20 năm sống khổ sở vì quy hoạch treo giữa trung tâm TP.Nha Trang

Theo dõi VGT trên

Suốt 20 năm qua, hàng nghìn hộ dân trong khu vực quy hoạch Khu tái định cư Lê Hồng Phong III (P.Phước Long, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) sống trong cảnh khốn khổ chỉ vì quy hoạch treo.

Nhiều ngôi nhà tại đây xuống cấp trầm trọng mà không thể sửa chữa.

Dự án 20 năm nằm trên giấy

Năm 2002, UBND tỉnh Khánh Hòa lập quy hoạch dự án Khu dân cư số II Tây Lê Hồng Phong với diện tích hơn 63 ha. Sau đó, điều chỉnh cắt gần 20 ha để thực hiện dự án Khu đô thị Phước Long 2 và gần 25 ha để thực hiện dự án Khu đô thị Hoàng Long.

Đến năm 2012, UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Ban quản lý các công trình trọng điểm tỉnh làm chủ đầu tư thực hiện dự án Khu tái định cư Lê Hồng Phong III. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên dự án không thể triển khai. Đến năm 2015, UBND tỉnh có quyết định chấm dứt đầu tư dự án này. Hiện nay, khu vực này có diện tích khoảng 38,97 ha và thông báo thu hồi đất số 24 do UBND TP.Nha Trang ban hành năm 2009 vẫn còn hiệu lực.

Kể từ đó đến nay, qua 20 năm dự án vẫn chỉ nằm trên giấy và để lại cho hàng nghìn hộ dân nơi đây quá nhiều hệ lụy.

20 năm sống khổ sở vì quy hoạch treo giữa trung tâm TP.Nha Trang - Hình 1

Một góc khu dự án Khu dân cư số II Tây Lê Hồng Phong, P.Phước Long, TP.Nha Trang. Ảnh THẾ QUANG

Sống “mòn” trong khu quy hoạch

Gia đình bà Nguyễn Thị Vương (59 t.uổi) chuyển về sinh sống tại tổ dân phố 3 Phước Thành từ năm 1997. Thời điểm đó, dân cư ở đây rất thưa thớt, việc xây nhà cũng không bị cấm cản. Thế nhưng, mọi thứ bị đảo lộn sau khi nơi đây trở thành khu quy hoạch dự án.

Trong suy nghĩ của bà Vương khi ấy, nếu nhà nước quy hoạch thì chỉ trong một thời gian ngắn sẽ triển khai và gia đình bà sẽ được tái định cư để ổn định cuộc sống. Thế nhưng, mòn mỏi suốt 20 năm chờ đợi bà Vương chẳng thấy một động thái nào từ phía chính quyền để thực hiện dự án. Cũng ngần ấy năm bà không thể xây sửa ngôi nhà của mình dù nó đã bị xuống cấp trầm trọng vì nằm trong vùng quy hoạch.

20 năm sống khổ sở vì quy hoạch treo giữa trung tâm TP.Nha Trang - Hình 2

Bà Vương chỉ về nơi mực nước ngập mỗi khi có mưa lớn. Ảnh THẾ QUANG

Chỉ tay về phía bức tường trong phòng khách, bà Vương cho hay trước đây chỗ đó là cửa sổ nhưng sau nhiều lần nâng nền để chống ngập thành ra cửa sổ phòng khách giờ đã biến mất. Phía trên trần nhà nhiều mảng ngói đã bể nát, một số kèo gỗ trần nhà cũng gãy đổ, mục nát chỉ được ràng buộc tạm bằng mấy sợi dây thép cho khỏi sập.

Video đang HOT

“Nền nhà này tôi cũng nâng cao hơn cả mét rồi mà đến giờ vẫn cứ ngập, còn xây cao lên thì không được phép. Giờ tôi ở thì ở vậy thôi chứ mưa là sợ lắm, sợ sập với nước ở dưới nền trào lên. Mà mỗi lần như vậy thì đành bất lực chịu đựng, chỉ chờ nước rút”, bà Vương thở dài nói.

Gần đó, gia đình ông Lê Văn Màu cũng phải chịu cảnh khốn khổ suốt 20 năm qua khi không thể sửa chữa nhà vì vướng quy hoạch. Ông kể, bản thân từng là bộ đội, năm 2001 gia đình ông về đây cất nhà sinh sống. Khi ấy, căn nhà của ông thuộc vào dạng khang trang trong khu vực, thế nhưng, theo thời gian, dân cư tại đây ngày càng đông đúc, nhà sau đổ nền cao hơn nhà trước, con đường hẻm trước nhà cũng ngày càng được nâng lên khiến ngôi nhà của ông lọt thỏm xuống dưới.

Sau 2 lần nâng nền lên 1,3 m khiến ngôi nhà của ông trông khá kỳ dị, trần nhà với nền ngày càng gần nhau. Thậm chí, cửa sổ phòng ngủ trước đây ông phải nhón chân mới nhìn được vào bên trong thì nay khung cửa sổ đã nằm sát phía dưới nền. “Tôi xin giấy phép xây dựng thì không được, chỉ còn cách nâng nền phía trong nên mới thành ra như vậy”, ông Màu nói.

20 năm sống khổ sở vì quy hoạch treo giữa trung tâm TP.Nha Trang - Hình 3

Sau 2 lần nâng nền để chống ngập, cửa sổ phòng ngủ nhà ông Màu đã sát với nền nhà. Ảnh THẾ QUANG

Thế nhưng theo ông Màu, ở tổ dân phố này còn nhiều nhà thấp và khốn khổ hơn cả nhà ông. Hễ trời mưa xuống là ngập, mà sửa thì không được, chính quyền sẽ xuống lập biên bản và xử phạt ngay. “Tôi chỉ mong nhà nước nếu có dự án thì khẩn trương làm còn nếu không thì nên rút quy hoạch để dân được làm sổ đỏ, cấp giấy phép xây dựng như những nơi khác, chứ bây giờ người dân khốn khổ đến 20 năm rồi”, ông Màu nói.

Ông Lương Văn Thông, tổ trưởng tổ dân phố 3 Phước Thành, cho biết, hệ lụy từ việc quy hoạch treo kéo dài khiến người dân nơi đây đang phải sống trong tình cảnh hết sức khó khăn. Năm 2017, bão khiến hàng trăm căn nhà bị sập, thiệt hại nặng nề nhưng cũng không được hỗ trợ vì tất cả nằm trong khu quy hoạch. Chưa kể việc t.rẻ e.m sinh ra cũng không thể nhập hộ khẩu, phải nhập vào nhà người quen ở nhiều nơi khác nhau. Con dâu, con rể cũng không thể nhập hộ khẩu vào gia đình vì chính quyền không cho phép…

Triển khai dự án hoặc xóa “treo”

Theo ông Thông, do nhu cầu nhà ở rất lớn nên hàng chục năm qua đã có nhiều hộ dân xây dựng nhà trái phép tại đây.

Theo thống kê, có 542 căn nhà xây dựng trái phép nằm trong diện phải cưỡng chế giải tỏa. Vừa qua, chính quyền cũng tiến hành cưỡng chế hàng chục căn nhà tại đây. “Còn hàng trăm hộ dân khác đang rất hoang mang, lo sợ không biết khi nào tới lượt mình”, ông Thông nói.

Do đó, ông đề nghị chính quyền cần triển khai thực hiện sớm dự án, nếu không cũng trả lại quyền lợi cho người dân để được làm sổ đỏ, được cấp phép xây dựng, được nhập hộ khẩu, được phép hòa mạng lưới điện…. “Tôi khẳng định bà con ở đây luôn sẵn sàng thực hiện theo chủ trương và sẽ tự giác tháo dỡ nhà cửa, di dời khi dự án được thực hiện, còn hiện tại thì nên hoãn việc cưỡng chế để yên dân trước đã. Chứ cưỡng chế xong khu đất đó lại để không, dân thì không có chỗ ở, nhiều người phải sống lay lắt trong khu ổ chuột, ở thuê phòng trọ. Vừa rồi có 2 vợ chồng đến xin chỗ ở vì nhà bị cưỡng chế, vợ thì mới sinh không ai cho thuê nhà, cũng may có một gia đình cưu mang”, ông Thông cho hay.

20 năm sống khổ sở vì quy hoạch treo giữa trung tâm TP.Nha Trang - Hình 4

Các bức tường nhà ông Màu đã bong tróc, mục nát từ lâu nhưng cũng không thể sửa chữa do vướng quy hoạch. Ảnh THẾ QUANG

Ông Ngô Khắc Thinh, Chủ tịch UBND P.Phước Long, cho biết trong 38,97 ha quy hoạch, chỉ tính riêng tổ dân phố 3 Phước Thành và tổ dân phố 3 Phước Tín đã có hơn 2.000 hộ với gần 8.000 nhân khẩu. Ngoài ra, còn một phần tổ dân phố 3 Phước Trung chưa có thống kê cụ thể.

Những năm gần đây, thấy khu vực này nhếch nhác, người dân đã đóng góp t.iền để láng xi măng các tuyến hẻm. TP.Nha Trang cũng đã đầu tư hệ thống thoát nước chống ngập tại đây với kinh phí hàng chục tỉ đồng.

“Quan điểm của phường là đề nghị UBND tỉnh xem xét cho phép thành phố hủy bỏ thông báo thu hồi đất số 24 năm 2009, đồng thời điều chỉnh quy hoạch theo hướng khu dân cư chỉnh trang. Nếu người dân được làm sổ đỏ, được cấp giấy phép xây dựng, sẽ tạo điều kiện cho phường làm tốt công tác quản lý trật tự xây dựng”, ông Thinh nói.

Được biết, năm 2021, UBND TP.Nha Trang đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép TP.Nha Trang điều chỉnh thông báo thu hồi đất số 24 theo hướng không thực hiện thu hồi đất đối với diện tích 38,97 hecta tại khu vực quy hoạch vì không có dự án triển khai tại đây. UBND tỉnh Khánh Hòa sau đó đã có văn bản giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan xem xét nội dung kiến nghị của UBND TP.Nha Trang.

Cuối tháng 4.2022, UBND TP.Nha Trang tiếp tục có văn bản gửi UBND tỉnh và Sở TN-MT về nội dung này với mục đích hạn chế tình trạng đơn thư kéo dài, tạo điều kiện cho người dân trong khu vực quy hoạch Khu tái định cư Lê Hồng Phong III được cấp sổ đỏ, giấy phép xây dựng.

Dân vẫn khổ vì quy hoạch treo: Quyền lợi của người dân phải được ưu tiên giải quyết

Quy hoạch bài bản để phát triển bền vững là xu hướng tất yếu, nhưng trước hết cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo quyền lợi người dân.

Vấn đề quy hoạch treo, dự án (DA) treo đã được HĐND TP.HCM có nhiều buổi giám sát, chất vấn, thậm chí là ra nghị quyết riêng cho công tác quy hoạch, nhưng tình trạng này vẫn kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ và ngày càng nhức nhối ( Thanh Niên đã phản ánh trong số báo ra ngày 6 và 7.7).

Cần thiết tái giám sát

Trong báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp giữa năm của HĐND TP.HCM diễn ra từ ngày 6 - 8.7, có hàng chục nội dung kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành liên quan phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại các DA, quy hoạch; xác định tính khả thi của các quy hoạch trong thực tiễn; nếu DA treo không thực hiện thì thu hồi và hủy bỏ.

Trong phiên thảo luận tổ, đại biểu (ĐB) Trần Văn Khuyên, Bí thư Huyện ủy Hóc Môn, đề nghị HĐND TP.HCM tái giám sát công tác quy hoạch trên toàn TP và "phải giám sát sâu đến từng ngõ ngách".

Theo ông Khuyên, vấn đề mấu chốt của các quận, huyện hiện nay, đặc biệt là 5 huyện ngoại thành, chính là quy hoạch, bởi các quy hoạch được lập từ năm 2010 đến nay đã lạc hậu. Do vậy, công tác điều chỉnh quy hoạch cần làm nhanh, không thể để nông dân chịu khổ, phải sống trong cảnh "có nhà, có đất, con lớn không được xây nhà đàng hoàng, mà phải xây trái phép".

Cũng chính vì những bất cập trong công tác quy hoạch mà 23 DA được kêu gọi tại hội nghị xúc tiến đầu tư hồi tháng 4.2022 với quy mô hơn 2.000 ha đất vẫn chưa thể triển khai. "Vốn xã hội có đủ, còn lại là nhà nước cho cơ chế để khai thác quỹ đất; để địa phương làm giàu, người dân có công ăn việc làm, bộ mặt đô thị khang trang hơn", ông Khuyên kỳ vọng.

Là lãnh đạo tại địa phương có 20 DA chưa triển khai, bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND H.Củ Chi, cho biết người dân có đất bị ảnh hưởng bởi các DA treo, quy hoạch treo chịu nhiều thiệt thòi, không được thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng. Mặt khác, nhiều DA đã bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng không triển khai, đất đai hoang hóa dẫn đến lãng phí nguồn lực, bỏ lỡ cơ hội phát triển. DA kéo dài do thủ tục đầu tư còn rườm rà, mất nhiều thời gian lấy ý kiến nhiều ngành, lĩnh vực. Hiện nay chưa có nhiều cơ chế, chính sách về đất đai, xây dựng cho người dân trong khu vực có DA treo.

Dân vẫn khổ vì quy hoạch treo: Quyền lợi của người dân phải được ưu tiên giải quyết - Hình 1

Vướng quy hoạch treo, nhiều khu đất ở xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn, TP.HCM chỉ sử dụng để trồng hoa màu. Ảnh SỸ ĐÔNG

Vẫn còn mạnh ai nấy làm

Trao đổi với Thanh Niên về việc 61 DA được HĐND TP.HCM hủy bỏ cuối năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, một lãnh đạo HĐND TP.HCM cho biết sẽ phân công ban chuyên trách rà soát lại nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân. Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng thừa nhận vẫn còn tình trạng xóa DA nhưng chưa xóa quy hoạch nên quyền lợi của người dân chưa được phục hồi đầy đủ như khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão (Q.1). Sau 1 năm rưỡi, quy hoạch khu vực này vẫn chưa điều chỉnh nên người dân vẫn chưa được xây dựng nhà ở. Đến khi người dân thắc mắc thì cuối tháng 5.2022, Sở QH-KT TP.HCM mới có văn bản hướng dẫn UBND Q.1 điều chỉnh quy hoạch cục bộ. Ở khu vực trung tâm còn có khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh cũng đã "treo" 16 năm.

ĐB Lê Xuân Viên, Phó trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM, nhìn nhận có sự chậm trễ trong công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với sở, ngành chuyên môn khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Đây là lý do chính dẫn đến các nghị quyết, quyết định của UBND TP.HCM nhằm khôi phục quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân chậm đi vào thực tế. "TP vẫn còn chậm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, mà theo luật phải có quy hoạch sử dụng đất hằng năm mới có cơ sở giải quyết các quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất", ông Viên nói và cho rằng HĐND TP.HCM cần giám sát về công tác phối hợp giữa sở, ngành với địa phương để xác định nguyên nhân chính.

Trong khi đó, TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM, cho rằng đây là trách nhiệm của toàn hệ thống, bởi các cơ quan liên quan có sự do dự, chậm vào cuộc đối với những DA, quy hoạch kéo dài. ĐB này đ.ánh giá công tác quy hoạch là vấn đề lớn, cần người giỏi chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đẩy nhanh. Khi DA đưa ra, cần làm nhanh và đồng bộ để không tốn kém.

Để đảm bảo quyền lợi trước mắt của người dân, ĐB Lê Xuân Viên cho rằng các địa phương cần có điều chỉnh quy hoạch tương đối. Về lâu dài, khi lập quy hoạch cũng cần xác định nguồn lực, kêu gọi đầu tư, các cơ chế, chính sách đi kèm để không đi vào vết xe đổ. Còn ĐB Trần Quang Thắng thì đề xuất cần luật hóa các cam kết nhất quán về pháp lý, chính sách, hỗ trợ của nhà nước, không thay đổi theo nhiệm kỳ để nhà đầu tư yên tâm.

Xử lý các quy hoạch không khả thi

Liên quan đến các DA treo, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết hằng năm Sở đều tổ chức rà soát các DA thuộc 2 giai đoạn: 2015 - 2020 và 2021 - 2025. Qua rà soát khoảng 2.800 DA đầu tư được đưa vào kế hoạch, TP.HCM đã thu hồi 169 DA, bao gồm 108 DA hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất và 61 DA có thu hồi đất và chuyển mục đích đất lúa, đất rừng. "Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, DA nào chậm quá 3 năm sẽ xử lý; DA đủ điều kiện thì cho tiếp tục thực hiện", ông Thắng nói.

Đối với các DA khu công nghiệp, ông Thắng cho biết hiện có 11 khu công nghiệp chưa hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân chậm trễ do vướng một số quy định về thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, vị trí khu đất bố trí tái định cư, nhất là các DA trước giai đoạn luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực. Sở TN-MT TP.HCM đã kiến nghị UBND TP.HCM đối với những trường hợp chưa giải phóng mặt bằng xong thì ngoài việc bồi thường theo phương án được duyệt, cần có phương án hỗ trợ thêm cho người dân.

Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nhìn nhận giữa quy hoạch và triển khai DA có độ trễ do không có nguồn lực đầu tư, và trong khoảng thời gian đó nhiều quyền lợi của người dân bị treo. Quy hoạch để càng lâu thì tính khả thi càng thấp do hiện trạng thay đổi, thực tiễn thay đổi, và chắc chắn phải điều chỉnh lại. Ông Hoan cho biết TP.HCM đang thuê tư vấn thực hiện các đồ án quy hoạch, trong đó có quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Dự kiến cuối năm nay sẽ có được những ý tưởng ban đầu, giữa năm 2023 trình Chính phủ xem xét, phê duyệt và công bố vào cuối năm 2023.

"Cái gì đã quy hoạch nhưng chưa triển khai, mà sắp tới thấy cần thiết phải thực hiện thì vẫn giữ lại. Những gì không triển khai được, thậm chí không còn khả năng triển khai thì sẽ xem xét đưa ra. Quy hoạch mới cũng phải trên cơ sở kế thừa, cập nhật, bổ sung và phát triển quy hoạch cũ để có quy hoạch tốt hơn", ông Hoan nêu định hướng.

Thu hẹp ranh khu đô thị Tây Bắc

Lãnh đạo UBND H.Củ Chi cho biết UBND TP.HCM đang báo cáo xin ý kiến Thủ tướng điều chỉnh ranh khu đô thị Tây Bắc và phần diện tích khoảng 1.600 ha thuộc khu dân cư hiện hữu giữ lại để cải tạo, chỉnh trang. Định hướng điều chỉnh này là phù hợp để giải quyết quyền lợi về nhà, đất cho người dân trong ranh khu đô thị Tây Bắc đã bị treo hơn 10 năm. Sau khi Thủ tướng đồng ý chủ trương, UBND TP.HCM sẽ phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu 1/5000 để sớm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân.

Trong khi đó, để khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện, bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND H.Củ Chi, kiến nghị TP.HCM đẩy nhanh công tác lập điều chỉnh quy hoạch chung. Riêng H.Củ Chi điều chỉnh tính chất 10 phân khu ven sông Sài Gòn sang khu đô thị sinh thái, tăng quy mô dân số của huyện lên 1,5 triệu người. Huyện cũng đề xuất TP.HCM chấp thuận chủ trương cho điều chỉnh tổng thể đối với 42 đồ án quy hoạch phân khu, 11 đồ án điều chỉnh cục bộ đến nay không còn phù hợp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024
Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển
06:43:55 19/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn giữa mưa và loạt chi tiết gây tranh cãi ở Miss Cosmo quốc tế 2024
08:25:21 20/09/2024
Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay
10:27:23 20/09/2024

Tin mới nhất

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng

12:14:56 20/09/2024
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Có thể bạn quan tâm

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể

Hậu trường phim

13:45:40 20/09/2024
Tính tới trưa ngày 20/9, doanh thu phim đã vượt mốc 7 tỷ, giúp Cám bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký ngoài phòng vé để giành vị trí top 1 lượng vé bán ra ngay ngày đầu công chiếu.

Brazil tiếp tục cấm mạng xã hội X hoạt động

Thế giới

13:43:50 20/09/2024
Mạng xã hội X có khoảng 22 triệu người dùng tại Brazil. Mặc dù không phổ biến bằng Facebook hay Instagram, nền tảng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị và tác động lớn đến chính trị gia, nhà báo và dư luậ...

Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã

Sao việt

13:41:36 20/09/2024
Bùi Công Nam và Duy Khánh được fan đẩy thuyền bởi những tương tác ngọt ngào trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra

Sao châu á

13:36:29 20/09/2024
Ngày 20/9, tờ Wikitree đưa tin MC hàng đầu showbiz Hàn Quốc Yoo Jae Suk đã trải qua 1 cuộc điều tra thuế chuyên sâu.

10 cách mặc trang phục denim vừa trẻ trung vừa thanh lịch tới công sở

Thời trang

13:15:24 20/09/2024
Combo áo blouse sáng màu và quần jeans xanh trở nên thanh lịch hơn khi được khoác ngoài chiếc áo blazer. Tổng thể trang phục trên còn có sự trẻ trung, tươi sáng nhờ tông màu trắng và xanh denim làm chủ đạo.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 24: Yên vô tình tạo cơ hội cho t.iểu t.am

Phim việt

12:55:02 20/09/2024
Yên hiếm hoi đồng ý cho chồng đi nhậu nhưng còn giao Hào gửi giúp cho chị chủ shop online ít quà cảm ơn vì đã cho chồng một công việc tốt.

Những kiểu làm đẹp đắt đỏ nhất trên thế giới

Làm đẹp

12:42:54 20/09/2024
Bee Venom Facial không chỉ là một phương pháp làm đẹp mà còn được coi là liệu pháp cải lão hoàn đồng , giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và tái tạo làn da.

Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn

Netizen

12:09:12 20/09/2024
Ngân Sát Thủ tên thật là Huỳnh Kim Ngân. Cô nàng vốn có xuất thân từ idol mạng chuyên hát và nhảy trên nền tảng live stream TalkTV từ năm 2015

5 món ăn ngon "chứa progesterone tự nhiên", phụ nữ sau 30 t.uổi nên ăn nhiều hơn để có làn da mềm mại và trông trẻ hơn

Ẩm thực

11:54:28 20/09/2024
5 món ăn này không chỉ đáp ứng nhu cầu protein và vitamin của cơ thể phụ nữ mà còn thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố thông qua các thành phần tự nhiên.

Man City lo ngại chấn thương của De Bruyne

Sao thể thao

11:53:33 20/09/2024
Man City lo ngại chấn thương của De Bruyne có thể khiến ngôi sao người Bỉ này vắng mặt trong cuộc đối đầu rất quan trọng gặp Arsenal ở Premier League.

Cách người phụ nữ 52 t.uổi này tạo ra cuộc sống tối giản: Đừng mua sắm quần áo và son môi bừa bãi

Sáng tạo

11:10:51 20/09/2024
Sống tối giản là tận dụng triệt để những thứ bạn đã có trước mắt, tận dụng chúng một cách tốt nhất và tạo ra chất lượng cuộc sống tinh tế hơn.