20 năm chịu đau đớn vì một lần ngã trẹo chân
Người phụ nữ 55 tuổi ở Hà Nội bị đau chân không thể bước đi bình thường, 20 năm sau bác sĩ mới phát hiện bị trật khớp bàn chân.
Bị ngã trẹo cổ chân từ 20 năm trước, bà bị đau bàn chân, bước đi khó khăn song vẫn nghĩ là chấn thương đơn giản nên không đi khám. Suốt thời gian này, mỗi bước đi là nỗi ám ảnh. Bà phải bó chặt bàn chân, dùng thuốc giảm đau chứa corticoid thường xuyên. Sử dụng thuốc corticoid trong thời gian dài khiến mặt bà bị tích nước, xuất hiện tình trạng loãng xương, lưng và hai khớp gối cũng bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân đã có thể đi lại như bình thường sau ca mổ. Ảnh: T.N.
Hai tháng trước, bệnh nhân đến Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám vì quá mệt mỏi đau đớn. Kết quả chụp X-quang phát hiện bệnh nhân bị trật khớp tụ cốt và xương bàn 5 chân trái. Đây là nguyên nhân gây đau cho bệnh nhân mỗi khi bước chân đi suốt hai thập kỷ qua.
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy bỏ phần sụn khớp đã hỏng do bán trật lâu năm và hàn khớp tụ cốt – bàn 5 chân trái. Một tháng sau mổ, bệnh nhân đã tự đi bộ được rất xa, bắt đầu tập đi nhanh và leo cầu thang. Đến nay bà đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Bác sĩ Trần Trung Kiên, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình trực tiếp mổ cho biết, những trường hợp như người phụ nữ này nếu đến sớm thì điều trị rất đơn giản, có thể chữa khỏi hoàn toàn và không cần phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Đến viện muộn, các dấu hiệu chấn thương sái khớp đã ổn định nên rất khó chẩn đoán và dễ bỏ sót tổn thương. Chấn thương rất đơn giản nhưng không được điều trị đúng cách khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
6 bài tập dành cho bạn để đẩy lùi cơn đau chân, đầu gối hoặc ngón chân
Đau chân, đầu gối hay ngón chân là bệnh thường gặp ở bất cứ ai, đặc biệt là độ tuổi trung niên trở đi. 6 bài tập dưới đây đảm bảo sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Nâng chân lênVideo đang HOT
Bài tập này sẽ làm mạnh mắt cá chân của bạn và làm việc trên các cơ xung quanh đầu gối.
- Nâng một chân lên.
- Từ từ nâng gót chân đang đứng trên sàn cho đến khi bạn đứng trên ngón chân.
- Từ từ đặt gót chân trở lại sàn nhà và đổi chân.
- Lặp lại bài tập này 10-15 lần trên mỗi chân.
Đi bộ trên ngón chânĐây là một bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay cả khi đang làm việc nhà. Điều này sẽ củng cố bắp chân và cho các ngón chân một bài thể dục nhẹ nhàng.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần đi bộ xung quanh nhà trên ngón chân với tốc độ nhanh. Tiếp tục đi bộ 5-15 phút hoặc cho đến khi thấy mỏi.
Biến thể bồ câu (Pigeon Variation)Tư thế yoga giúp giảm đau hông này sẽ giúp bạn giải phóng áp lực cho toàn bộ mông và vùng dưới lưng. Bà Elmer cho biết, trái với tư thế bồ câu truyền thống gây nhiều khó khăn cho người mới tập, với bài tập đã được sửa đổi này, bạn sẽ không cần lo lắng khi chân đằng sau không nhất thiết phải duỗi thẳng.
Cách tập:
- Từ vị trí ngồi hướng về trước, đưa chân phải lên, để đầu gối trái và cả hai tay trên mặt thảm.
- Đưa chân phải lên trước bằng tay trái. Sau đó hạ cẳng chân và đùi xuống mặt thảm.
- Giữ đùi úp về một bên, gập gối để bàn chân chạm vào mông. Chống ngón tay xuống thảm làm điểm tựa cho phần chân trước và đùi.
- Hít thở sâu 10 lần và lặp lại động tác.
Để tập thể dục ngón chân của bạn hàng ngày bạn có thể chơi một trò chơi gọi là "grabbies".
- Uốn cong các ngón chân của bạn.
- Đặt một chiếc khăn trên sàn nhà và dùng các ngón chân lấy nó lên.
- Đặt những viên sỏi nhỏ trên mặt đất và cố gắng dùng ngón chân để lấy chúng lên và cho vào trong một giỏ.
Đi lùiMặc dù đây không phải là một bài tập yoga nhưng tiến sĩ Elmer cho biết, đi lùi không chỉ dễ thực hiện mà còn giúp giảm những cơn đau hông hiệu quả. Động tác này kéo giãn khớp hông, giúp thả lỏng các bó cơ tại đây và giải phóng áp lực lên dây thần kinh hông.
Cách tập:
- Chọn không gian rộng, ít chướng ngại vật và vắng người để tránh va chạm.
- Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy thực hiện đi lùi liên tục khoảng 100m trở lên.
Bài tập với dây đàn hồiĐối với bài tập tiếp theo này, bạn sẽ cần một dây đàn hồi. Nó sẽ kết hợp vận động của cơ bắp chân và cơ bắp đùi bên trong và bên ngoài của bạn
Đưa dây đàn hồi quanh chân ghế hoặc bất kỳ đồ vật đứng nào khác.
- Đặt một chân ở dưới chân kia, chân ở dưới hơi uốn cong ở đầu gối.
- Đưa bàn chân trên vào dây đàn hồi.
- Từ từ kéo căng dầy, uốn chân đưa về phía đầu.
- Lặp lại 10-15 lần trên mỗi chân.
Theo www.phunutoday.vn
6 dấu hiệu cảnh báo cục máu đông nguy hiểm Khi cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch sâu sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt khi chúng di chuyển đến phổi, nguy cơ tử vong cao. (Ảnh minh họa) Khi bị thương, bạn cần máu đông lại để ngăn chặn chảy máu. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể hình thành khi không cần thiết; điều này không tốt cho cơ...