20 năm sau khoảnh khắc ấn tượng, thai nhi 21 tuần tuổi trong bức ảnh thò tay ra khỏi tử cung mẹ nắm chặt ngón tay bác sĩ giờ ra sao?
Bức ảnh này sau đó đã gây chấn động thế giới và được chia sẻ trên khắp các trang mạng, trở thành một trong những bức ảnh huyền thoại của lịch sử nhân loại.
Năm 1999, cặp vợ chồng Julie và Alex Armas nhận được tin sốc rằng đứa con vẫn còn đang nằm trong bụng của Julie bị nứt đốt sống do không phát triển đầy đủ dây thần kinh từ phôi thai. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải đưa ra lựa chọn khó khăn, 1 là đình chỉ thai kỳ, 2 là giữ lại con.
Và rồi họ quyết định chấp nhận đương đầu với thử thách và giữ con ở lại bên mình. Và vào ngày 19/8/1999, ở tuần thai thứ 21, các bác sĩ quyết định làm phẫu thuật cho thai nhi ngay trong tử cung của mẹ tại Bệnh viện Đại học Vanderbilt ở thành phố Nashville, bang Tennessee (Mỹ).
Một nhiếp ảnh gia tự do tên Michael Clancy, đã có mặt ở phòng phẫu thuật ngày hôm đó và thật bất ngờ, anh đã chụp được bức ảnh bàn tay nhỏ bé của em bé luồn qua vết mổ trong tử cung của mẹ để nắm lấy ngón tay của bác sĩ Joseph Bruner, người đang chuẩn bị phẫu thuật cho em.
Bức ảnh có tên Hand of Hope (Bàn tay hy vọng) từng gây chấn động thế giới.
Bức ảnh này sau đó đã gây chấn động thế giới và được chia sẻ trên khắp các trang mạng, trở thành một trong những bức ảnh huyền thoại của lịch sử nhân loại. Người ta đặt tên cho bức ảnh là Hand of Hope (Bàn tay hy vọng) và kể cho nhau nghe về sức sống mãnh liệt của đứa trẻ cũng như sự nỗ lực không ngừng để cứu và nuôi nấng con của 2 đấng sinh thành.
Bức ảnh đẹp không lời nào tả hết ấy đã lay động hàng triệu con tim, lấy nước mắt của hàng ngàn hàng vạn người trên khắp thế giới và đem đến cho người ta niềm tin và động lực về cuộc sống.
Video đang HOT
Chia sẻ về khoảnh khắc này, cô Julie cho biết: “Tôi đã lập tức nhận ra sự đặc biệt của bức ảnh đó, không chỉ với bản thân chúng tôi. Chúng tôi muốn cho mọi người thấy được giá trị cuộc sống của con trai mình, dù con có lành lặn hay bị khuyết tật, và rằng vì yêu con mà chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì”.
Sau khi ca phẫu thuật chữa bệnh từ trong tử cung mẹ thành công rực rỡ, 4 tháng sau đó, vào ngày 2/12/1999, đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời trong sự chào đón hạnh phúc của gia đình và cả thế giới. Em được bố mẹ đặt cho cái tên Samuel Alexander Armas.
Samuel (áo len xanh) cùng bố mẹ và 2 em. 2 em trai của Samuel cũng mắc bệnh tương tự như anh trai.
Hơn 20 năm sau khoảnh khắc không thể quên ấy, giờ đây Samuel đã trở thành chàng trai trưởng thành với khuôn mặt khôi ngô, toát lên vẻ thông minh lạ thường, được ví như một điều kỳ diệu. Samuel đã vượt qua nhiều trở ngại để đạt được thành công nhờ sự quyết tâm và niềm tin kiên định của mình. Anh chàng đã tốt nghiệp loại ưu tại trường Trung học Alexander ở Douglasville. Hiện tại, Samuel đang theo học tại Đại học Auburn với Học bổng Toán học Movelle Murdock trong tay và còn tham gia trong đội bóng rổ xe lăn Tigers.
Để di chuyển được quãng đường dài, Samuel vẫn cần tới thiết bị hỗ trợ như xe lăn. Mặc dù vậy, cậu bé trong bức ảnh nổi tiếng ngày nào đang có cuộc sống tràn đầy hạnh phúc và có ích cho xã hội.
Robb Taylor, huấn luyện viên trưởng của đội bóng rổ xe lăn tại Auburn, đã liên lạc với Samuel khi anh đến trại bóng rổ của họ vào mùa hè năm cấp 2.
Samuel giờ đã là một anh chàng điển trai.
Samuel nhớ lại cơ duyên với bộ môn bóng rổ: “Huấn luyện viên Taylor và tôi đã trao đổi thông tin liên lạc và câu lạc bộ trường Auburn bắt đầu chiêu mộ tôi. Sau khi thăm khuôn viên trường và suy nghĩ về việc tham gia đội bóng, huấn luyện viên Taylor ngỏ lời hỗ trợ học phí cho tôi”.
“Tại Auburn, tôi sẽ học chuyên ngành Kinesiology, một môn khoa học thể dục. Định nghĩa kỹ thuật của Kinesiology là nghiên cứu về chuyển động. Với bằng cấp đó, tôi sẽ trở thành một nhà sinh lý học thể dục, một người phân tích chuyển động của một vận động viên trong khi biểu diễn để giúp tối ưu hóa hiệu suất của họ”.
Sự thật về bức ảnh "sản phụ vỡ tử cung, đầu thai nhi chui qua vết mổ" lan truyền chóng mặt trên mạng những ngày qua
Rất nhiều người đã tin rằng câu chuyện này là thật và chia sẻ hết sức rầm rộ nhưng sự thật lại không phải là vậy.
Mới đây, rất nhiều cư dân mạng thi nhau lan truyền bức ảnh chụp bụng bầu bất thường của một sản phụ kèm những dòng thông tin như sau: " Đây là hình ảnh thai 37 tuần, vết mổ đẻ cũ, mổ lần 2, vỡ tử cung tại Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc.
Một khi đã có vết mổ đẻ cũ, bạn phải chủ động mổ sớm trước khi có chuyển dạ. Không bao giờ chờ đau bụng mới đi viện như trường hợp này, thật đáng tiếc. Con mất, mẹ phải cắt tử cung, truyền máu... Tính mạng mẹ ngàn cân treo sợi tóc. Vì vậy, việc theo khám dày đặc, kỹ lưỡng khi thai đủ tháng là rất quan trọng và cần thiết khám với bác sĩ chuyên khoa Sản để có được những tư vấn chuyên sâu và chính xác nhất".
Bức ảnh của sản phụ này với một khối nhỏ nhô ra phía dưới bụng bầu còn được miêu tả là: " Đầu thai nhi chui qua vết mổ, xé rách bàng quang".
Những thông tin sai sự thật được cư dân mạng lan truyền rầm rộ. Không hiểu những thông tin này người viết lấy ở đâu hay tự bịa đặt ra?
Thông tin và hình ảnh nói trên đã lập tức thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng, rất nhiều fanpage đã lập tức mang về trang của mình để đăng và nhận được lượng tương tác lớn. Chị em thì thi nhau chia sẻ với tốc độ chóng mặt, kèm lời cầu mong cho sản phụ giữ được mạng sống. Dưới phần bình luận, mọi người còn tag rất nhiều bạn bè, người thân vào xem và nhắc nhở nhau rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, thực tế đây lại là một câu chuyện hoàn toàn sai sự thật. Liên hệ với ThS. Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng khoa Phụ, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, BS này cho biết anh chính là người trực tiếp mổ cho sản phụ nói trên.
Sản phụ này tên Lê Thị Tuyết Tuyết (32 tuổi, hộ khẩu ở Sìn Hồ - Lai Châu) nhưng quê gốc ở Vĩnh Phúc nên về Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc để sinh con. 16h ngày 12/9, sản phụ Tuyết được BS Nguyễn Thanh Tùng trực tiếp mổ lấy thai, bé trai chào đời nặng 3,2kg. Sản phụ sinh mổ lần 2, ca mổ diễn ra bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh và vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện.
Hình ảnh gốc được BS Nguyễn Thanh Tùng chụp trước ca mổ.
Về hình ảnh của sản phụ Tuyết cũng là do BS Tùng chụp và chia sẻ trên một nhóm nội bộ các bác sĩ trong bệnh viện, không hiểu tại sao lại rò rỉ ra ngoài. " Cái khối kia là khối cầu bàng quang do đầu thai nhi chèn vào, khi mổ lấy em bé ra là hết. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thành bụng và cơ tử cung của sản phụ mỏng, chứ không phải vỡ tử cung hay phải cắt tử cung như trên mạng chia sẻ.
Nhưng tệ nhất là mẹ con sản phụ ấy vẫn khỏe mạnh bình thường mà mọi người lại chia sẻ thông tin em bé đã mất là không chấp nhận được. Một phòng khám chia sẻ thông tin sai lệch cũng đã gọi điện để xin lỗi bệnh viện. Đồng thời phía bệnh viện cũng đã có văn bản gửi cơ quan chức năng về sự việc này" - BS Tùng nói thêm.
Sự việc này một lần nữa là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta, trước khi chia sẻ thông tin về bất cứ vấn đề gì cũng cần phải tìm hiểu về độ chính xác của nó, tránh lan truyền những thông tin câu view, sai sự thật.
Tan chảy với bức ảnh siêu âm em bé cười toe toét trong bụng mẹ Dù còn chưa chào đời nhưng cậu bé đã biết tạo dáng chụp ảnh trong bụng mẹ, khiến ai nhìn cũng không khỏi cảm thấy hạnh phúc. John và Charlotte Steel là một cặp vợ chồng đến từ Manchester, Anh Quốc. Thời điểm đó, Charlotte đang mang thai ở tuần thứ 31 và trong một lần siêu âm 4D, cặp đôi đã rất...