20 loại hàng hoá, dịch vụ thực hiện độc quyền Nhà nước là gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.
Sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng là hoạt động thương mại độc quyền nhà nước (ảnh minh họa). Nguồn: Internet
Theo đó, 20 hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại gồm:
1- Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích, quốc phòng, an ninh;
2- Sản xuất, mua, bán, xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp;
3- Sản xuất vàng miếng;
4- Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng;
5- Phát hành xổ số kiến thiết;
6- Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế);
7- Quản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục Dự trữ quốc gia;
Video đang HOT
8- In, đúc tiền;
9- Phát hành tem bưu chính Việt Nam;
10- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa;
11- Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội;
12- Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải (vận hành hệ thống đèn biển, vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng);
13- Dịch vụ công ích thông tin duyên hải (quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải);
14- Bảo đảm hoạt động bay (dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn);
15- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư (quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt);
16- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển trong trường hợp giao kế hoạch;
17- Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế thuê để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường);
18- Xuất bản (không bao gồm hoạt động in và phát hành) xuất bản phẩm;
19- Quản lý, duy trì, khai thác mạng bưu chính công cộng;
20- Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.
Nghị định nêu rõ, chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.
Cơ quan nhà nước có quyền thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.
Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền các cấp không được quy định hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước. Đối với hàng hóa, dịch vụ, địa bàn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1.10.2017.
Theo Danviet
Nóng: Bộ GTVT "phanh gấp" cấp phép thí điểm Grab, Uber
Bộ GTVT vừa yêu cầu các địa phương đang tham gia phải thống kê, rà soát chính xác số lượng và dừng cấp phép thí điểm taxi công nghệ. Theo Bộ GTVT, yêu cầu này nhằm hạn chế bùng phát taxi công nghệ, gây áp lực lên hạ tầng, bất bình đẳng với các loại hình dịch vụ vận tải khác.
Theo Bộ GTVT, số lượng xe taxi công nghệ đang gia tăng vượt tầm kiểm soát, tạo áp lực lên hạ tầng giao thông và cạnh tranh thiếu công bằng với taxi truyền thống, gây khó cho quản lý.
Đồng thời, hiện các thành phố thí điểm taxi công nghệ cũng đang hướng tới xây dựng hệ thống vận tải khách công cộng với khối lượng lớn như xe buýt, buýt nhanh BRT, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao mà không đặt trọng tâm vào taxi hay xe hợp đồng.
Do vậy, cần thiết phải khống chế số lượng xe và số doanh nghiệp tham gia kinh doanh taxi công nghệ - công văn của Bộ GTVT nêu.
Do đó, Bộ GTVT yêu cầu các địa phương tham gia thí điểm loại hình taxi công nghệ tiến hành thống kê, rà soát chính xác số lượng xe tham gia, đồng thời dừng cấp phép thí điểm mới.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, tại dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Bộ GTVT cũng đã đưa loại hình taxi Uber, Grab vào đối tượng quản lý. Sau khi sửa đổi nghị định này, việc quản lý các loại hình taxi này sẽ bảo đảm công bằng hơn.
Được biết, theo đề án thí điểm taxi công nghệ của Bộ GTVT, tính đến tháng 4/2017, Bộ mới chỉ cấp phép cho khoảng 13.500 xe hợp đồng dưới 9 chỗ tham gia, với 235 doanh nghiệp tại 3 địa phương là Hà Nội, TPHCM và Khánh Hòa.
Tuy nhiên, thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, số lượng xe "taxi công nghệ" tại thành phố đã lên tới con số 7.000 xe, tại TP. HCM là hơn 22.000 xe, gấp đôi số lượng taxi truyền thống, vượt xa sức quản lý của địa phương.
Ngoài ra, với các ưu thế của mình, "taxi công nghệ" và taxi truyền thống đang bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cả và chất lượng dịch vụ.
Trong đó, phần lợi thế đang nghiêng về phía các hãng taxi công nghệ, với các đặc điểm hoạt động là công khai được giá tiền cước cho chặng đường, giá cước hợp lý, xe sạch sẽ, thuận tiện.
Tuy nhiên, đối với các hãng taxi truyền thống và đặc biệt với cơ quan quản lý, taxi công nghệ thực sự là điểm nóng nhức nhối. Các hãng taxi truyền thống bị taxi công nghệ xâm thực thị phần mạnh mẽ, trong khi các cơ quan quản lý chưa có căn cứ pháp lý để quản lý doanh thu và từ đó thu thuế đối với taxi công nghệ.
Hoạt động của taxi công nghệ còn mở rộng thành xe ôm công nghệ, và cạnh tranh thành công với xe ôm truyền thống.
Về quản lý, chiến dịch lobby do các hãng taxi truyền thống tung ra, nhằm hạn chế hoạt động của mô hình taxi công nghệ đã phần nào thành công. Khi các cơ quan quản lý liên tục tổ chức kiểm tra, giám sát, gây khó cho hoạt động của taxi công nghệ. Cao điểm nhất chính là công văn dừng cấp phép thí điểm taxi công nghệ lần này. Tuy nhiên, chưa rõ yêu cầu này có áp dụng với mô hình xe ôm công nghệ hay không.
Đến thời điểm hiện tại, Bộ GTVT đã cấp phép thí điểm hoạt động cho loại hình taxi công nghệ với tên gọi xe hợp đồng ứng dụng công nghệ cho 7 đơn vị gồm: Công ty TNHH Grabtaxi với ứng dụng Grabcar, Công ty cổ phần vận tải 57 Hà Nội với ứng dụng Thanhcong Car, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh với ứng dụng Mailinh Car, Công ty hợp tác đầu tư và phá triển với ứng dụng Home Car, Công ty TNHH Uber Việt Nam với ứng dụng Uber, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Linh Trang với ứng dụng LB.Car, Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao với ứng dụng Vic.Car.
Theo Ánh Dương (Vietimes)
Thái Bình xây tháp biểu tượng 300 tỷ đồng Tòa tháp 25 tầng, cao hơn 126m đang được Thái Bình hoàn tất thủ tục để khởi công với kỳ vọng đây sẽ biểu tượng của tỉnh. Phối cảnh tháp Thái Bình 25 tầng, cao 126m. Ngày 4/5, ông Lại Văn Hoàn, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Bình cho biết, dự án tháp Thái Bình với tổng mức đầu tư dự toán...