20 năm trước, chúng ta từng xuýt xoa trước những game bom tấn có đồ họa “đỉnh cao” như thế này đây
Những tuyệt phẩm game bom tấn luôn là những tượng đài bất hủ trong lòng cộng đồng game thủ hâm mộ trên toàn thế giới.
Không hiểu vì sao, những năm có số cuối là 7 luôn là thời điểm những tựa game bom tấn đỉnh cao được ra mắt, và trở thành những huyền thoại trong lòng cộng đồng game thủ. Nếu các bạn đã lỡ quên, hoặc là những game thủ trẻ tuổi chưa trải qua những ngày hoàng kim của năm 2007, chúng ta có thể điểm qua những tựa game bom tấn đã tròn 10 tuổi nhưng vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ game toàn thế giới: Bioshock, Call of Duty 4: Modern Warfare, Halo 3, God of War II, Mass Effect, Crysis, Forza Motorsport 2, Metroid Prime 3: Corruption, Super Mario Galaxy…
Trong khi đó, kể tới 20 năm về trước, năm 1997 cũng không phải ngoại lệ. Những tuyệt phẩm dưới đây đã có tuổi đời còn nhiều hơn những game thủ trẻ tuổi, nhưng chúng vẫn luôn là những tượng đài bất hủ trong lòng cộng đồng game thủ hâm mộ trên toàn thế giới:
20 năm sau ngày ra mắt, Final Fantasy VII vẫn chiếm được cảm tình rất lớn từ người hâm mộ. Nó là mốc son đánh dấu sự chuyển mình của cả dòng game. Ngày nay, nhiều trang đánh giá vẫn ca ngợi thành công của trò chơi này và liệt nó vào danh sách những game tuyệt vời nhất. Thậm chí, Final Fantasy VII còn đột phá ngay ở cốt truyện. Có ai dám nghĩ tới việc một trong những nhân vật chính của cả game, Aerith Gainsborough lại bị Sephiroth nhẫn tâm sát hại? Ngay cả ở thời điểm hiện tại, trường đoạn này vẫn là một trong những cảnh tạo ra nhiều cảm xúc nhất mà game từng đem lại cho khán giả. Fan bị shock vì plot twist chẳng một ai ngờ tới này, và nó chính là một trong những thứ tạo ra cảm xúc mãnh liệt nhất trong toàn bộ tựa game.
Castlevania: Symphony of the Night
Câu truyện bắt đầu khi Richter Belmont đánh bại Dracula (nhân trong của phiên bản game trước của Symphony of the Night). Sau bốn năm biến mất, Richter đột nhiên xuất hiện trở lại dưới sự chi phối của mục sư bóng tối – Shaft, kẻ đã chết trong sự kiện Chi no Rondo nhưng nay đã được hồi sinh. Richter tuyên bố mình là chủ nhân của Lâu đài Vania. Từ đây những bí mật bên trong lâu đài Vania dần được hé lộ.
Goldeneye 007 trên Nintendo 64 đã làm không ít người thích thú bởi tính đa dạng trong cách chơi. Người chơi có thể đóng vài một Bond điệp viên thứ thiệt với khả năng ẩn náu siêu hạng, hoặc cũng có thể đóng vai một Rambo càn quét từ đầu đến cuối với khẩu AK trên tay. Một trong những điểm sáng của Goldeneye 007 trên N64 đó là hệ thống chơi nhiều người. Tuy khái niệm “đấu trường mạng” còn chưa có, nhưng game cũng đã có một chế độ chơi multiplayer rất tốt với tối đa 4 người chơi, cùng nhiều cách chơi và loại map khác nhau.
Mario Kart 64
Vẫn là một tựa game xuất hiện trên nền máy chơi game Nintendo 64, nhưng lần này là tựa game đua xe dựa trên thế giới của anh chàng thợ sửa ống nước Mario cùng những người bạn và kẻ thù của anh trong game. Từ Luigi, Wario, trùm rùa Bowser, công chúa Peach,… tất cả cùng tạo ra một cuộc đua vừa nhí nhố lại vừa dữ dội với tuổi thơ biết bao game thủ.
Fallout
Bối cảnh của tất cả các phiên bản Fallout đều là thế giới đổ nát, chết chóc, nơi bị tàn phá bởi những vụ nổ hạt nhân và bụi phóng xạ độc hại – Đó là điều mà bất kì fan hâm mộ nào cũng đã biết. Nhưng nhìn vào lịch sử series, đây là một dòng game có tuổi đời khá cao, xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1997 và khi đó còn có góc nhìn ở dạng 2D isometric.
Video đang HOT
Megaman Legends
Khi Capcom lần đầu công bố Megaman Legends vào năm 1999, nó gây ra khá nhiều tranh cãi cũng như “ném đá” bởi lối chơi sandbox xa rời platform truyền thống của dòng game Megaman. Tuy vậy, cậu nhóc Megaman Volnutt vẫn được đón nhận khá nồng nhiệt, và đó là động lực để Capcom cho ra mắt phần tiếp theo vào năm 2002.
Duke Nukem 64
Giữa thời kỳ bùng nổ những tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất, Duke Nukem 64 là một quả bom tấn đúng nghĩa đen với nhân vật chính vừa thô lỗ vừa cục súc, nhưng lại trở thành người hùng giải cứu thế giới. Khác với những tựa game có cốt truyện hết sức nghiêm túc và tối tăm, khi chơi Duke Nukem, người chơi sẽ chẳng thể nào nhịn được cười.
Turok: Dinosaur Hunter
Turok: Dinosaur Hunter là game bắn súng góc nhìn thứ nhất phát hành bởi Acclaim từ năm 1997. Game chơi trên hệ máy Nintendo 64 và Microsft Windows. Tuy cũ nhưng game lại có tính giải trí cao. Trong game tổng hợp rất nhiều thứ game thủ thích trong một game bắn súng, ví như: khủng long, thổ dân, người ngoài hành tinh, shotgun, nuclear, thậm chí là cả … cheat code.
Theme Hospital
Nhiệm vụ chính của bạn hết sức đơn giản: xây dựng và điều hành một bệnh viện mà bạn được phân công làm “sếp”. Hầu như ở tất cả 10 cấp độ chơi khác nhau của game, người chơi phải làm đi làm lại một công việc – thiết kế và bố trí phòng ốc. Theo kinh nghiệm, bạn nên định hướng trước trong đầu vị trí và không gian của mỗi căn phòng, tùy theo diện tích tổng thể của bệnh viện.
Ultima Online
Được phát hành từ năm 1997 bởi Origin Systems, kết hợp với Electronic Arts và Mythic Entertainment, Ultima Online là cái tên gạo cội trong làng game MMORPG, chính xác thì nó là cái tên đầu tiên của thể loại game này được phát hành, theo sau là EverQuest. Mức độ thành công về mặt thương mại tuy không bằng EverQuest vì tới cuối năm thì đối thủ của game sở hữu lượng người mua nhiều hơn nhưng Ultima Online vẫn là lựa chọn cho những ai muốn đi tìm nguồn cội của dòng game MMORPG.
Mortal Kombat 4
Mortal Kombat 4 có lối chơi tương tự như các tựa game tiền nhiệm. Tuy nhiên, MK4 cũng bắt đầu sử dụng một hệ thống vũ khí, cho phép các nhân vật rút vũ khí của mình ra bằng cách bấm một tổ hợp phím nhất định. Một khi đã được trang bị, vũ khí chủ yếu được sử dụng bằng phím đấm để chém, nện hoặc thậm chí là ném vào đối thủ. Ngoài ra, vũ khí cũng có thể được đặt xuống, khi đó người chơi kia có thể nhặt nó lên để sử dụng. Bằng cách bước sang ngang, người chơi có thể di chuyển trong môi trường 3D, đồng thời thay đổi góc quay và ngăn không cho các nhân vật nhặt các món đồ từ dưới đất.
Age of Empires
Tham gia vào trò chơi, game thủ được đưa vào tư cách lãnh đạo của một dân tộc và trải 4 thời kỳ sơ khai đầu tiên trong lịch sử phát triển của loài người: Đồ Đá (Stone Age), đồ Đá mới (Tool Age – New Stone Age), đồ Đồng (Bronze Age) và đồ Sắt (Iron Age). Với một hệ thống Engine đồ họa được đánh giá cao, cùng sự tính toán kỹ tác động chân thực với môi trường vào thời điểm lúc bấy giờ AoE thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong thế giới Game dành cho PC.
Theo GameK
13 bí mật có thể bạn chưa biết về Final Fantasy VII (Phần 2)
Final Fantasy VII có thể xem là một trong những tựa game huyền thoại trên thế giới, thế nhưng, có những bí mật về tựa game này có thể bạn chưa từng biết đến. Tiếp tục là bài viết phần 2 những bí mật mà bạn có thể chưa biết về Final Fantasy VII, tựa game nhập vai nổi tiếng nhất của Square Enix.
7. Cái chết của Aerith phản ánh một chuyện buồn có thật
Việc Sephiroth hạ sát Aerith đã gây ra cú sốc lớn và để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi người chơi Final Fantasy VII. Tuy rất đau buồn nhưng sự kiện này đã tiếp thêm sức mạnh cũng như động lực cho Cloud cùng đồng đội trên con đường tiêu diệt Sephiroth. Có một sự thật là cái chết của Aerith không chỉ nhằm mục đích đóng góp vào cốt truyện mà nó còn có một ý nghĩa sâu xa hơn.
Mẹ của Hironobu Sakaguchi, cha đẻ series Final Fantasy đã qua đời khi Final Fantasy VII được phát triển. Cũng lúc ấy kịch bản bị chuyển từ Thám tử Joe sang những gì mà chúng ta được biết ngày nay. Cái chết đầy bất ngờ của Aerith phản ánh chính cảm giác đau buồn mà Sakaguchi đang trải qua.
8. Game đầu tiên giới thiệu hoạt động đua và nuôi dưỡng Chocobo
Lần đầu xuất hiện là từ Final Fantasy II, Chocobo đã chiếm được cảm tình và trở thành hình ảnh tượng trưng cho dòng game Final Fantasy. Những chú chim (gà) khổng lồ này luôn giúp đỡ người chơi trên các chuyến hành trình dài. Final Fantasy VII là trò chơi đầu tiên trong series giới thiệu hai nhiệm vụ phụ liên quan đến Chocobo: đua tốc độ và nuôi dưỡng.
Mục tiêu của phần nuôi lớn là phát triển Chocobo thành nhiều loại có màu sắc khác nhau, bao gồm xanh lá, xanh biển, đen và vàng. Mỗi con đều có kỹ năng đặc biệt riêng, áp dụng cho từng loại địa hình trên bản đồ. Chúng là chìa khóa để người chơi thu thập được một số Materia hiếm có nhất.
Đối với mini-game đua Chocobo, bạn sẽ phải tới Công viên giải trí Gold Saucer. Càng đua thằng nhiều, cấp độ của bạn càng lên cao và tăng tỷ lệ Chocobo có màu được sinh ra. Thế nên muốn nhân giống được Chocobo, trước tiên bạn phải thử sức với màn tốc độ đã.
9. Một số cảnh nhạy cảm đã bị cắt bỏ
Final Fantasy VII không ngại ngùng đặt các nhân vật chính của chúng ta vào những cảnh có phần hơi khiếm nhã. Người chơi từng được chứng kiến Cloud giả gái ở nhà nghỉ Honeybee, Tifa suýt chút nữa trở thành nô lệ tình dục cho Don Cornell, hay Cloud rất không thoải mái với cảnh "nhà tắm" nổi tiếng (mặc dù người hâm mộ không biết thực sự có chuyện gì xảy ra ở cảnh đó). Tuy nhiên trên thực tế, game vẫn còn khá nhiều đoạn nhạy cảm đã bị cắt bỏ.
Nhà nghỉ Honeybee về bản chất là một nhà thổ. Có một số cảnh bạn chỉ được thấy trong phiên bản tiếng Nhật. Đầu tiên là khu vực lễ tân có một loạt bức ảnh gái treo trên tường để khách lựa chọn. Tiếp đến là phân đoạn mặc cả cho cặp quần lót của Tifa. Ngoài ra để cho nhà nghỉ Honeybee giống với ngoài đời, nhà sản xuất đã thêm vào một số cảnh thường thấy trong các phòng nghỉ ở khu đèn đỏ. Thậm chí họ từng có kế hoạch cho Cloud và Tifa có một đêm "đầy cảm xúc" trong chuồng nuôi Chocobo. Sau khi hành sự, họ sẽ bước ra với vẻ ngoài tội lỗi và xõa xượi.
10. Khúc nhạc của Sephiroth lấy cảm hứng từ Jimi Hendrix
Bất cứ ai đã hoàn thành xong Final Fantasy VII đều không thể quên màn đấu trùm cuối với Sephiroth.
Đến hôm nay, mỗi khi nghe bản nhạc nền của trận chiến này đều gợi nhớ lại những kỷ niệm khó phai. Được sáng tác bởi nhạc sĩ Nobuo Uematsu, nhạc phẩm One-Winged Angel đi vào lòng mỗi fan hâm mộ Final Fantasy bằng ca từ đầy ám ảnh. Lần đầu tiên một bài hát có lời được sử dụng nhằm tăng độ đen tối cho trường đoạn này.
Cảm hứng đằng sau One-Winged Angel đến từ bản nhạc chủ đề của bộ phim Psycho (do Alfred Hitchcock làm đạo diễn). Uematsu cũng mượn một chút phong cách của nhạc sĩ người Nga Ivan Strvinski, đặc biệt là tác phẩm The Rite of Spring. Thành phần cuối cùng đến từ thiên tài ghita rock Jimi Hendrix với bài hát Purple Haze.
11. Final Fantasy VII từng là một trong những trò chơi có chi phí phát triển cao nhất
Kịch bản hấp dẫn và nhân vật được đầu tư công phu đã giúp Final Fantasy VII vượt xa các game nhập vai khác cùng thời. Để tăng sức hấp dẫn, các nhà thiết kế đã phải áp dụng triệt để đồ họa 3D khi tạo ra các nhân vật. Là game đầu tiên của series áp dụng công nghệ này, Final Fantasy VII đem lại một cảm giác thật chưa từng có.
Tuy nhiên cái giá phải trả là rất cao. Square đã phải tiêu tốn 45 triệu USD cho riêng trò chơi này. Và để đảm bảo doanh số bán ra, công ty còn chi 100 triệu USD để làm marketing. Tổng chi phí của game lên đến 145 triệu USD, quá khổng lồ vào thời điểm ấy. Kỷ lục này được giữ vững trong suốt 14 năm cho đến khi bị Star Wars: The Old Republic phá vỡ vào năm 2011 với chi phí 211 triệu USD.
Ngày nay, Final Fantasy VII vẫn xếp thứ 4 trong top các video game đắt đỏ nhất từng được tạo ra.
12. Final Fantasy VII Remake vốn chưa từng có kế hoạch phát triển
Rất nhiều hãng sản xuất sẽ cho phát hành lại một trò chơi nổi tiếng nào đó khi có một hệ máy console mới ra mắt. Điều này giúp họ tiếp cận với những người chơi mới và kết nối fan của phiên bản gốc. Mặc dù có thành công cực kỳ vang đội, Final Fantasy VII lại chưa từng được nhận một bản cập nhật nào. Người hâm mộ đã từng rất hào hứng khi video Tech Demo của game được trình chiếu tại hội chợ E3 năm 2005, tuy nhiên nó chỉ dành cho mục đích phô diễn sức mạnh của PlayStation 3.
Không cần nói cũng biết giới game thủ thất vọng như thế nào. Demo này là khởi nguồn cho chiến dịch kêu gọi remake Final Fantasy VII. Thế nhưng ngược lại với mong muốn đó, Square Enix liên tục phủ nhận các khả năng sẽ có một phiên bản Final Fantasy VII hoàn toàn mới. Tất nhiên đó là chuyện của quá khứ rồi.
13. Thần chết là động lực để tạo ra bản remake
Thất bại trong việc đem Final Fantasy VII lên PlayStation 2 đã khiến nhà sản xuất phải từ bỏ dự án này. Remake một trò chơi cổ điển là một công việc đồi hỏi công sức và thời gian vô cùng lớn. Nhóm phát triển có thể còn phải gia giảm nội dung để tránh việc phải phát hành thành nhiều đĩa. Tại thời điểm đó, Square Enix đang dồn sức cho Final Fantasy XIII Saga nên nguồn lực cũng bị giới hạn.
Sau khi kết thúc series Final Fantasy XIII, đội ngũ thiết kế có phần rảnh rang hơn để bắt tay vào các dự án khác. Producer Shinji Hashimoto là người đầu tiên cân nhắc việc remake.
Ông đã có cuộc trò chuyện với các thành viên cũ như đồng tác giả kịch bản Yoshinori Kitase, họa sĩ Yusuke Naora và thiết kế nhân vật Tetsuya Nomura, về khả năng thực hiện. Họ nhận ra rằng mình đã quá già để tiếp tục trì hoãn dự án này. Điều gì sẽ xảy ra khi tài năng của họ bị mai một do tuổi tác? Sẽ ra sao nếu họ chết trước khi có thể kết thúc công việc và thế hệ tiếp theo phải hoàn thành nó? Từ suy nghĩ đó, chúng ta có được Final Fantasy VII Remake.
Theo fffcvn
13 bí mật có thể bạn chưa biết về Final Fantasy VII Final Fantasy VII có thể xem là một trong những tựa game huyền thoại trên thế giới, thế nhưng, có những bí mật về tựa game này có thể bạn chưa từng biết đến. Năm 2017 đánh dấu 30 năm ra đời của một trong những tựa game RPG nổi tiếng nhất lịch sử, Final Fantasy. Được hãng Square phát hành lần đầu...