20 năm của người Thái và mong ước của ông Park
Ngẫu nhiên bóng đá Thái Lan quy hoạch chiến lược 20 năm của mình sẽ vươn lên một tầm cao mới có dáng dấp như mong ước của… HLV Park Hang-seo thực hiện với bóng đá Việt Nam (VN).
Ông Park nhấn mạnh: “VN muốn chơi World Cup phải đào tạo cầu thủ trẻ dưới 10 tuổi ngay từ bây giờ!”.
HLV Park Hang-seo sau lần giúp bóng đá VN vào tứ kết Asian Cup 2019 đã chia sẻ với truyền thông Hàn Quốc rằng thành công của ông chỉ có tính nhất thời. Khao khát của ông là bóng đá VN cần xây dựng một chiến lược bài bản và chuyên nghiệp hơn, để bất cứ HLV nào gắn bó cũng làm việc dễ dàng hơn.
Về tham vọng bơi ra biển lớn, ông Park nói thẳng bóng đá VN đừng mơ Olympic hay World Cup khi có một hệ thống đào tạo trẻ còn yếu. Thực tế thầy trò ông Park đã mất suất Olympic như mong mỏi của ông từ ngày đầu dẫn dắt đội tuyển, sau thất bại ở vòng chung kết U-23 châu Á hồi đầu năm 2020.
Còn ở vòng loại thứ hai World Cup 2022, ông Park thừa hiểu khả năng của các học trò có thể giành chiếc vé đi tiếp vào vòng loại cuối cùng, giống với người Thái cách đây bốn năm đã làm, nhưng để tiến sâu hơn nữa thì khó như hái sao trên trời.
Video đang HOT
HLV Park Hang-seo vẫn nghĩ đến tầm nhìn xa thay cho những chiến công đạt được. Ảnh: NGỌC DUNG
Thầy Hàn rất nhiều lần nhắn nhủ VFF muốn nghĩ đến vòng chung kết World Cup thì ít nhất cần phải đầu tư mạnh mẽ đồng bộ vào lứa cầu thủ dưới 10 tuổi, chưa kể phải hoàn thiện cơ sở vật chất và bảo đảm các điều kiện khác như thể lực, y tế… Thế hệ trẻ này sau 10 năm có thể trở thành lực lượng nòng cốt của đội tuyển VN và lúc đó mới đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn.
Ông Park đã giúp VFF tô hồng bản tổng kết vô địch Đông Nam Á trong tầm nhìn chiến lược đến cuối năm nay nhưng để đi xa nữa lại là cả một vấn đề.
Cả chục năm qua, khi làng bóng Việt còn ao ước làm trùm khu vực thì người Thái đã có lúc không còn quá thích thú vô địch AFF Cup hay SEA Games nữa sau rất nhiều lần đăng quang. Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Samyot Poompanmuang bây giờ đã tính đến kế hoạch tổng thể phát triển bóng đá trong 20 năm, đặc biệt ở cấp độ trẻ.
Ông Samyot sau cuộc họp với bộ phận phát triển kỹ thuật Thái Lan đã phê chuẩn mô hình các đội trẻ theo phương pháp của Qatar đang sử dụng, vừa vô địch châu Á vừa làm nòng cốt cho World Cup 2022. Theo đó, các đội tuyển trẻ Thái Lan sẽ tham gia các đấu trường lớn khác nhau mà không nhất thiết chơi cùng độ tuổi. Họ gần như sẽ đại diện cho đội tuyển quốc gia hoặc các lứa đàn anh chơi ở Olympic hoặc vòng loại cúp thế giới để trải nghiệm và tích lũy sức mạnh cho đội tuyển quốc gia trong tương lai.
Mô hình mà bóng đá Thái Lan xác định sẽ đi với điểm rơi cụ thể cũng rất giống với những gì ông Park Hang-seo mong muốn thực hiện cùng bóng đá VN. Giờ thì điều quan trọng là bắt tay vào sớm và cách làm cho việc tính xa hơn ao làng Đông Nam Á.
ĐĂNG HUY
Cuộc cách mạng Thai-League và nỗi sầu V-League
Các nhà làm giải Thai-League đã quyết định chọn thời điểm bóng lăn trở lại vào đầu tháng 9 không chỉ để tránh dịch COVID-19 an toàn mà còn toan tính lâu dài cho một cuộc cách mạng hoàn chỉnh.
Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Samyot Poompanmuang cho biết đã nhận sự ủng hộ cao của tất cả CLB đang chơi Thai-League 1 và 2 (tương đương V-League và hạng Nhất) về việc mùa giải sẽ bắt đầu từ tháng 9-2020 cho đến tháng 5-2021. Gọi là bắt đầu dù Thai-League đã chơi xong vòng đấu thứ tư rồi bị gián đoạn do dịch COVID-19. Không ai ngờ lịch "chữa cháy" này sẽ trở thành phương thức mới được áp dụng cho những mùa bóng sau đó.
Việc người Thái chuyển đổi mùa giải của mình tương tự làng bóng châu Âu theo lý giải của họ là sẽ giải nhiều bài toán có lợi cho cuộc chơi và cầu thủ của mình. Ý tưởng này ban đầu nhằm tránh những tháng vào mùa mưa ở Thái Lan có thể làm khán giả đến sân ít đi. Sau đó, nó gỡ rối cho các CLB Thái Lan đá cúp châu Á không bị động trùng với mùa Thai-League đang thi đấu. Cuối cùng, tham vọng của bóng đá Thái Lan là giúp cầu thủ của họ thuận lợi hơn khi tiếp cận với thị trường chuyển nhượng như bóng đá châu Âu.
Dĩ nhiên, người Thái sẽ phải tiếp tục giải những bài toán khác để hoàn thiện, nhất là Thai-League trùng với các giải hấp dẫn ở châu Âu...
Tuy nhiên, nói như những nhà làm bóng đá Thái Lan là phải đột phá để theo xu hướng thế giới chứ không phải thấy khó khăn thì lùi bước.
Thực chất người Thái từ lâu đã nâng tầm giải đấu của mình với phương pháp tổ chức như giải Ngoại hạng Anh. Nguồn thu khổng lồ từ bản quyền truyền hình ở Thai-League, hay kinh doanh các vật phẩm lưu niệm, áo đấu CLB, tiền thu bán vé... là các khoản thu nhập chính của họ, khác với V-League đa phần dựa vào sự làm ăn của các ông chủ. Còn nhớ hãng Toyota cách đây ba năm từng tài trợ cho V-League mỗi mùa 40 tỉ đồng nhưng sang chơi với Thai-League thì chi gấp bốn lần để gắn cái tên cạnh chữ Thai-League.
Điều quan trọng nhất của làng bóng Thái Lan là đột phá đấy đã được làn sóng đồng thuận mạnh mẽ từ các CLB thành viên bởi tất cả đều phục vụ cho quyền lợi chung của CLB.
Nhìn lại V-League mỗi mùa thường có những khoản tiền dư dả đưa rất nhiều đoàn lãnh đạo đội đi nghiên cứu, học tập cách thức tổ chức giải đấu ở châu Âu, Hàn, Nhật... nhưng đến nay đều là "cưỡi ngựa xem hoa".
Không cần phải học Thái cách làm rập khuôn bóng đá Anh mà chỉ cần học hai điều đã thấy rất rõ ở bóng đá Thái Lan. Một là vị tổng thư ký của họ từng từ quan và sang Anh học tất cả bài toán hay ở Premier League rồi trở về áp dụng đổi mới cho làng bóng Thái, hai là những phương thức đặt quyền lợi các CLB lên trên và xem CLB chính là nền tảng để phát triển bóng đá.
CÔNG TUẤN
Thầy Park có bột mới gột nên hồ HLV Park Hang-seo và các cộng sự trong mùa dịch COVID-19 vẫn miệt mài với lý thuyết nâng chất và nâng tầm các đội tuyển quốc gia chờ ngày tái xuất nhưng thực tế không phải chỉ toàn màu hồng. Ông thầy người Hàn Quốc sau hơn hai năm thành công với bóng đá Việt Nam và sau một lần sẩy chân với...