20 giờ kinh hoàng của ngư dân Thanh Hóa trôi dạt về Quảng Ninh
Gặp cơn sóng dữ, chiếc tàu bị nhấn chìm kéo theo 7 ngư dân xuống lòng biển sâu. Đang say ngủ, Tuấn bừng tỉnh dậy thấy nước đã bao phủ quanh người. Ngư dân trẻ gắng tìm cửa thoát ra khỏi con tàu đắm. Sau 20 giờ trôi dạt, em đã vào được bờ may mắn thoát chết.
Hành trình trở về từ cõi chết
Căn nhà nhỏ của ngư dân Nguyễn Văn Tuấn (SN 1993) ở thôn Tân Hưng, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) nằm kề bên con đê chắn sóng, cách biển chưa đầy 200m. Những ngày qua, lúc nào trong nhà Tuấn cũng tấp nập người ra vào. Bà con lối xóm, anh em bạn bè đến thăm hỏi, động viên người ngư dân trẻ mới may mắn thoát chết trở về sau tai nạn chìm tàu trên biển.
Bị sóng đánh dạt vào bờ đá sau nhiều giờ trôi trên biển, cơ thể Tuấn đầy những vết thương
Tuấn là thuyền viên duy nhất sống sót trên con tàu TH – 91278TS của gia đình anh Đặng Văn Toanh trú cùng thôn bị sóng đánh chìm ngày 27/7, khi đang vào bờ tránh trú rãnh thấp trên vùng biển Quảng Ninh. Gặp chúng tôi sau một tuần xảy ra đại nạn, Tuấn vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi khi nhắc đến những chuyện mà em vừa phải trải qua.
Lần đầu đi biển cũng là lần đầu Tuấn gặp tai nạn, cận kề với cái chết. May sao ngư dân trẻ này đã thoát được lưỡi hái của tử thần. Tuấn bảo: “Số em quá may mắn, nếu không giờ này em chẳng còn được ngồi đây bên những người thân trong gia đình được nữa”.
Dù đã về nhà, sức khỏe bình phục nhưng Tuấn vẫn luôn ám ảnh mãi ngày xảy ra sư việc đau lòng. Tuấn rất buồn khi hay tin những người hàng xóm gắn bó với mình trên con tàu gặp nạn hôm đó vẫn bặt vô âm tín. Và có khi định mệnh đã bắt họ nằm lại dưới lòng biển khơi.
Cố nén nỗi buồn, Tuấn kể: “Sáng hôm đó (27/7 – PV) trời trở gió, trên biển có sóng nhưng biển cũng chưa động mạnh. Nghe tin rãnh thấp nên mọi người cùng nhau cho tàu chạy vào đảo để tránh trú. Trên đường đi tàu gặp sự cố hỏng máy, sau đó đã khắc phục được nên tàu tiếp tục di chuyển tiếp”.
Cuộc chạy trốn thời tiết xấu diễn ra bình thường sau sự cố hỏng máy. Sóng gió không quá lớn nên con tàu cứ phăng phăng tiến về phía đảo Cô Tô. “Khi đó, trời có mưa to nên mọi người đều vào cabin trú ẩn. Sau một đêm thức trắng câu mực ai cũng mệt nên đều lăn ra ngủ. Em cũng nằm thiếp đi lúc nào không hay” – Tuấn nhớ lại.
Video đang HOT
Ngư dân trẻ Nguyễn Văn Tuấn kể lại giây phút thoát chết sau khi con tàu bị sóng nhấn chìm
Trước khi bị sóng dữ nhấn chìm, không chỉ Tuấn mà mọi người trên tàu đều cho rằng sóng gió biển ngày hôm đó chẳng thể nào làm con tàu chìm được. Ngờ đâu cơn cuồng phong, sóng dữ từ đâu bất ngờ ập đến. Con tàu không kịp chới với mà chìm nghỉm chỉ trong tích tắc.
“Đang ngủ say, thấy nước phủ quanh người em bừng tỉnh. Biết tàu bị chìm, em rất hoảng sợ. Mặc cho nước mặn cay xè đôi mắt, em vẫn cố mở ra nhìn để tìm khe sáng thoát khỏi con tàu. Khi tìm được cửa cabin, em lao nhanh ra rồi vùng chân tay thật mạnh. Nổi được lên mặt nước, em thở một hơi thật dài và biết mình đã thoát chết” – Tuấn nhớ lại giây phút sinh tử.
Khi nổi lên Tuấn thấy chiếc can nhựa và ôm chặt để nổi. Ít phút sau em thấy anh Đặng Văn Toanh chủ tàu cũng nổi lên. Anh Toanh túm vào được một chiếc can nhựa khác. Hai người dùng sợi dây nối hai chiếc can lại với nhau để tìm cách bơi vào bờ. Sau nhiều giờ trôi dạt nên cả hai đều bị khát nước, đói rét, sức khỏe suy yếu nên chỉ biết ôm chặt chiếc can cho sóng vỗ trôi vào bờ.
“Hai chú cháu khóc vô vọng giữa biển khơi mênh mông”
Sau gần một ngày một đêm trôi trên biển, Tuấn may mắn được những cơn sóng đưa vào bờ và được cứu sống sau đó. Anh Toanh do sức kiệt nên đã buông tay bỏ rời chiếc can và bị sóng nhấn chìm.
Trở về nhà sau khi thoát khỏi cái chết, Tuấn cùng gia đình vừa mừng cho mình vừa thương cho những người xấu số cùng đi trên tàu hôm đó. Tuấn thương cho số phận của 6 người cùng đi với mình không trở về, nằm lại giữa đại dương mênh mông.
Nhìn người vợ trẻ đang mang đứa con nhỏ trong bụng, Tuấn bùi ngùi: “Em còn sống là phúc lớn cho cả gia đình. Con em ra đời còn có bố”. Nói đến đây, giọng Tuấn trầm xuống, mắt nhìn xa xăm. Cố ném những giọt nước mắt đang trực chờ rơi, Tuấn sụt sùi: “Em thương nhất là chú Toanh. Chú ấy mất đi không biết rồi cô Hân sẽ phải sống sao để nuôi năm đứa con nhỏ, người mẹ già tật nguyền. Con tàu chìm không những bắt chú, ông Oanh (bố anh Toanh) phải chết mà còn để lại cho cô ấy một khoản nợ chắc cả đời cũng không trả hết được”.
Hai vợ chồng Tuấn đau buồn cho số phận những người cùng đi trên tàu.
Gắng gượng hỏi mãi, Tuấn mới cầm được lòng để nhớ lại những giây phút em cùng ngư dân Toanh trôi dạt trên biển. “Nổi lên khỏi mặt nước thấy em chú Toanh hỏi: Có thấy ai nữa không? Em lắc đầu, chú ấy la lớn lên gọi tên bố, gọi tên những người đi trên tàu. Gọi mãi nhưng không thấy ai, chú ấy khóc nức nở, em cũng khóc theo. Hai chú cháu khóc trong vô vọng giữa biển khơi mênh mông sóng nước” – Tuấn nói.
20 tiếng sau đó, Tuấn cùng anh Toanh trôi dạt khắp nơi trên biển. “Khi đó, chú Toanh chỉ biết khóc lóc, kêu la rất thảm thiết. Em gắng khuyên nhủ nhưng không sao làm cho chú ấy nín được. Chú ấy quá tuyệt vọng vì biết bố cùng mọi người chẳng còn đường sống. Con tàu là tài sản lớn nhất của gia đình giờ cũng tan biến. Chú gọi tên vợ và những đứa con ở nhà: Mất hết rồi Hân ơi ! Các con ơi bố chẳng muốn sống nữa đâu !” – Tuấn nghẹn ngào nhớ lại.
Sau một đên trôi dạt, sáng hôm sau Tuấn cùng với anh Toanh vẫn chưa vào được bờ. Lúc này sức khỏe của cả hai đều đã cạn kiệt. Đến gần 10 giờ trưa ngày 28/7, khi chỉ còn cách bờ khoảng 2 hải lý, Tuấn nói: “Gắng lên chú ơi, sắp vào đến bờ rồi, mình sót sống rồi!”.
“Em ôm chặt can để bơi thật nhanh kéo theo chú Toanh, lúc này chú ấy đã quá kiệt sức vì sau nhiều giờ bị sóng đánh, buồn rầu khóc lóc nên không bơi được. Khi chỉ còn cách bờ khoảng một hải lý, em nhìn lại thì không thấy chú ấy đâu nữa. Em hoảng quá, bơi lại tìm nhưng không thấy chú đâu mà chỉ thấy chiếc can đang nổi. Biết chú ấy bị chìm nhưng không sao cứu được, em sợ chỉ biết gắng bơi vào bờ kêu thật nhanh nhờ nguời cứu giúp” – Tuấn nói trong nước mắt.
Trôi gần đến đảo Cô Tô, sóng lớn, sức kiệt Tuấn bị sóng xô đập vào bờ đá. Khi tỉnh dậy, em đã gắng đứng lên đi tìm người cứu giúp rồi gọi điện về quê báo tin. Sau đó, em ngất lịm đi vì kiệt sức. Ngư dân trẻ này đã được lực lượng cứu hộ đảo Cô Tô cứu giúp. Sau bốn ngày điều trị, sức khỏe em bình phục và được trở về quê nhà bên những người thân trong gia đình.
Chuyến đi biển định mệnh chắc chắn sẽ là ký ức không thể nào quên của ngư dân trẻ Nguyễn Văn Tuấn. Khi được hỏi em có tiếp tục đi biển nữa không, Tuấn thờ dài: “Ở biển không có nghề nào khác là đi biển để mưu sinh. Nhưng em cũng chẳng biết mình có đi biển nữa không, em sợ lắm…”.
Thái Bá
Theo Dantri
Điều gì xảy ra sau khi tìm thấy vật thể nghi của MH370?
Nhiều hướng điều tra mới đã nảy sinh trong cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia Airlines mất tích sau khi vật thể nghi là của MH370 trôi dạt vào một hòn đảo ngày 29/7.
Khẳng định vật thể chính là bộ phận cánh máy bay
Mỗi máy bay đều được khắc dãy số nhằm mục đích kết nối các bộ phận và tra cứu xem chúng thuộc về phi cơ nào. "Nếu các số hiệu trên bộ phận máy bay vẫn còn hiện rõ, chúng ta có thể nhờ Boeing xác định đây có phải là thành phần trên máy bay 777 không. Nếu quả thực vậy, nó thuộc về chuyến bay MH370", Mary Schiavo, chuyên gia hàng không của CNN, phân tích.
Hình ảnh cho thấy mảnh vỡ trùng khớp với một phần của cánh máy bay Boeing 777. Ảnh: Twitter/Telegraph
Ông Schiavo nhắc lại rằng, tai nạn liên quan đến máy bay Boeing 777 chỉ mới xảy ra 5 trường hợp, và sự biến mất của MH370 là vụ việc duy nhất mà đội tìm kiếm chưa từng phát hiện ra mảnh vỡ nào.
Nếu vật thể thực sự từ MH370, liệu vùng tìm kiếm có thay đổi?
Các nhà phân tích đồng tình rằng, vùng tìm kiếm MH370 hiện tại không nhất thiết phải thay đổi. Họ nói, vật thể trôi dạt đến đảo Reunion ở Ấn Độ Dương là trùng khớp với dòng chảy nước biển trong khu vực, cũng như thời gian cần thiết để một mảnh kim loại trôi dạt vào bờ cách địa điểm gặp nạn hàng nghìn cây số.
Phó thủ tướng Australia Warren Truss nói, nếu vật thể được khẳng định là bộ phận của MH370 thì đây như lời khẳng định đội tìm kiếm quốc tế "đã khoanh vùng chính xác vị trí". Cuộc tìm kiếm hiện tại diễn ra ở đáy biển ngoài khơi phía tây Australia và theo hình vòng cung.
Bản đồ mô phỏng vị trí phát hiện vật thể (chấm đỏ trắng bên trái) và nơi thu được tín hiệu radar lần cuối của MH370 (chấm đỏ trắng bên phải). Ảnh: CNN
Lực lượng chức năng cũng có thể mở rộng vùng tìm kiếm đến những hòn đảo gần Reunion. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, việc thu thập nhiều mảnh vỡ máy bay chưa chắc giúp ích đáng kể cho cuộc điều tra. "Vật quan trọng nhất chính là hộp đen của máy bay", chuyên gia Geoffrey Thomas nhấn mạnh. Còn Tom Ballantyne, biên tập viên của một tạp chí hàng không, nói tình trạng nguyên vẹn hay mức độ hỏng hóc của bộ phận cánh sẽ là đầu mối đưa ra kết luận về quá trình máy bay gặp thảm họa như thế nào.
Liệu đội tìm kiếm sẽ sớm phát hiện thân máy bay?
Phó thủ tướng Truss thận trọng cho rằng "mảnh vỡ này có thể không hoàn toàn giúp xác định chính xác vị trí chìm của máy bay. Tuy nhiên, phát hiện này sẽ giúp nhà điều tra đi theo hướng tìm kiếm mới trong việc thu thập các mảnh vỡ có thể trôi dạt đến xung quanh đảo Reunion".
Theo ông Thomas, dù nhiều người từng phỏng đoán mảnh vỡ sẽ trôi đến gần đảo Reunion, đội tìm kiếm chưa từng triển khai hoạt động tại đây. "Ấn Độ Dương quá rộng lớn. Cuộc tìm kiếm cũng phải dựa trên nhiều yếu tố như sự may mắn và thời gian. Do vậy, một phần trong quá trình này là chờ đợi các vật thể trôi dạt vào bờ", ông Thomas nói.
Chuyên gia này cũng cho biết, việc mảnh vỡ xuất hiện đã loại bỏ ít nhất 2 thuyết âm mưu trong vụ MH370, đó là cơ quan cứu nạn đã tìm kiếm sai khu vực và máy bay có thể hạ cánh an toàn ở khu vực bí mật nhưng chưa thể liên lạc với thế giới bên ngoài.
Theo Zing News
Truy tìm thông tin một thi thể trôi dạt trên biển Ngày 18/7, tin từ Công an thị xã La Gi (Bình Thuận) cho biết đang thông báo truy tìm thông tin về một nạn nhân là nam giới khoảng 40 tuổi được phát hiện đang trôi dạt trên biển. Theo đó vào ngày 17/7, ghe BI 90037 đang trên đường đi đánh bắt cá cách Cảng cá thị xã La Gi 22 hải...