20% diện tích TP HCM sẽ ngập nếu nước biển dâng một mét
Là một trong 10 đô thị lớn bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu, TP HCM có thể bị ngập 20% diện tích, nếu nước biển dâng cao thêm 1 m. Khoảng 20 triệu dân Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.
Khuyến nghị này được các chuyên gia môi trường và đô thị đưa ra tại hội thảo “Quy hoạch môi trường và đô thị tích hợp – thích ứng với biến đổi khí hậu” được tổ chức ngày 12/12 tại TP HCM.
Theo dự báo của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường Việt Nam, trong những năm tới nhiệt độ tăng trung bình 1,6 – 2,2 độ C ở các tỉnh phía Bắc và dưới 1,6 độ ở các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào. Lượng mưa những năm tới sẽ tăng khoảng 6%, riêng Tây Nguyên có mức tăng ít hơn.
PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng (Phó Phân viện Khí tượng thủy văn môi trường phía Nam) cảnh báo, với mức độ biến đổi khí hậu như hiện nay nếu nước biển dâng 1 mét thì 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị ngập, 20% diện tích TP HCM cũng có nguy cơ ngập. Còn vùng đồng bằng sông Hồng có thể ngập 10%. Khi đó, ĐBSCL có đến 35% dân số bị ảnh hưởng và con số này ở TP HCM là 7%. Không những vậy, 4% hệ thống đường sắt, 9% quốc lộ, 12% tỉnh lộ cũng sẽ ngập, không thể đi lại được.
Video đang HOT
Nhiều tuyến đường ở TP HCM hiện thường xuyên bị ngập. Ảnh: Hữu Nguyên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, không riêng gì TP HCM, nếu nước biển dâng 1 m, 20% lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ bị nhấn chìm và 20 triệu dân mất nhà cửa. Khi đó, 10 – 12% dân số cả nước chịu ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 10% GDP.
Các chuyên gia đánh giá, TP HCM hiện đối mặt với 2 vấn đề từ thiên nhiên là triều cường dâng cao và lưu lượng mưa tăng khiến người dân luôn phải sống chung với ngập lụt trong nhiều năm nay. Các số liệu của các cơ quan khí tượng thủy văn cho thấy, mực nước biển ở Vũng Tàu tăng 0,8 cm một năm nhưng sông, kênh của TP HCM tăng đến 1,5 cm mỗi năm. Tháng 11 năm nay, triều cường tại Sài Gòn đạt mức 1,62 m, cao nhất trong 50 năm qua.
Theo ông Nguyễn Văn Phước (Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM), trên cơ sở quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị, đến năm 2025 đất nông nghiệp tại TP HCM sẽ giảm từ từ 121.000 ha xuống còn 83.000 ha. Trong đó, 38.000 ha được phân vùng lại thành đất xây dựng và đất cho việc phát triển các dự án mới. Ngoài ra, khi đô thị hóa mảng xanh cũng sẽ bị giảm đi.
Góp ý cho việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của TP HCM, các chuyên gia cho rằng, cấu trúc đô thị hiện tại của thành phố bị ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện tự nhiên xung quanh với rất ít không gian mở và thường xuyên bị ngập bởi triều cường.
Một số khu vực như quận Bình Thạnh, đến năm 2020 sẽ xây dựng đê bao chống ngập xung quanh bán đảo Thanh Đa và quy hoạch khu du lịch sinh thái Bình Quới với mật độ cây xanh cao hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, đây là nơi có vai trò rất quan trọng như một công viên và “lá phổi” xanh cho các quận nội thành. Vì vậy, bất kỳ sự phát triển đô thị nào về khu vực này cũng cần ngăn lại.
Tại hội thảo, các chuyên gia đều nhất trí rằng, cấu trúc đô thị hiện tại của TP HCM bị ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện tự nhiên xung quanh với rất ít không gian mở và thường xuyên bị ngập bởi triều cường. Các chiến lược phát triển đô thị cần dung hòa cả 2 mục tiêu giảm thiểu và thích ứng để có thể chống chịu với biến đổi khí hậu.
Theo VNE
Nước biển có thể dâng cao thêm 1m
Bộ Tài nguyên - Môi trường và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa phối hợp tổ chức hội thảo "Ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam".
Đây là vấn đề rất lớn, mang tính chiến lược của mọi quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam. Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang cho biết, tính toán ban đầu chỉ ra, đến cuối thế kỷ này có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 11% diện tích đồng bằng sông Hồng cùng khoảng 3% diện tích các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. TP Hồ Chí Minh sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với con số dự báo ngập lên tới 20% diện tích, khoảng 10-12% dân số ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.
Theo ANTD
Phóng xạ trong không khí tại Việt Nam giảm mạnh Trạm quan trắc tại Việt Nam chỉ còn ghi nhận phóng xạ trong không khí và nước mưa tại Đà Lạt. Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ phóng phóng xạ có xu hướng giảm mạnh. Chiều tối 17/4, Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) cho biết, trạm quan trắc tại Đà Lạt tiếp tục ghi...