20 năm đau khớp gối, nữ bệnh nhân thoát cảnh phải bò nhờ phẫu thuật
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp giai đoạn cuối biến dạng nặng, mỗi khi di chuyển rất khó khăn thậm chí phải bò. Tuy nhiên, bệnh nhân đã được bác sĩ phẫu thuật và đi lại bình thường.
Ngày 22/4, bác sĩ Kiều Quốc Hiền, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình (BV E) cho biết, sau 1 tuần phẫu thuật, bệnh nhân N.T.K. (65 tuổi, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã có thể tập đi lại, thoát cảnh bò lồm cồm trên đường.
Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khớp gối 2 bên biến dạng bất thường, khớp gối trái phì đại, co rút gấp và không đi lại được. Bệnh nhân cho biết, bị mắc bệnh viêm đau khớp từ 20 năm trước và bệnh tiến triển tăng dần theo thời gian. Các bác sĩ xác định, bệnh nhân bị thoái hóa khớp trên nền viêm khớp dạng thấp, dẫn đến biến dạng bất thường. Khoảng 5 năm trở lại đây, bệnh nhân thường xuyên phải nhập viện điều trị. Mặc dù, các cơn đau do bệnh có thuyên giảm nhưng thực chất bệnh vẫn âm thầm tiến triển, khiến bệnh nhân không đi lại được.
Bệnh nhân đang được các bác sĩ tập đi
Tại BV, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thoái hoá khớp giai đoạn cuối biến dạng nặng. Theo bác sĩ Hiền, đây là những triêu chưng thoai hoa khơp gôi chứng tỏ sụn khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng. Hơn nữa, do chân bệnh nhân co rút, gấp hơn 30 độ nên rất khó khăn trong phẫu thuật chỉnh trục chi và phục hồi chức năng. Đặc biệt, do tình trạng bệnh rất nặng, nên nhiều BV đã “từ chối” điều trị, phẫu thuật cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Sau khi thăm khám, BV chỉ định phẫu thuật thay khớp gối toàn phần cho bệnh nhân. Sau 2 tiếng thực hiện, kíp mổ đã tiến hành thay toàn bộ cả mặt khớp của nồi đùi cầu, mặt khớp mâm chày và mặt khớp bánh chè đùi bằng vật liệu nhân tạo, chỉnh lại trục của xương, chi, cân bằng phần mềm như hệ thống dây chằng, gân, cơ. “Khi thực hiện ca phẫu thuật này, các bác sĩ được ví như “đâm đầu vào đá” vì nguy cơ biến chứng và tỷ lệ thành công không cao. Thêm nữa, thể trạng bệnh nhân yếu, cân nặng chỉ gần 30kg”, bác sĩ Hiền chia sẻ.
Theo bác sĩ Hiền, thoái hóa khớp gối là quá trình hủy hoại, bào mòn sụn và xương dưới sụn của khớp, gây nên những biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự lắng đọng can xi và các gai xương, dẫn đến các biến dạng khớp, làm hư khớp. Thoai hoa khơp gối có thể đau nhiêu va tê buôt toan bô chân khiên ngươi bênh ngai đi lai, phai thay đôi dang đi đưng đê cam thây đơ đau hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối như tuổi cao, viêm khớp, chấn thương, rối loạn chuyển hóa, nội tiết, béo phì, vận động gắng sức, chế độ ăn uống thiếu khoa học… Người cao tuổi, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mặc bệnh thoái hóa khớp gối cao.
Thoái hóa khớp gối gây đau kéo dài, làm biến dạng khớp gối, giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến teo cơ, tràn dịch khớp tái diễn, mất khả năng vận động, tàn phế và thậm chí phải ngồi xe lăn.
Linh Trần
Theo phunuvietnam.vn
Bé sơ sinh Cần Thơ níu áo bác sĩ không buông
Được bế từ bụng mẹ sang bàn cân sơ sinh để kiểm tra trọng lượng, bé bất ngờ vung tay nắm chặt áo bác sĩ không chịu buông ra.
Bé trai nặng 3,4 kg, hồng hào, khóc to chào đời tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, thành phố Cần Thơ cuối năm 2018. Bức ảnh bác sĩ bị bé nắm áo đến gần đây mới được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Bác sĩ "bị nạn" là giám đốc y khoa Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, đề nghị không nêu tên. Anh kể đây là ca sinh mổ như bình thường. Sau khi đón bé chào đời và đưa cho mẹ ôm, anh vừa bế bé sang bàn cân sơ sinh thì bất ngờ bị bé níu chặt lấy áo. Anh bối rối bởi không bước đi được để quay trở lại bàn mổ tiếp tục xử lý sau mổ còn lại cho mẹ bé.
Nhiều năm gắn bó với ngành sản phụ khoa, nam bác sĩ chia sẻ "chưa từng gặp trường hợp dí dỏm, đặc biệt như thế này" nên nhờ nhân viên y tế chụp ảnh làm kỷ niệm.
Bé nắm quá chặt nên sau đó bác sĩ đành vừa nhẹ nhàng gỡ tay bé ra vừa nói: "Bác sĩ còn phải tiếp tục các khâu phẫu thuật còn lại cho mẹ, con nhé".
Khoảnh khắc bé níu áo bác sĩ được nhân viên y tế chụp lại. Ảnh bệnh viện cung cấp.
"Đây là một trong những kỷ niệm đáng yêu của tôi, là cơ duyên gắn bó đặc biệt giữa bác sĩ sản khoa và những đứa con do chính tay mình đỡ sinh", nam bác sĩ tâm sự.
Hôm ấy cũng chính là sinh nhật của anh.
Trên các mạng xã hội, người dùng rất hào hứng với hình ảnh "cậu bé ăn vạ" cùng nhiều bình luận hài hước: "Đang ngủ ngon lành trong bụng mẹ, bác sĩ đưa cháu ra ngoài làm gì vậy", "Xấu hổ quá, bác sĩ mau mặc quần áo vào cho cháu đi", "Chưa muốn ra ngoài đâu, đưa cháu trở về thế giới của cháu đi"...
Lê Phương
Theo VNE
Bệnh viện tư ở TP.HCM 2 lần đạt chứng nhận chất lượng y tế quốc tế JCI Ngày 6/3, bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV cho biết cơ sở y tế tư nhân này đã được JCI trao chứng nhận chất lượng y tế quốc tế lần 2. Đại diện bệnh viện cho biết, ba năm trước họ đã được trao chứng nhận này. JCI là tổ chức hàng đầu thế giới thẩm định và chứng...