20 đội y tế của WHO đã đến hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/2 đánh giá trận động đất kinh hoàng xảy ra tuần trước với tâm chấn ở Thổ Nhĩ Kỳ, là “ thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất” trong 100 năm qua tại châu Âu.
Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 10/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, Hans Kluge nêu rõ: “Chúng ta đang chứng kiến thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong một thế kỷ ở khu vực châu Âu mà văn phòng WHO phụ trách. Chúng tôi vẫn đang đánh giá mức độ nghiêm trọng của trận động đất”.
Ông Kluge cho biết WHO đã “triển khai các đội y tế khẩn cấp quy mô lớn nhất” trong lịch sử 75 năm qua của Văn phòng châu Âu của WHO. Cho đến nay, 20 đội y tế của WHO đã đến Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ phối hợp với các nỗ lực ứng phó y tế mà Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai.
Video đang HOT
Giám đốc khu vực châu Âu của WHO nhấn mạnh nhu cầu hỗ trợ nhân đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là rất lớn khi khoảng 26 triệu người ở cả hai nước này cần được hỗ trợ nhân đạo.
Trận động đất có độ lớn 7,8 và tiếp theo là các dư chấn mạnh xảy ra ngày 6/2 đến nay đã cướp đi sinh mạng của trên 37.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria, với 31.974 người ở Thổ Nhĩ Kỳ. Con số này dự kiến sẽ còn tăng trong những ngày tới.
Đại diện của WHO tại châu Âu phụ trách 53 quốc gia, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Syria nằm trong phạm vi theo dõi của Văn phòng WHO tại vùng Đông Địa Trung Hải.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Lo ngại nguy cơ dịch bệnh bùng phát
Ngày 12/2 ghi dấu ngày thứ 6 các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn triển khai chiến dịch tại 10 tỉnh chịu ảnh hưởng của trận động đất có độ lớn 7,8 tại Thổ Nhĩ Kỳ và hy vọng tìm kiếm người sống sót ngày càng mong manh.
Ít nhất 160.000 người, bao gồm cả các nhân viên cứu hộ nước ngoài, đang tìm kiếm người mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân di chuyển giữa đống đổ nát sau trận động đất tại Antakia, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 11/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiệp hội Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm lây lan sau động đất, đặc biệt là các bệnh phát sinh do thực phẩm và nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. LHQ cho biết có tới 5,3 triệu người tại Syria mất nhà cửa sau trận động đất, trong khi có gần 900.000 người tại cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cần thực phẩm.
Trước những khó khăn mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang phải đối mặt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi 35 tấn hàng cứu trợ tới thành phố Aleppo, phía Bắc của Syia trong khi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng tới thành phố này, thăm các nạn nhân nhập viện, các khu tạm trú và các địa điểm bị tàn phá sau động đất.
Truyền thông Syria đưa tin chính phủ nước này đã cho phép chuyển hàng cứu trợ nhân đạo tới các khu vực ảnh hưởng hiện thuộc quyền kiểm soát của phe đối lập. Thổ Nhĩ Kỳ đang xúc tiến mở thêm 2 tuyến đường cứu trợ mới đến các địa phương này của Syria.
Người đứng đầu WHO ủng hộ việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Syria trong 180 ngày để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả thiên tai.
Rạng sáng 6/2, trận động đất độ lớn 7,8 có tâm chấn tại Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt hại lớn tại nước này và nước láng giềng Syria. Tính đến 16h ngày 12/2 (giờ Việt Nam), trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 29.000 người tại cả hai nước, trong đó có 24.617 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 4.500 người tại Syria, trong khi có hàng chục nghìn người bị thương.
Hội đồng Bảo an họp kín về hỗ trợ nhân đạo cho Syria sau thảm họa động đất Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tiến hành họp kín nhằm thảo luận về các cách thức tăng cường hỗ trợ Syria sau thảm họa động đất xảy ra tại hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sáng 6/2 vừa qua. Theo cập nhật từ Reuters, tính đầu giờ chiều 14/2 (giờ Việt Nam), trận động đất có độ lớn...