20 năm sống không điện, không đường giữa lòng thành phố
Là “dân thành phố” nhưng phải sống trong cảnh không đường, không điện suốt 20 năm qua. Đó là câu chuyện tưởng vô lý nhưng là có thật ở làng Dùm, tổ 19, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Khó khăn về địa hình cùng thiếu thốn điện, đường đã khiến làng Dùm gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài giữa lòng thành phố.
Trẻ em ở làng Dùm, tổ 19, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang phải học dưới ánh đèn pin. Ảnh: Văn Tý
Điện thắp sáng lấy từ pin
Men theo con đường đất đá gồ ghề dài hơn 7km, làng Dùm thuộc tổ 19, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang, nằm lọt giữa dãy núi Dùm um tùm rậm rạp. Làng Dùm có 43 hộ dân, với 174 nhân khẩu. Đây là nơi sinh sống của 3 dân tộc anh em, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao quần trắng. Làng Dùm được “lên phố” khi sáp nhập từ xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn vào tổ 19, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang. Nhưng 20 năm nay, làng Dùm chưa một lần thấy ánh sáng của lưới điện quốc gia.
Bà Vũ Thị Thu, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Tổ dân phố 19, phường Nông Tiến, cho biết: Cuộc sống bà con ở đây gặp nhiều khó khăn. Những năm trước, dân ở đây dùng toàn bộ bằng đèn dầu. Do đường sá xa xôi khó đi nên sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra cũng bị thương lái ép giá. Không có điện, người dân cũng không xem được tivi, mọi tin tức về thế giới bên ngoài gần như bị cô lập, nhận thức của bà con cũng bị hạn chế.
Người dân ở làng Dùm, trong đó có rất nhiều em nhỏ đã sống bằng “phản xạ” mỗi khi đêm xuống. Hơn 4 giờ chiều, nhưng bên trong căn nhà tranh của gia đình chị Trần Thị Khoa đã nhìn không rõ mặt người. Chồng đi làm ăn xa, ở nhà chỉ có chị và hai cậu con trai đang học tiểu học. Khi đêm xuống, đồ vật quý giá nhất trong căn nhà này là 2 bóng đèn quả nhót. Một bóng được đấu vào 3 quả pin làm đèn chiếu sáng, bóng còn lại cắm vào cục sạc điện làm đèn học cho hai cháu nhỏ. Gọi là đèn nhưng thực sự có cũng như không.
Video đang HOT
Khi được hỏi về việc sinh hoạt ăn uống cũng như học tập của các cháu, chị Khoa nghẹn ngào: “Về làm dâu ở đất này được 15 năm, chị cũng dần quen với cái khổ không đường, không điện, nhưng chỉ tội cho bọn trẻ; mong sao có được điện lưới quốc gia để con có cái bóng đèn học, có ti vi xem, có quạt mát”.
Bên chiếc đèn học lỏng lẻo, chập chờn, bé Tài là con út của chị Khoa, tay giữ chắc ngọn đèn cho anh đọc bài, ngẩng lên nói với chúng tôi: “Con muốn có đèn sáng để học bài”.
Đường đến với “con chữ” chồng chất khó khăn
Tại làng Dùm có 2 phân hiệu trường học cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phân hiệu này chỉ có đến lớp 4. Từ lớp 5 trở đi, các em sẽ phải ra điểm trường cách làng hơn 7 cây số để học. Đường đến với “con chữ” của những em nhỏ nơi đây khó khăn chồng chất khó khăn.
Để khắc phục khó khăn về nguồn điện, một số gia đình có điều kiện đã mua máy phát điện, một số tận dụng dòng chảy của suối làm thủy điện, số còn lại thì dùng đèn dầu, đèn pin… để chiếu sáng.
Gia đình chị Lê Thị Lịch là hộ hiếm hoi có điện dùng, cuộc sống của gia đình chị cũng đã thay đổi nhiều. Chị Lịch chia sẻ: “Gia đình vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng thương các cháu, muốn con cái có điện để học hành, để theo dõi các tin thời sự trên tivi, nên cũng cố gắng mua cái máy phát điện. Có điện con cái phấn khởi, chăm chỉ học hành, gia đình cũng theo dõi được các thông tin xã hội bên ngoài”.
Tính đến thời điểm hiện tại, làng Dùm chỉ có 6 hộ có máy phát điện và 1 hộ làm thủy điện. Nhưng nguồn nước ngày một thấp và giá thành nhiên liệu để sử dụng cho máy phát điện cao nên để duy trì việc dùng điện là rất khó khăn.
Ông Phùng Văn Vân, Bí thư Đảng ủy phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang cho biết: Trước khó khăn của 43 gia đình tại làng Dùm, chính quyền phường Nông Tiến đã có những chính sách cụ thể giúp bà con như: Ưu tiên các hộ làng Dùm trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Lập một đội cán bộ khuyến nông trực tiếp vào hướng dẫn bà con làm nông nghiệp. Hỗ trợ vật chất, kinh phí cho một số hộ đặc biệt khó khăn xây cất nhà cửa… Tỉnh cũng triển khai dự án làm đường cho bà con làng Dùm nhưng trong quá trình thi công xảy ra bão lũ, nhiều khu vực bị sạt lở nên buộc phải dừng lại. Thời gian tới, chính quyền và nhân dân phường Nông Tiến mong muốn được sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, trước mắt là hoàn thành con đường vào làng Dùm, sau đó là mang ánh sáng đến với bà con.
Xã hội ngày phát triển, người ta nhắc đến khoa học, kỹ thuật, công nghệ… nhưng tại làng Dùm, một tổ dân phố vùng ven TP Tuyên Quang có lẽ đó là những ước mơ xa vời. Với họ, điều kiện sống tối thiểu là có đường, có điện vẫn chưa biết đến khi nào mới thành hiện thực.
Theo Nguyễn Văn Tý (Gia đình & Xã hội)
Tự nhận bị HIV, cầm kim tiêm dính máu xin "đểu" trên xe khách
Đối tượng cầm chiếc kim tiêm có dính máu, tự nhận mình đã bị nhiễm HIV rồi lân la đến các hành khách trên xe để xin tiền, có những nạn nhân bị "xin" tới hơn 300.000 đồng.
Công an TP Hà Nội cho biết đang có kế hoạch phối hợp nhằm xác minh, làm rõ về đối tượng tự xưng bị nhiễm HIV, dùng bơm kim tiêm trấn lột trên xe khách tuyến Hà Nội - Tuyên Quang.
Trước đó, ngày 6-6, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nam thanh niên xăm trổ đang cầm bơm kim tiêm ở tay để "xin" tiền của hành khách ngồi trên xe.
Theo nội dung đoạn clip, sự việc xảy ra vào ngày 4-6. Anh Nguyễn Thành D. (quê ở Sơn Dương, Tuyên Quang), người chia sẻ đoạn clip, cho biết khi anh cùng với người yêu đang đi trên xe khách tuyến Hà Nội - Tuyên Quang thì bị nam thanh niên ngồi bên cạnh cầm bơm kim tiêm dính máu, đe dọa và "xin" tiền.
Cụ thể, anh D. và bạn mình ngồi hàng ghế gần cuối xe, hai người ngồi cạnh nhau. Khi xe di chuyển đến địa phận thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) thì có một nam thanh niên xăm trổ lên xe và ngồi ở hàng ghế bên trái cạnh với hàng ghế mà anh D. và người yêu đang ngồi.
"Lúc đó, nam thanh niên ngồi cạnh tôi rồi nói: "Tao Sida sắp chết rồi, chẳng sống được mấy tháng nữa đâu, bây giờ đi xin đểu để sống qua ngày. Mày cho tao mấy chục đi" - anh D. kể lại.
Đối tượng xăm trổ tự nhận nhiễm HIV, cầm kim tiêm dính máu rồi xin "đểu" hành khách (ảnh cắt từ clip)
Nghe vậy, anh D. rút ví ra, thấy còn đúng 30.000 đồng tiền lẻ nên đưa cả cho đối tượng. Tuy nhiên, vừa cầm tiền khỏi tay nạn nhân, đối tượng hất hàm: "Tao không phải thằng xin vặt, đưa nữa đây!".
Dứt câu nói khỏi miệng, thanh niên xăm trổ liền rút trong túi quần một bơm kim tiêm dính máu để đe doạ. Sợ hãi, anh D. lấy thêm tờ 100.000 đồng ở trong ví ra đưa cho hắn. Thế nhưng, chưa kịp cất ví vào túi, anh D. lại bị đối tượng tiếp tục dơ kim tiêm lại gần, doạ rằng nếu không đưa thêm sẽ xiên cả người yêu ngồi bên cạnh. Quá sợ hãi, nạn nhân đã phải móc thêm 200.000 đồng đưa cho đối tượng.
"Xin" xong 330.000 đồng, đối tượng không quên lán lại tâm sự với nạn nhân: "Nhà xe nó biết bọn anh nghiện ngập nên cũng không dám làm gì đâu". Nói rồi, đối tượng lân la đến các hành khách khác trên xe.
Theo anh D., ngoài bản thân anh thì còn khoảng 8 người khác bị nam thanh niên kia dùng bơm kim tiêm có máu để đe dọa "xin" tiền trên chuyến xe. Tuy nhiên, các hành khách bị trấn lột không ai thông báo lại với nhà xe.
"Ngày hôm sau, khi tôi thông báo sự việc với nhà xe, họ bảo sao không nói ngay lúc đó, nếu nói ngay thì nhà xe sẽ xử lý luôn chứ không để hành khách bị như vậy. Nhưng lúc đó đối tượng đã nói rằng nhà xe biết hắn nghiện nên chúng tôi cũng không thông báo"- anh D. kể lại.
Liên hệ với nhà xe PT chạy tuyến Mỹ Đình (Hà Nội) - Sơn Dương (Tuyên Quang), đại diện nhà xe này xác nhận có sự việc trên xảy ra. Tuy nhiên, do sáng hôm sau nhà xe mới nắm được nên chưa thông báo cho các cơ quan chức năng.
TUYẾN PHAN
Theo_PLO
Trộm có mùi khiến chủ phát hiện dưới gầm giường Khi chủ nhà đi qua phòng con gái phát hiện có mùi lạ, qua kiểm tra phát hiện đối tượng đang chui dưới gầm giường. Đối tượng đó là Lý Văn Hải, sinh năm 1987 (đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Khoảng 22h ngày 2/6, tại cửa hàng vàng bạc Bảo Thúy (cơ...