20 năm Hong Kong trở về Trung Quốc
Năm 1997, Anh đã trao trả Hong Kong về với Trung Quốc sau khi thỏa thuận thuê đất hết hạn. Sau tròn 20 năm, Hong Kong vẫn đang là một đặc khu hành chính, với hệ thống chính quyền, luật pháp và văn hóa khác biệt. Nhưng chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với Hong Kong sau năm 2047.
Lễ trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997 (Ảnh: AFP/Getty)
“Một đất nước, hai chế độ”
Quốc kỳ Trung Quốc tung bay tại Hong Kong trong lễ trao trả vào ngày 1/7/1997, sau 156 năm cai trị của người Anh. Khi đó, Hong Kong vẫn duy trì nhiều chế độ như hồi còn là thuộc địa của Anh. Hiến pháp Trung Quốc cho phép đặc khu hành chính Hong Kong có hệ thống kinh tế và luật pháp độc lập, tự do ngôn luận và cơ quan lập pháp riêng biệt.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi đó đã đưa ra nguyên tắc quản lý Hong Kong theo mô hình “một đất nước, hai chế độ”. Theo đó, Hong Kong được phép duy trì nền kinh tế “tư bản” và những quyền tự do dân chủ có giới hạn. Tuy nhiên, chủ quyền của Hong Kong sẽ thuộc về Trung Quốc
Tại sao Anh trao trả Hong Kong vào năm 1997?
Sau khi thực dân Anh đánh bại triều đình nhà Thanh trong các cuộc chiến tranh thuốc phiện, lãnh thổ Hong Kong và Cửu Long được trao cho người Anh cai quản theo Điều ước Nam Kinh và Điều ước Bắc Kinh. Đến năm 1989, London thuê lại một số cùng lãnh thổ khác xung quanh khu vực này, đồng thời cam kết sẽ trao trả lại cho Trung Quốc sau 99 năm. Theo thỏa thuận, “thương vụ” thuê đất này sẽ hết hạn vào ngày 30/6/1997.
Khi đó chính phủ Anh đề xuất trao trả chủ quyền Hong Kong cho Trung Quốc nhưng vẫn duy trì sự cai quản vùng đất này, tuy nhiên đề xuất này đã bị bác bỏ.
Điều đó đồng nghĩa với việc Hong Kong đã hoàn toàn trở về với Trung Quốc vào ngày 1/7/1997, với điều kiện thành phố này vẫn duy trì một chính quyền độc lập, luật pháp độc lập và lối sống khác biệt so với đại lục trong thời hạn 50 năm, tức là vào năm 2047.
Video đang HOT
Vì sao lễ kỷ niệm 20 năm quan trọng?
Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Hong Kong trở về với Trung Quốc mang ý nghĩa rất quan trọng. Sau 20 năm, Hong Kong đã thay đổi nhanh chóng. Chính quyền thành phố cùng với giới chức Trung Quốc đã thúc đẩy những mối liên hệ chặt chẽ thông qua những dự án cơ sở hạ tầng, thay đổi trong giáo dục và tăng cường quan hệ kinh tế.
Cũng giống hầu hết các nước trên thế giới, Hong Kong ngày càng có những phân cực rõ ràng trong chính sách ngoại giao. Tại Hong Kong có hai xu hướng trái ngược là ủng hộ đại lục và ủng hộ một Hong Kong có quyền tự trị.
Nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm đầu tiên tới Hong Kong kể từ khi ông nắm quyền năm 2012.
“Niềm tự hào dân tộc”
Kể từ khi nắm quyền năm 1949, đảng Cộng sản Trung Quốc luôn phản đối sự cai trị của các nước khác đối với các vùng lãnh thổ vốn thuộc Trung Quốc.
Sự trở về của Hong Kong là một dấu mốc quan trọng, là niềm “tự hào dân tộc”. Thậm chí, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng dọa sẽ giành lại Hong Kong bằng vũ lực nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trong hòa bình.
Hong Kong cũng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, trong bối cảnh nước này chuyển sang nền kinh tế thị trường một cách chậm chạp.
Người dân giờ đây nghĩ gì?
Đường phố Hong Kong trong dịp kỷ niệm 20 năm trở về đại lục (Ảnh: Imaginechina)
So với 20 năm trước, người dân Hong Kong giờ đây không còn nhiều cảm xúc về việc thành phố này trở về với Trung Quốc. Hầu hết người dân đều cảm thấy một chút háo hức xen lẫn hoang mang.
Họ hầu như không hề biết điều gì sẽ thay đổi trong tương lai gần khi thỏa thuận Trung – Anh hết hiệu lực. Bắc Kinh hoàn toàn kiểm soát tình hình. Nhà lãnh đạo mới của Hong Kong, bà Carrie Lam, được biết đến là một chính trị gia thân Trung Quốc.
Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều nhóm phong trào, chủ yếu là những người trẻ, đứng lên đấu tranh yêu cầu quyền độc lập cho Hong Kong.
Tương lai sẽ ra sao?
Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố rõ ràng điều gì sẽ xảy ra với Hong Kong sau năm 2047 khi thỏa thuận với Anh hết hiệu lực. Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục thúc đẩy việc gắn kết gần gũi hơn nữa với Hong Kong, đặc biệt là tăng cường các kênh vận chuyển.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến dự đoán rằng Hong Kong sẽ mất dần vị thế đặc khu và trở thành một tỉnh bình thường của Trung Quốc.
Nhật Minh
Theo Guardian
Ông Tập nói chính sách 'một đất nước' gặp thách thức ở Hong Kong
Chủ tịch Trung Quốc cho rằng có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách "một đất nước, hai chế độ" ở Hong Kong.
Ông Tập thị sát lễ duyệt binh ở Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay nói rằng công thức "một đất nước, hai chế độ" ở Hong Kong đang đối mặt với những "thách thức mới", dù sự thành công của chính sách này "đã được cả thế giới công nhận", Reuters đưa tin.
"Trong quá trình thực hiện, chúng ta đã gặp một số tình hình mới, vấn đề mới và thách thức mới. Chúng cần được đánh giá đúng đắn và phân tích hợp lý. Các vấn đề không đáng lo ngại. Mấu chốt là tìm ra cách để giải quyết chúng", ông Tập nói khi tới Hong Kong dự lễ kỷ niệm 20 năm đặc khu hành chính này được trao trả cho Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc không đưa ra các ví dụ, chỉ nói rằng những vấn đề cần được khắc phục và không thể giải quyết bằng "cảm tính".
Ông Tập sáng nay thị sát cuộc duyệt binh của lực lượng quân đội Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong, với hơn 3.000 binh sĩ tham gia. Quân đội Trung Quốc cho biết đây là cuộc diễu binh lớn nhất ở Hong Kong kể từ năm 1997 tới nay.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng cuộc duyệt binh quy mô lớn này là thông điệp gửi tới những nhà hoạt động trẻ đang muốn Hong Kong được hưởng quyền tự quyết lớn hơn.
Khánh Lynh
Theo VNE
Việt Nam chúc mừng 20 năm Hong Kong trở về với Trung Quốc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc Hong Kong trở về với Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước này. Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào tháng 7/1997. Ảnh: AFP Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Hong Kong trở về với Trung Quốc (01/7/1997 - 01/7/2017) Thủ tướng Nguyễn Xuân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cái bắt tay định hình lại cục diện năng lượng ở khu vực Trung và Nam Á

Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí

Houthi tiếp tục tấn công tàu sân bay Mỹ

Ấn Độ: Sơ tán bảo tàng 200 năm tuổi vì trò đùa ngày Cá tháng Tư

Australia cảnh báo thời tiết biển nguy hiểm đối với hàng triệu người

Gần 25 triệu người phải di dời ở vùng Sừng châu Phi

3 ẩn số trước thềm 'ngày giải phóng' thuế quan của Tổng thống Trump

Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng

Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh trong ngày phán quyết Tổng thống

Mực nước Biển Caspi liên tục sụt giảm

Trên 500 tù nhân tại Haiti vượt ngục trong cuộc tấn công của băng đảng vũ trang

Trên 4,6 triệu người tại Somalia đang trong tình trạng đói nghèo
Có thể bạn quan tâm

Động lực thúc đẩy Đông Nam Á hướng đến năng lượng hạt nhân
Uncat
16:24:40 02/04/2025
4 ngày cuối tuần (3/4-6/4), 3 con giáp tiền tài phủ phê, giàu to bất chấp, vàng đến cửa trước, bạc vào cửa sau
Trắc nghiệm
16:20:22 02/04/2025
Video nghẹt thở hé lộ cảnh mắc kẹt trong đống đổ nát ở Myanmar: Hai bé gái cùng bà để lại thông điệp cuối cùng giữa tuyệt vọng
Netizen
16:15:45 02/04/2025
Lấy "phi công" kém 34 tuổi, cụ bà 74 tuổi có cuộc sống bất ngờ
Lạ vui
16:05:58 02/04/2025
Rapper Kanye West chọc giận, nói xấu gia đình vợ cũ Kim Kardashian
Sao âu mỹ
15:18:47 02/04/2025
Hot nhất phòng vé lúc này: 1 phim Việt chưa chiếu đã có doanh thu cao gấp 3 lần 24 đối thủ cộng lại
Phim việt
15:15:29 02/04/2025
Thu Trang vướng tin mang thai, Tiến Luật liền gây dậy sóng: "Có 2 con gái cũng vui"
Sao việt
15:12:33 02/04/2025
Giới chuyên môn nói về 'Địa đạo': Phim Việt có tầm vóc của một tác phẩm quốc tế
Hậu trường phim
15:08:42 02/04/2025
Duy Mạnh và ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lượn phố bằng xe máy, sở hữu tài sản bạc tỉ vẫn giản dị thế này!
Sao thể thao
14:59:02 02/04/2025
Seungri lên kế hoạch trở lại làng giải trí tại Trung Quốc
Sao châu á
14:57:08 02/04/2025