20 năm nhìn lại đảo nhân tạo lớn nhất thế giới hình cây cọ
Palm Jumeirah là đảo nhân tạo lớn nhất thế giới được xây dựng 20 năm trước ở Dubai và là biểu tượng của tiểu vương quốc này.
Việc nạo vét và đặt móng cho đảo Palm bắt đầu vào năm 2001 ở tiểu vương quốc Dubai, thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE). 6 năm sau, những cư dân đầu tiên của hòn đảo đã chuyển đến sinh sống.
Tàu và sà lan bắt đầu xây dựng dự án đảo Palm ở Dubai. Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) được đưa vào không gian ở độ cao khoảng 676 km để định vị chính xác hình dạng của đảo Palm.
Kết cấu độc đáo của Palm Jumeirah bao gồm lượng cát khổng lồ 95 triệu mét khối.
Hòn đảo giống như một cây cọ cách điệu, hình thành từ cát được nạo vét ở đáy vịnh Ba Tư.
Video đang HOT
Ngoài ra, 7 triệu tấn đá đã được khai thác từ dãy núi Hajar và được vận chuyển để xây đảo. Trong ảnh là đảo Palm nhìn từ trên cao vào năm 2005.
Cơ sở hạ tầng cơ bản đã được hoàn thành vào năm 2004, và hòn đảo được mở cửa xây dựng vào năm 2006.
Một trong những sự thật thú vị nhất về kỹ thuật xây dựng đảo nhân tạo Palm Jumeirah là chỉ hoàn toàn sử dụng cát và đá, không có thép hoặc bê tông. Điều này được thực hiện theo cam kết của tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người đưa ra ý tưởng xây đảo cây cọ.
Ảnh chụp từ trực thăng năm 2007 cho thấy các công trình xây dựng đang được tiến hành tại Palm Jumeirah.
Pháo hoa trong lễ khánh thành khu nghỉ dưỡng Atlantis, The Palm ở Dubai ngày 21/11/2008. Khu nghỉ dưỡng lớn trị giá 1,5 tỷ USD với 1.539 phòng là khu nghỉ mát đầu tiên mở cửa trên đảo Palm Jumeirah.
Đảo Palm Jumeirah dài 5 km, gồm một thân cây, 16 nhánh lá cọ, với phần bán nguyệt gần 17 km tạo thành một đê chắn sóng dài 11 km.
Ngoài ra còn có tuyến tàu điện một làn nối Palm Jumeirah với đường bờ biển của Dubai. Tuyến tàu điện này vận chuyển hơn 20.000 lượt khách mỗi ngày.
Palm Jumeirah thu hút người nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới. Cầu thủ bóng đá Anh David Beckham sở hữu một biệt thự ở Palm Jumeirah. Siêu sao Bollywood Shahrukh Khan cũng có một biệt thự 6 phòng ngủ ở Palm Jumeirah và hòn đảo này là điểm lưu trú yêu thích của ông.
Palm Fountain được khánh thành ngày 22/10/2020 tại Point Palm Jumeirah. Palm Fountain phá kỷ lục là đài phun nước lớn nhất thế giới với 7.327 mét vuông.
The View at The Palm, một đài quan sát giúp quan sát toàn cảnh 360 độ về Palm Jumeirah, mở cửa cho công chúng hôm 7/4.
Những ngôi nhà tráng lệ, khu nghỉ dưỡng khách sạn và một số địa điểm ăn uống sang trọng trên đảo nhìn từ The View at The Palm.
Tàu chiến Mỹ nổ súng xua đuổi xuồng vũ trang Iran
Ba xuồng vũ trang Vệ binh Hồi giáo Iran áp sát nhóm tàu Firebolt và Baranoff ở vịnh Ba Tư, buộc tàu Mỹ nổ súng cảnh cáo.
"Xuồng vũ trang của Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGCN) tối 26/4 tiếp cận tàu tuần tra bờ biển USS Firebolt của hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên USCGC Baranoff ở khoảng cách gần quá mức mà không rõ ý định. Có thời điểm hai bên chỉ cách nhau hơn 62 m", hải quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm qua.
Quân đội Mỹ cho biết tàu Firebolt và Baranoff khi đó đang thực hiện nhiệm vụ an ninh hàng hải thông thường ở vùng biển quốc tế phía bắc vịnh Ba Tư. "Kíp tàu Mỹ đã phát hàng loạt cảnh báo qua điện đàm và loa phóng thanh, nhưng các xuồng IRGCN vẫn tiếp tục áp sát. Thủy thủ đoàn USS Firebolt sau đó nổ súng cảnh cáo, khiến nhóm xuồng vũ trang Iran tách ra và giữ khoảng cách an toàn với tàu Mỹ", thông cáo có đoạn viết.
Hải quân Mỹ không cho biết loại vũ khí được khai hỏa trong sự việc. USS Firebolt thuộc lớp tàu tuần tra gần bờ Cyclone, được trang bị vũ khí gồm hai pháo tự động 25 mm, hai súng máy 12,7 mm, súng máy 7,62 mm, súng phóng lựu tự động Mark 19 và bệ phóng tên lửa phòng không vác vai Stinger.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran chưa bình luận về thông tin.
Sự việc xảy ra chỉ vài giờ sau khi quan chức hải quân Mỹ tiết lộ nhóm ba tàu tấn công cao tốc và một tàu hậu cần dài 54 m mang tên Harth 55 của IRGCN đã cản trở hoạt động của tàu USCG Monomoy và USCG Wrangell thuộc Tuần duyên Mỹ ở vịnh Ba Tư hồi đầu tháng. Chiếc Harth 55 nhiều lần chạy cắt mặt tàu Mỹ, nhưng thủy thủ đoàn trên hai tàu không nổ súng cảnh cáo.
Giới chức Mỹ cho rằng còn quá sớm để xác định mục đích của lực lượng Iran, nhưng họ cho rằng các hành động này không phải theo chỉ thị từ lãnh đạo cấp cao.
"Những gì chúng tôi thường thấy từ IRGCN không nhất thiết được tiến hành theo lệnh của Lãnh đạo tinh thần tối cao hay chính phủ Iran, mà là hành động thiếu trách nhiệm của chỉ huy có mặt tại hiện trường", tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ, cho biết và nói rằng lực lượng Mỹ sẽ không để những cuộc chạm mặt leo thang thành vòng xoáy khiêu khích lẫn nhau.
Vị trí eo biển Hormuz và vịnh Ba Tư. Đồ họa: NY Times .
Iran thường xuyên điều phương tiện giám sát tàu chiến Mỹ ở Vùng Vịnh. Các vụ áp sát hoặc chạy cắt mặt từng diễn ra nhiều lần trong quá khứ, nhưng đã ít xuất hiện trong những năm gần đây.
Vệ binh Iran chạy cắt mặt tàu tuần tra Mỹ UAV Iran chiếu tướng tàu sân bay Mỹ
Tàu của Vệ binh Iran 'lượn thành đàn' quanh tàu Mỹ trên Vịnh Ba Tư Suốt nhiều giờ đồng hồ, nhóm tàu thuyền của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRCG) đã "lượn thành đàn", vây xung quanh hai tàu tuần duyên Mỹ trên Vịnh Ba Tư. Các tàu của IRCG chạy gần các tàu tuần duyên Mỹ trên Vịnh Ba Tư hồi tháng 4/2020. Ảnh: Reuters Ngày 26/4, tờ Wall Street Journal dẫn lời...