20 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan
Ngày 26.3, 20 máy bay quân sự Trung Quốc bao gồm các chiến đấu cơ đã bay vào phía tây nam Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Một máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc . Ảnh REUTERS
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết các máy bay quân sự Trung Quốc đã bay trong không phận phía nam Đài Loan và đi qua eo biển Ba Sĩ, vốn nằm giữa Đài Loan và Philippines.
Trong số 20 máy bay quân sự Trung Quốc có 4 máy bay ném bom H-6K, 10 chiến đấu cơ J-16 và một số mấy bay khác, theo cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã triển khai tên lửa phòng không để “giám sát” các máy bay Trung Quốc và phát cảnh báo qua vô tuyến.
Video đang HOT
Động thái này diễn ra sau khi lực lượng phòng vệ Đài Loan đình chỉ mọi hoạt động huấn luyện bay sau 2 vụ rơi chiến đấu cơ hồi đầu tuần.
Trước đó, vào ngày 25.3, Đài Loan và Mỹ đã ký kết thỏa thuận đầu tiên dưới thời chính phủ Tổng thống Joe Biden về việc thành lập Nhóm Công tác Tuần duyên nhằm phối hợp chính sách trên biển giữa lúc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực.
Bà Tiêu Mỹ Cầm, đại diện của Đài Loan tại Mỹ, đã ký thỏa thuận tăng cường hợp tác hàng hài với Mỹ tại thủ đô Washington D.C vào hôm 25.3.
Theo Reuters, Đài Loan đang tăng cường triển khai các tàu mới cho lực lượng tuần duyên vốn có thể được điều động nếu chiến tranh bùng nổ. Động thái này diễn ra giữa lúc các tàu cá, tàu hút cát Trung Quốc tăng cường hiện diện trong vùng biển do Đài Loan kiểm soát.
Bên cạnh đó, hồi tháng 1, Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào các tàu nước ngoài tại vùng biển Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Mỹ không có mối quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng là nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quan trọng nhất đối với vùng lãnh thổ này. Chính phủ ông Biden cũng đã nhấn mạnh sẽ duy trì cam kết hỗ trợ Đài Loan, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt gây sức ép với Đài Loan.
Tuy nhiên, Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất.
Đài Loan nêu lý do tiêm kích F-16 mất tích
Chỉ huy không quân Đài Loan cho rằng tiêm kích F-16 gặp nạn trên biển hôm 17/11 có thể do do phi công "mất phương hướng về không gian".
Tiêm kích F-16 do đại tá Tường Chính Chí điều khiển hạ độ cao hơn 2.000 m trong 20 giây sau khi cất cánh được một phút từ căn cứ Hoa Liên rồi mất tích ngày 17/11, thượng tướng Hùng Hậu Cơ, tư lệnh lực lượng phòng vệ trên không của Đài Loan, nói trong cuộc họp báo hôm qua.
"Hiện tượng máy bay đột ngột giảm độ cao tới 2.000 m diễn ra khi phi công bị mất phương hướng về không gian sau bay vào đám mây, do đó mất khả năng định hướng", tướng Hùng nói.
Mất phương hướng trong không gian là tình trạng phi công không thể xác định chính xác độ cao hoặc tốc độ của máy bay đối với mặt đất hay các điểm quy chiếu khác. Giới chuyên gia nhận định tình trạng này có thể xảy ra với mọi phi công, kể cả những người dày dặn kinh nghiệm nhất.
Tình trạng này được cho là nguyên nhân khiến tiêm kích F-35A của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), do thiếu tá Akinori Hosomi điều khiển, lao xuống biển hồi tháng 6/2019. JASDF cho biết không có dấu hiệu cho thấy tiêm kích của Hosomi gặp trục trặc kỹ thuật, ông cũng không tìm cách nhảy dù khi chiếc F-35 lao xuống biển với vận tốc gần 1.100 km/h.
Tiêm kích F-16 của Đài Loan tham gia diễn tập ném bom ngoài khơi phía đông hòn đảo, ngày 1/7. Ảnh: CNA .
Các điều tra viên của lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan loại trừ khả năng chiếc F-16 gặp nạn do lỗi kỹ thuật. Tướng Hùng cho biết chiếc F-16 đạt độ cao 2.000 m trong 60 giây sau khi cất cánh cho thấy tiêm kích không gặp sự cố, đồng thời hồ sơ bảo trì cho thấy máy bay đang trong tình trạng tốt.
Tướng Hùng cho biết chiếc F-16 mang số đuôi 6672 biến mất khỏi màn hình radar lúc 18h07 ở vị trí cách căn cứ Hoa Liên 9 hải lý (khoảng 16,7 km) về phía đông bắc. Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã cấm bay toàn bộ phi đội F-16 để kiểm tra an toàn trong khi đang tìm kiếm phi công và máy bay mất tích.
Một tàu của lực lượng phòng vệ trên biển đã phát hiện tín hiệu có thể từ chiếc F-16 mất tích vào khoảng 9h sáng 18/11. Lực lượng Phòng vệ Đài Loan sau đó điều 16 máy bay và 24 tàu thuyền tới vị trí phát tín hiệu để tìm kiếm.
Đại tá Tường, 44 tuổi, là chỉ huy không đoàn tiêm kích chiến thuật số 5 và được đánh giá là phi công dày dặn kinh nghiệm với 2.230 giờ bay tích lũy. Chiếc F-16 mất tích vài giờ sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn tham gia buổi tưởng niệm phi công thiệt mạng trong vụ tiêm kích F-5E lao xuống biển hôm 29/10.
Đài Loan mua 150 tiêm kích F-16A/B từ Mỹ năm 1992, đang vận hành 110 máy bay và niêm cất hoặc đã loại biên 30 chiếc. Hòn đảo đã mất 7 tiêm kích F-16 trong các tai nạn kể từ năm 1988, khiến 6 phi công thiệt mạng. Đài Loan chi khoảng 13 tỷ USD để nâng cấp phi đội F-16A/B lên chuẩn F-16V hiện đại nhất và mua thêm 66 tiêm kích thuộc biến thể này.
Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan gần đây phải triển khai phi công và tiêm kích ở mức độ gần như tối đa để ứng phó với hoạt động áp sát liên tục của máy bay quân sự Trung Quốc đại lục. Các hành động áp sát này gây áp lực ngày càng lớn cả về tài chính và hậu cần đối với lực lượng phòng vệ trên không của hòn đảo, khi họ phải đảm bảo phi cơ luôn sẵn sàng xuất kích mọi lúc.
Bị chiến đấu cơ TQ liên tục áp sát, Đài Loan tốn bao nhiêu tiền? Lãnh đạo lực lượng phòng vệ Đài Loan cho biết, áp lực mà hòn đảo đang phải đối mặt là "rất lớn" khi chiến đấu cơ, máy bay quân sự Trung Quốc liên tục tiến vào vùng nhận diện phòng không. Đài Loan tốn gần 900 triệu USD chỉ để ngăn chặn và xua máy bay quân sự Trung Quốc (ảnh: Reuters) Chưa...