bị vỡ rơi xuống lòng đường làm "bẫy" người tham gia giao thông.
Lan can bên đường đoạn bên cầu Bến Đang bị người dân tháo dỡ.
Người dân tự ý phá vỡ dải phân cách cứng giữa đường làm đường dân sinh qua lại gây mất an toàn giao thông.
Dọc theo tuyến đường hơn 17km xuất hiện rất nhiều điểm dải phân cách bị phá bỏ để làm đường ngang.
Tuyến đường hơn 1.700 tỷ được đầu tư xây dựng bằng vốn Ngân sách nhưng theo người dân không xứng với số tiền bỏ ra, giờ đường bị bỏ không để cỏ dại mọc, xuống cấp kiểu "cha chung không ai khóc".
Thái Bá
Theo Dantri
Tổng thư ký Quốc hội: Dự án nạo vét sông "đội vốn" 36 lần là có cơ sở Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng dự án nạo vét sông Sào Khê (Ninh Bình) đội vốn lên 36 lần gây xôn xao dư luận thời gian qua là có cơ sở và do Thủ tướng khi đó quyết định. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ...