20 ngôi sao công nghệ trẻ tuổi
Dù còn rất trẻ nhưng họ đã tạo dựng được tên tuổi riêng cho mình trong làng công nghệ ở thành phố sôi động và hiện đại nhất Hoa Kỳ, New York.
Jared Hecht – 24 tuổi
Hecht và nhà đồng sáng lập Steve Martocci đã tạo ra ứng dụng nhắn tin nhóm GroupMe. Chỉ sau 370 ngày hoạt động, Hecht và Steve Martocci bán GroupMe cho Skype với giá khoảng 80 triệu USD.
Gauri Manglik – 22 tuổi
Manglik là người đồng sáng lập công ty SpotOn – một công ty giúp mọi người tìm những địa điểm thú vị. Cô cũng đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi Disrupt của TechCrunch.
Cô tốt nghiệp Đại học New York, đã từng làm giáo viên ở Princeton Review và nhà phân tích ở BlackRock.
Alex Taub – 24 tuổi
Taub đã tham gia vào các hoạt động công nghệ từ hồi 19 tuổi khi anh còn học tại Đại học Yeshiva. Hiện nay anh là cố vấn cho Dreamlt Accelerator và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ công ty chỉnh sửa ảnh – Aviary. Anh là thành viên trong hội đồng New York Venture Community và tổ chức Digital Learning Series cùng với công ty Startl, đồng thời là thành viên của Next New York.
Chris Paik – 24 tuổi
Paik gia nhập công ty Thrive Capital của Josh Kushner năm ngoái. Anh có vai trò rất lớn trong các vụ đầu tư của Thrive Capital, từ Zaarly đến GroupMe. Paik và Kushner là bạn học ở Harvard và Paik trước đây từng làm việc cho Pixar.
Will Peng – 22 tuổi
Will hiện đang làm việc ở vị trí Đầu tư mạo hiểm cho Raptor Venture. Trước đây anh từng là nhà sản xuất cho công ty dịch vụ chia sẻ dữ liệu Drop.io và công ty giống Twitter: Hot Potato. Cả 2 công ty này đều được Facebook mua lại. Anh cũng đã từng làm việc ở vị trí nhà phân tích cho RRE Venture.
Lauren Leto – 24 tuổi
Video đang HOT
Lauren thành lập Texts từ Last Night và hiện cô đang điều hành Bnter – một giải pháp để “xây dựng và chia sẻ các cuộc thảo luận”. Lauren cũng viết cuốn sách “Judging a Book by its Lover” dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2012.
Dan Leahy
Ben McKean và Dan Leahy – 2 nhà sáng lập của Savored.
Dan Leahy và Ben McKean tốt nghiệp Georgetown. Mùa hè năm ngoái, cả 2 người bỏ công việc ở Wall Street và thành lập nên Savored. Trang web về các đợt giảm giá ở nhà hàng này hiện đang hợp tác với Open Tablet và Zagat. Nhà sáng lập Mike Larerow của Buddy Media cũng là 1 cổ đông của công ty.
Josh Weinstein – 24 tuổi
Josh Weinstein là người đồng sáng lập GoodCrush và RandomDorm – sau này phát triển thành mạng xã hội dành riêng cho sinh viên CollegeOnly. ColleOnly sau đó trở thành YouAre.TV và được hỗ trợ bởi FirstMark Capital, SoftBank, Peter Thiel, High Line Venture Partners, David Kidder và David Tisch.
Alexis Trion – 25 tuổi
Trước đây Tryon là quản lý ở American Express. Sau đó cô và bạn trai Scott sáng lập nên Artsicle – 1 công ty dịch vụ nghệ thuật và chuyển vào DogPatch Labs. Có lẽ chúng ta sẽ sớm thấy tên 2 người này trong danh sách những cặp đôi quyền lực nhất.
Jason Baptiste 25 tuổi và Andres Baretto 24 tuổi
Baptiste và Baretto sáng lập ra công ty OnSwipe – 1 ứng dụng dành cho các nhà xuất bản muốn blog của họ hiển thị tốt trên các thiết bị di động. OnSwipe nhận được hơn 6 triệu tiền đầu tư và đạt giải công ty ấn tượng nhất ở Techstars NYC.
Matt Brimer và Brad Hargreaves – 25 tuổi
Brimer và Hargreaves đã từng cùng nhau sáng lập nhiều công ty từ khi còn học tại Yale. Công ty đầu tiên của họ là GoCrossCampus. Mặc dù có rất nhiều người sử dụng và nhà tài trợ nhưng họ vẫn thất bại. Giờ đây Brimer và Hargreaves đã xây dựng 1 ngôi trường kinh doanh ở thành phố New York và công ty General Assembly của họ là nơi khởi đầu cho hàng loạt các công ty mới.
Christina Cacioppo – 25 tuổi
Việc thân thiết với Fred Wilson ở tuổi 25 đã là rất ấn tượng. Cacioppo hiện đang làm nhà phân tích cho công ty Union Square Ventures của Wilson. Cacioppo tốt nghiệp Đại học Stanford và đã từng là nhân viên của Google.
Joseph Cohen 20 tuổi, Dan Getelman 21 tuổi và Jim Grandpe 22 tuổi
Cohen, Getelman và Grandpe sáng lập ra Coursekit – một công cụ giáo dục xã hội cạnh tranh với Blackboard. Họ đã thu hút được 1 triệu USD cho công ty mới thành lập của mình, sau đó bỏ học tại Đại học Pennsylvania và được nhận vào Techstars NYC.
Jonathan Hefter – 25 tuổi
Công ty Neverware của Hefter khiến các máy tính cũ chạy như mới nhờ vào các ứng dụng trực tuyến mới nhất. Đó là 1 giải pháp tuyệt vời cho các trường học không có đủ khả năng nâng cấp máy tính và cập nhập phần mềm.
Andrew Ferenci – 24 tuổi
Nhà kinh doanh này gần đây đã bán công ty thương mại xã hội Spinback của anh cho Buddy Media. Anh đã bán công ty đầu tay của mình – College Shack cho Carolina Beach Apparel vào năm 2010.
Carter Cleveland
Ngay khi vừa tốt nghiệp Princeton, Cleveland làm việc với Art.sy – một công cụ khám phá nghệ thuật. Anh nhận được 1,25 triệu USD đầu tư từ Eric Schmidt và Jack Dorsey. Anh cũng đạt giải Rookie Award của TechCrunch Disrupt năm 2010.
Alex Godin – 17 tuổi
Godin là con trai của nhà marketing Seth Godin và là thành viên trẻ thứ 2 từ trước đến nay trong lịch sử Techstars. Công ty Dispatch của cậu đang là ứng cử viên sáng giá nhất cho giải Công ty đột phá của năm. Cậu tự học lập trình trong 7 ngày và đã thắng 1 cuộc thi hack.
Dan Herman – 20 tuổi
Dan Herman được nhận vào chương trình Techstars New York vì chương trình chat dành cho doanh nhân ChatID của mình.
Adam Liebman – 25 tuổi
Adam Liebman là Phó chủ tịch Kinh doanh của SinglePlatform – một công cụ quản lý trang web cho các nhà hàng. Anh tốt nghiệp Mizzou và trước đây từng làm việc tại Yext.
David Karp – 25 tuổi
Karp sáng lập nên blog mạng xã hội đang cực kỳ phổ biến – Tumbr. Giá trị của Tumblr hiện nay lên tới 800 triệu USD.
Theo Bưu Điện VN
Showbiz Việt: Cũ người mới ta hay chỉ là a dua?
Nền giải trí nước nhà còn nhiều điều phải học tập các nước bạn tiên tiến nhưng tiếp thu thế nào và thay đổi ra sao, đó lại là một câu chuyện dài...
Từ những cuộc thi sắc đẹp quốc tế làm "quá tay"
Đầu tiên là những cuộc thi hoa hậu. Trong năm nay, chúng ta có tới 3 cuộc thi hoa hậu liền sát nhau. Hoa hậu Việt Nam rồi tới Hoa hậu Thế giới Người Việt và hiện tại đang diễn ra cuộc thi Hoa Hậu Trái Đất với quy mô vô cùng hoành tráng. Kéo theo đó không ít giấy mực của báo chí đưa tin, phỏng vấn và cả "săm soi".
Phần lớn các bài viết về cuộc thi Hoa hậu Trái Đất đều chỉ xoay quanh người đẹp chủ nhà Diễm Hương, có rất ít các bài báo đề cập tới những người đẹp "khách" khác. Rõ ràng chúng ta quá ưu ái người nhà dù Miss Earth là cuộc thi mang tầm vóc quốc tế và lớn thứ ba thế giới. Nhưng sau những lùm xùm, những bức ảnh không có gì đột phá dường như chẳng ai nhận ra việc chúng ta hơi quá hào hứng với hai chữ Hoa hậu.
Dù Miss Earth có tới hơn 100 người đẹp tham dự nhưng Diễm Hương vẫn là người đẹp được quan tâm nhất. Ảnh: Vnexpress
Trong những năm gần đây, sân khấu của các cuộc thi người đẹp dịch chuyển dần sang châu Á. Rất nhiều cuộc thi lớn nhỏ được tổ chức tại Trung Quốc mà không phải bất kì quốc gia phương Tây nào khác. Vì Trung Quốc hay Việt Nam đóng một vị trí quan trọng trên bản đồ sắc đẹp? Nhưng chẳng phải khi truyền hình trực tiếp tại Việt Nam hay Trung Quốc tới các quốc gia khác đều vào buổi sáng? Và buổi sáng thì có mấy ai xem truyền hình.
Điều này đủ thấy sức hút của các sân khấu người đẹp bị mất dần tầm ảnh hưởng và thực sự không đáng để tốn quá nhiều giấy mực. Còn người đẹp Diễm Hương sau quá nhiều lùm xùm về tri thức của cô ấy và gương mặt chẳng mấy cá tính mà các bài báo cứ "soi" mãi cũng thành nhàm, thì giờ còn bị mang tiếng là không hiếu khách với các người đẹp khác. Thiết nghĩ chỉ nên dừng lại ở việc đưa các dòng tin vắn cập nhật về hoạt động của cuộc thi nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người cũng như các người đẹp tới đại đa số dân chúng, như vậy đã là đủ rồi.
Đến việc tham gia vào giải thưởng âm nhạc nước ngoài gây tranh cãi
Thứ hai là việc xuất hiện của các sao Việt trong giải thưởng âm nhạc MAMA của Hàn Quốc. MAMA là giải thưởng âm nhạc uy tín của Hàn Quốc nhằm tôn vinh những cống hiến của các ca sỹ, ngôi sao trong ngành công nghiệp âm nhạc nói chung.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, giải thưởng này bị các sao trong nước tẩy chay do chính tham vọng vươn ra ngoài châu Á của mình. Nhưng cũng cần biết người Hàn Quốc rất sùng bái những gì mang tính dân tộc, đó là lí do tại sao các sao nước ngoài rất khó chen chân vào thị trường âm nhạc lớn thứ hai châu Á này. Vậy việc bốn ngôi sao lớn của âm nhạc Việt Nam xuất hiện trên màn hình của MAMA thì có "tội tình" chi?
Các sao Việt xuất hiện trên màn hình của giải thưởng âm nhạc MAMA
Quả thực, việc bốn ngôi sao Lam Trường, Phương Thanh, Hồ Ngọc Hà và Hồng Nhung xuất hiện vài ba giây giới thiệu về bản thân và nói "các bạn đang theo dõi" giải thưởng âm nhạc MAMA chẳng có gì đáng bàn lắm ngoại trừ việc báo chí đưa tin hơi quá. Vô hình chung, nắm được tư tưởng "hiếm sao xuất hiện trên kênh truyền hình quốc tế" của người dân nên chúng ta đã PR miễn phí cho giải thưởng này. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh tên tuổi của giải thưởng trên khắp lãnh thổ châu Á.
Nhưng không rõ mọi người có hỏi tại sao người ta lại chỉ mời sao nước ta ngồi giới thiệu mà không mời biểu diễn hay không? Phải chăng vì nền giải trí nước nhà có vị trí quá khiêm tốn trên bản đồ thế giới và là trung tâm của những bản nhạc nghe na ná giống với của nhà hàng xóm?
Không chỉ vậy, khán giả ngày càng thờ ơ với nhạc Việt thừa scandal thiếu trầm trọng chất lượng tác phẩm. Ầm ỹ gần đây là sự việc băng ghi âm của Đức Anh với những màn qua lại trên báo chí và băng ghi âm hiện tại đang bị lật tẩy là màn kịch gây sự chú ý với dư luận của BTC chương trình. Lùi xa hơn đó một chút là sự kiện ca sỹ, người mẫu, diễn viên Trúc Diễm bị nhạc sỹ Trần Tiến chê tơi tả trong đêm biểu diễn album Vàng. Điều đáng nói là có lẽ cô ca sỹ này chẳng hề chú ý tới phản ứng của khán giả sau khi nghe cô ấy hát chừng đó thời gian cho tới tận khi nghe nhạc sỹ Trần Tiến chê. Thử hỏi, khán giả ở đâu trong mắt những nhân vật đã, đang và sẽ là các ngôi sao lớn trong nền giải trí nước nhà?
Phải chăng cho tới tận khi nghe nhạc sỹ Trần Tiến nhận xét người đẹp Trúc Diễm mới biết mình hát dở?
Vẫn biết rằng trên con đường tạo dựng tên tuổi hay viết tên Việt Nam trên bản đồ thế giới chúng ta phải trải qua nhiều gian khó và nhiều những lần "lót đường". Tuy nhiên, không phải cứ bất cứ điều gì nhỏ nhất cũng đáng tâng bốc trong khi thực lực của nền giải trí còn nhiều non kém.
Theo PLXH