20 lỗi vi phạm giao thông cơ bản và mức phạt bạn nên biết
Hầu hết mọi người khi tham gia giao thông đều đã từng ít nhất một lần phạm lỗi và bị cảnh sát giao thông phạt. Nhưng do chưa có sự hiểu biết sâu sắc về luật an toàn giao thông mà nhiều khi chúng ta phải chấp nhận chịu những khoản tiền phạt lớn vô lý mà chính chúng ta cũng không biết mình bị mất tiền oan.
Để giúp các bạn trang bị đầy đủ kiến thức về luật an toàn giao thông, luật sư Nguyễn Hồng Thái đã cung cấp những thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2014:
1. Lỗi Điều khiển xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
2. Lỗi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
3. Lỗi điều khiển xe máy không có giấy đăng ký xe máy: người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
4. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000 đ
5. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h phạt tiền từ 600.000đ đến 800.000đ
Anh minh hoa
Video đang HOT
7. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Phạt tiền từ 600.00đ đến 800.000đ 6. Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: phạt tiền từ 600.000đ đến 800.000đ
8. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Phạt tiền từ 800.000đ đến 1.200.000đ, giữ GPLX 1 tháng.
9. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, phạt tiền từ 800.000đ đến 1.200.000đ, giữ GPLX 1 tháng.
10. Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép phạt tiền từ 800.000đ đến 1.200.000đ.
11. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông phạt tiền từ 800.000đ đến1.200.000đ, giữ GPLX 1 tháng.
12. Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng phạt tiền từ 800.000đ đến 1.200.000đ, giữ GPLX 1 tháng.
13. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ, giữ GPLX 1 tháng.
14. Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ, giữ GPLX 2 tháng.
15. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h phạt tiền từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ, giữ GPLX 1 tháng.
16. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn phạt tiền từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ, giữ GPLX 2 tháng.
17. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định phạt tiền từ 7.000.000đ đến 8.000.000đ
18. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 7.000.000đ đến 8.000.000đ, giữ GPLX 2 tháng.
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ
19. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ, giữ GPLX 4 tháng.
20. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định phạt tiền từ 600.000đ đến 800.000đ
Theo Đời sống Pháp luật
Thi công đường sắt gây tai nạn chết người: Đình chỉ hàng loạt chức vụ
Ngay sau khi xảy ra tai nạn gây chết người khi thi công đường sắt trên cao Hà Nội, lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo đình chỉ đối với chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân tại công trường.
Qúa trình thi công đường sắt trên cao đã gây tai nạn chết người ở Hà Nội (Ảnh: ND)
Chiều 6/11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp khẩn, với sự tham gia của đại diện Ban QLDA đường sắt, Tổng thầu, nhà thầu phụ trực tiếp thi công, tư vấn giám sát.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đánh giá đây là vụ tai nạn nghiêm trọng, mà nguyên nhân xảy ra theo báo cáo ban đầu của nhà thầu do vi phạm trong thao tác và không kiểm soát hết được thi công.
Theo thứ trưởng Đông, trách nhiệm trước hết thuộc về tổng thầu, đơn vị trực tiếp thi công, tư vấn giám sát, chủ đầu tư, quản lý dự án. Ban QLDA đường sắt phải có báo cáo chi tiết vụ việc, rà soát trách nhiệm của các đơn vị và việc xử lý trách nhiệm. Cùng với chỉ đạo Ban QLDA, nhà thầu cắt cử người đến với các gia đình nạn nhân để lo liệu công việc, Thứ trưởng Đông cũng chỉ đạo đình chỉ công việc đối với Chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân tại công trường xảy ra tai nạn.
Đồng thời, ông Đông cũng yêu cầu rà soát toàn bộ hiện trường thi công, đánh giá lại phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động. Ban QLDA tạm thời dừng thi công công trường dự án này, nơi nào đảm bảo an toàn thi công thì nhà thầu có văn bản đề nghị.
Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đơn vị đã tập trung nhân lực để giải quyết vụ việc và sẽ xem xét toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vụ việc. Cũng theo ông Hùng, ngày hôm trước đơn vị cũng đình chỉ 15 ngày đối với nhà thầu và tư vấn giám sát để xảy ra vụ việc máy bơm vữa bắn vào người đi đường cũng xảy ra ở dự án này.
Theo đại diện nhà thầu phụ thi công: khi xảy ra tai nạn có 5 công nhân thi công, có Chỉ huy trưởng công trường, còn đại diện của nhà thầu tư vấn giám sát không có mặt ở đó. Nguyên nhân dầm sắt bị rơi có thể do khi cẩu lên, mối hàn giữa 2 thanh thép bị gãy và văng xa.
Đại diện nhà thầu chính cho biết, khi xảy ra sự việc, nhà thầu phụ không trực tiếp thông báo cho nhà thầu chính. Theo hồ sơ mà nhà thầu chính nắm được, chiếc cần cẩu còn hạn kiểm định và công nhân lái cẩu có chứng chỉ điều khiển phương tiện phù hợp.
Đại diện nhà thầu chính đánh giá trong quá trình thi công và có vi phạm về thao tác. Bất kể nguyên nhân nào thì cũng không được buộc dây cáp vào vật được cẩu lên cao. Còn sàn bảo vệ phía dưới và trên cao chưa được tốt, tôn quây chưa kín hết phạm vi thi công.
Về phía tư vấn giám sát nêu 3 khả năng có thể dẫn đến tai nạn, do móc cẩu chưa được khóa chặt, dây thừng buộc vào khung cốt thép chưa buộc chặt và cẩu xoay dẫn đến góc va đập. Cả 3 khả năng trên đều phản ánh việc vi phạm quy trình thi công an toàn và kỹ sư phụ trách thiếu trách nhiệm trong công việc.
Theo Infonet
Nguyên nhân dự án đường sắt trên cao gặp sự cố, gây chết người Bước đầu, cơ quan công an xác định có vấn đề đứt mối hàn tai quang (giá đỡ bó thép khi cẩu lên). Công an Hà Nội cho biết nạn nhân Nguyễn Như Ngọc tử nạn là cán bộ Công an huyện Gia Lâm, đang đi học tại Học viện An ninh Nhân dân. Trong ngày, cơ quan công an đã tiến hành...