20 năm nữa mình ly hôn, em nhé?
Em biết suy nghĩ đầu tiên của anh khi nghe lời đề nghị ly hôn từ em là gì không? Anh nghĩ, sắp tới anh sẽ có nhiều thời gian rảnh để đầu tư cho học hành, công việc.
Anh cũng nghĩ về đời sống độc thân tự do tự tại, tự do nhảy việc, tự do đi phượt, tự do làm mọi thứ mình thích. À, có lẽ anh sẽ bắt đầu bằng việc gặp lại vài cô gái độc thân vui tính mà đã lâu lắm rồi anh chưa liên lạc.
Đặc biệt, điều làm anh vui nhất có lẽ là mỗi tối sẽ không phải thức dậy mấy lần để cho con gái bú; cuối tuần sẽ đi nhậu, coi phim, đạp xe, chứ không phải ru rú ở nhà chăm con (cùng với em). Anh sẽ không phải nghe tiếng khóc chói tai, nhức óc, buốt tim từ con mỗi tối khi con bệnh. Anh (và em) sẽ không phải chịu cảnh con ói cái thứ hôi hám lên người, tè cái chất lỏng khai ngấy lên mọi nơi, từ nệm, chăn, ghế, đến quần áo. Anh (và em) sẽ không phải dừng bữa ăn giữa chừng để đi rửa đít cho con, để lau chùi chỗ phân con ị ra. Thậm chí, giữa bữa ăn, hai lần con đái, hai lần con ị, đến khi vệ sinh xong cho con thì cơm canh đã nguội, mà nếu không nguội thì anh và em cũng chả còn tâm trạng thưởng thức nữa. Anh sẽ không phải vướng bận những thứ như vậy nữa, vì em muốn nuôi con, đúng không?
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Rồi anh tự hỏi, nếu không phải anh thì ai? Trừ em ra, ai sẽ đổ phân con ị, giặt quần dính phân, thức đêm chăm con bệnh, ở nhà chăm con cho em đi họp lớp, liên hoan? Ai đủ siêng năng bỏ dở bữa ăn, bữa nhậu để đi rửa đít cho con? Ai đủ kiên nhẫn dạy dỗ con khi con hỗn hào? Khi con lớn, ai sẽ khích lệ chứ không chửi bới khi con phạm lỗi? Ai sẽ ôm hôn con khi con thành công? Cái hôn đó sẽ được người ngoài phán xét thế nào: cái hôn của cha dành cho con, hay là cái hôn của một ông già thèm gái trẻ? Con sẽ lớn lên và suy nghĩ thế nào về hạnh phúc gia đình, về sự bền vững của tình yêu và hôn nhân? Ai sẽ cho con niềm tin về một gia đình hạnh phúc đủ đầy? Hay con sẽ nghĩ rằng ba mẹ không muốn ở chung với nhau là vì con? Hay ba mẹ đã không nghĩ đến tương lai của con mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân? Làm sao con đủ tự tin để biết rằng chính con cũng xứng đáng có một người chồng yêu thương con suốt đời dù ba mẹ chia tay nhau khi con còn rất nhỏ? Dù em tái hôn, hoặc khả năng hiếm là em một mình nuôi con, thì gia đình mà em chọn đó có vun đắp đủ đầy cho con?
Người ta có thể thay vợ đổi chồng nhưng cha mẹ thì không thay thế được. Nghĩa là thiếu anh hoặc em, dù người kia cố gắng thế nào, thì gia đình mới cũng không hoàn chỉnh cho con. Mà việc không được sống với một gia đình hoàn chỉnh thì cả anh và em đều trải qua, buồn – tủi lắm, đúng không em? Em đành lòng để con phải trải qua thứ mà ba mẹ nó đã phải gặm nhấm sao? Dù cuộc sống có tốt thế nào, sự thiếu hụt cha hay mẹ đều ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con gái chúng ta, em thừa biết mà.
Trước khi có con, thậm chí ngay trước khi viết những dòng này, anh vẫn nghĩ rằng cha mẹ không nên viện cớ con cái mà sống chịu đựng nhau, để đến tuổi già sức yếu rồi mới lôi nhau ra tòa, xấu mặt con cái. Nhưng nghĩ lại, anh thấy rằng con gái còn quá nhỏ, con cần một gia đình hoàn chỉnh để sống hạnh phúc, phát triển tâm sinh lý bình thường. Ngay cả những người có gia đình đổ vỡ như anh và em, tuy không suy nghĩ hay hành động cực đoan như nhiều người khác nhưng vẫn luôn cảm thấy thiếu một cái gì đó trong cuộc sống, vì sự cân bằng trong gia đình đã không có? Em sẽ để con gái mình bị như chúng ta sao?
Anh cho rằng 20 năm nữa, khi con gái đã đủ lớn, chúng mình sẽ nghĩ đến việc ly hôn, em thấy thế nào? 20 năm tới, em sẽ sống với anh, một con người em đã hiểu rõ và có thể là người cha tốt, hoặc ít nhất là cha ruột của con và nhìn con hạnh phúc; hay em sẽ chọn rẽ sang hướng khác với một con người em chưa biết trước, và chứng kiến con gái buồn bã cả đời vì gia đình nó không giống nhiều gia đình khác? Em muốn ly hôn lúc này có lẽ sẽ tốt cho em, có lẽ sẽ tốt cho anh, nhưng anh biết sẽ không tốt cho con. Em suy nghĩ nhé.
Theo Blogtamsu
Lao đao vì chồng quá đẹp trai
Với phụ nữ, sở hữu được một người chồng đẹp trai, tài giỏi lại nhất mực yêu thương vợ con thì còn gì may mắn hơn. Thế nhưng, đâu chỉ có người vợ mới nhận ra được những ưu điểm của chồng mình.
Ngay từ hồi yêu nhau, chị Trà (35 tuổi) đã không còn lạ gì với việc bạn trai có khá nhiều "ong bướm" vây quanh dù đều biết anh đang yêu chị. Giờ đã là vợ chồng, chị Trà cứ nghĩ cảnh tượng đó sẽ không còn tiếp diễn, nhưng không ngờ nhiều cô nàng vẫn chưa cho việc anh đã có vợ là điều gì quan trọng, vẫn tán tỉnh và điềm nhiên dành tình yêu cho anh như thường. "Mình phải công nhận, người đàn ông như chồng mình quả thực là &'hiếm có khó tìm'. Anh không những đẹp trai, tài giỏi, còn sống rất chuẩn mực, yêu thương con, chung thủy với vợ" - chị Trà cười khổ cho hay.
Khi anh chị đang chuẩn bị cho đám cưới thì người yêu cũ của anh xuất hiện, ngang nhiên bày tỏ tình yêu cũng như niềm hối hận của cô ta khi trót chia tay anh. Thậm chí còn trắng trợn mong anh hủy hôn với chị để "yêu lại từ đầu" với cô ta. Lí do cô ta đưa ra là, cô ta không thể tìm được người nào tốt hơn chồng chị, cô ta vẫn yêu anh rất nhiều, cũng tin anh vẫn còn yêu cô ta. Chị Trà bảo, cũng may chồng chị không phải hạng người thích dây dưa lằng nhằng với tình cũ, vì thế anh đã thẳng thắn từ chối tấm thịnh tình của cô ta. Sau những cố gắng không thành thì cô nàng cũng đành buông tay, ấy vậy nhưng sau đó thi thoảng cô nàng vẫn nhắn tin à ơi: "Em nhớ anh!", "Nếu anh cần 1 người ở bên, em luôn sẵn lòng!"... khiến chị Trà đau đầu vô cùng.
"Khi mình đang mang thai con đầu lòng thì ở công ty chồng có một cô nàng trẻ tuổi vào làm việc. Ngay từ lần đầu tiên gặp chồng mình, cô nàng đã bị trúng tiếng sét ái tình, bởi mẫu người như anh rất hợp với hình tượng người yêu lí tưởng trong mơ của cô ta. Khi biết anh đã có vợ, cô nàng vẫn theo đuổi ráo riết, bằng đủ mọi cách khác nhau, từ quan tâm chăm sóc ân cần, tới liếc mắt đưa tình đắm đuối, rồi cuối cùng là nhào vào ôm anh vừa khóc vừa bày tỏ tấm chân tình sâu đậm" - chị Trà kể. Chị trần tình, chồng chị đã khá nhiều lần tỏ rõ quan điểm một lòng một dạ với vợ, nhưng cô nàng vẫn không từ bỏ, luôn viện cớ: "Anh có vợ là việc của anh, còn yêu anh là việc của em! Anh đừng bận tâm đến em, chỉ cần biết rằng em rất yêu anh, thế là đủ!". Bản thân chị cũng đã gặp trực tiếp cô ta, cứ nhìn vào đôi mắt đẫm lệ, vẻ tươi trẻ dễ thương, đồng thời nghe những lời bày tỏ tình yêu chân thành từ khuôn miệng xinh xắn của cô ta mà đến chị là phụ nữ cũng không cầm lòng được, nữa là cánh đàn ông.
"Thực sự mình cũng chẳng biết phải làm sao với những đối tượng như thế nữa. Nói chuyện từ thân tình, thẳng thắn, tới dọa nạt đủ cả rồi, nhưng không xoay chuyển được suy nghĩ của họ. Còn chồng mình, hiện tại anh vẫn tốt, vẫn quan tâm yêu thương và 1 lòng với vợ con, nhưng trong lòng mình thực sự vẫn nơm nớp lo lắng lúc anh yếu lòng. Thôi đành tự nhủ rằng, chồng có phải là đồ vật đâu mà lo lắng nghĩ cách giữ, anh có chân, muốn đi rồi giữ cũng không được, muốn ở rồi đuổi cũng không đi" - chị thở dài thổ lộ.
Cũng có một người chồng đẹp trai, kiếm tiền giỏi lại tốt tính như chị Trà là chị Yến (33 tuổi). Chẳng khác gì chị Trà, chị Yến cũng bởi những phẩm chất tốt đẹp hiếm có của chồng mà bao phen phải đau đầu nhức óc và thấp thỏm lo lắng.
"Của đáng tội, chồng mình rất bảnh trai, lại kiếm ra tiền, đồng thời luôn tỏ ra là người lịch sự, biết giao tiếp, vì thế mà khiến không ít các cô nàng đỏ mắt thèm thuồng. Những kiểu nhắn tin à ơi muốn cặp với anh vì tiền, hay đang đêm gọi điện để tâm sự nọ kia, hoặc trắng trợn hơn là gạ tình chồng mình thì mình cũng bắt gặp không ít, nhưng đối với những trường hợp ấy, chỉ cần chồng mình bơ đi thì họ cũng không lằng nhằng làm phiền. Sợ nhất là những cô nàng mang trong mình một tình yêu đích thực, thậm chí là muốn bằng mọi cách chiếm anh từ tay mình về làm của riêng mà thôi" - chị Yến cho hay.
Theo lời chị Yến, công ty đối tác của công ty chồng chị có một cô nàng rất xinh đẹp, sành điệu và thông minh. Cô ta thấy chồng chị "hoàn hảo" thì quyết tâm chinh phục anh bằng được. Mặc dù nhiều lần "bật đèn xanh" mà anh coi như không biết cũng không khiến cô ta nản lòng. Cô ta "dội bom" anh bằng những lời ngọt ngào hơn mật, những cử chỉ tình tứ, những gợi ý mờ ám. Thậm chí trong 1 buổi liên hoan mà bên anh mời công ty cô ta làm khách, cô ta còn lợi dụng lúc anh có men rượu để quấn quýt và lả lơi mời gọi anh. Cũng may, anh vẫn đủ lí trí để từ chối sự quyến rũ chết người ấy. Sau khi dự án hợp tác kết thúc, anh cắt hẳn liên lạc với cô ta, nhưng cô ta thì vẫn tuyên bố sẽ không bao giờ bỏ cuộc, và thi thoảng vẫn nhắn cho anh nói những lời đường mật, mặc dù anh không đáp lại.
"Có một đợt, tự dưng bỗng xuất hiện một cô em gái nuôi của chồng mình. Mình hỏi chồng thì được biết, cô nàng qua người khác mà biết tới chồng mình, thấy anh giống hệt người anh trai đã mất của cô ta nên nằng nặc đòi nhận anh là anh trai. Cũng từ ấy, cô ta nghiễm nhiên quấn lấy anh như 1 cô em gái, thậm chí còn đến tận nhà mình làm thân với mình, một điều chị 2 điều chị, còn hay mua quà cho con trai mình. Chồng mình thấy cô ta không có ý đồ gì thì cũng chẳng để tâm cảnh giác, nhưng mình thì nghĩ chuyện không đơn thuần là như thế, tuy vậy mình vẫn bình thường như không, cô ta muốn diễn thì mình sẽ phối hợp. Y như rằng, 1 thời gian sau, chính bản thân cô nàng đã không thể kiên nhẫn được với vai trò cô em gái chẳng có lợi lộc gì, bắt đầu lộ rõ ý đồ chân chính" - chị Yến ngao ngán tâm sự. Và bằng chứng chính là đám tin nhắn cô nàng bộc bạch nỗi lòng với chồng chị: "Em yêu anh, nhưng em sẽ không cần gì cả, chỉ cần tình yêu của anh thôi. Em nguyện đi bên lề cuộc đời anh, vợ anh sẽ không bao giờ biết được đâu!".
"Đôi khi mình đã nghĩ, giá kể chồng mình không đẹp trai, tài giỏi thế này thì có khi mình sẽ thảnh thơi, thoải mái hơn, sẽ chẳng phải suốt ngày lo này lo kia, thấp thỏm không yên sợ anh sa ngã vì anh là người chứ chẳng phải gỗ đá. Không những thế mình còn phải gồng lên cố gắng để bản thân luôn nổi bật, sợ anh chán, sợ anh thấy nhàm, thật là mệt mỏi..." - chị nhẹ giọng bày tỏ những suy nghĩ tự đáy lòng.
Theo Giadinh
Đừng để tan là... nát! Thật dễ dàng tìm thấy những cuộc hôn nhân tan vỡ được đưa ra mổ xẻ, được tổ chức "đại tang" trên mạng xã hội, báo chí, nhất là báo mạng. Câu chuyện xoay quanh những người của công chúng càng được truyền thông dành quyền ưu tiên và hào phóng cấp "quota" giấy mực. Cuộc tranh đoạt tài sản, con cái, thậm...