20 ca mắc Covid-19 ở Hà Nội lây nhiễm như thế nào?
Đa số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Hà Nội có mối quan hệ gần gũi với nhau như người trong gia đình, đồng nghiệp.
Cập nhật tình hình Covid-19
Quyền Bộ trưởng Y tế: Hạn chế thăm nuôi, đừng để vì 1 ca mà phong tỏa cả viện
Quyền Bộ trưởng Y tế khuyến cáo người dân hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ, đừng để vì 1 ca nhiễm virus corona mà phong tỏa cả bệnh viện.
Ngày 5/8, tại cuộc họp giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Nguyễn Thanh Long cảnh báo, dịch lần này khó khăn hơn nhiều so với những lần trước, do tốc độ lây lan nhanh hơn và xuất hiện nhiều ca bệnh tại cộng đồng, gia đình.
Đây chính là thử thách lớn đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải khẩn trương, quyết liệt và nhanh chóng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm lúc này đó là kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long. (Ảnh: Bộ Y tế).
Từ tình hình trên, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc khuyến cáo người dân hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ mà có thể chuyển về y tế cơ sở. Để làm được điều này, các cơ sở y tế cũng phải thực hiện được phân luồng phân tuyến trong cơ sở khám chữa bệnh.
"Đừng để chỉ một bệnh nhân mà phải phong toả cả bệnh viện. Phải phân luồng phân tuyến thì lúc đó, chỉ có khu vực đó mới áp dụng triệt để biện pháp phòng lây nhiễm", ông Long nhấn mạnh.
Ngoài ra, các đơn vị y tế cũng cần bảo vệ những điểm yếu nhất trong cơ sở y tế như: khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Thận nhân tạo, các khoa can thiệp hay các trường hợp ung thư giai đoạn cuối... Các cơ sở y tế phải coi đây là điểm bảo vệ cốt tử. Bởi nếu dịch lây lan vào những điểm này, trường hợp người bệnh bị tử vong sẽ cao.
Người đứng đầu ngành Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế thiết lập nhiều vòng bảo vệ. Trong đó, quan trọng nhất là phải bảo vệ được các khoa, phòng như trên. Tại các khu vực đó, không cho thăm nuôi, phải chăm sóc bệnh nhân toàn diện.
Tại buổi giao ban, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ cần rà soát xem có bao nhiêu cơ sở y tế có năng lực xét nghiệm, đặc biệt là phương pháp PCR.
"Tôi yêu cầu Viện Pastuer TP.HCM hỗ trợ các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong công tác xét nghiệm, tăng cường tập huấn cho đội ngũ làm công tác xét nghiệm, lấy mẫu.
Ngoài ra lưu ý các địa phương không chờ thẩm định về năng lực xét nghiệm. Các đơn vị có con người, có trang thiết bị và đủ tiêu chuẩn phòng an toàn sinh học cấp 2, chỉ cần thẩm định trong trường hợp đơn vị đó muốn công bố ca dương tính", ông Long nhấn mạnh.
Video: Kịch bản nào cho cuộc chiến chống COVID-19 mới?
Rớt nước mắt nghe chuyện tình và hành trình "tìm con" của người vợ trẻ và chàng trai tật nguyền Kém anh Kiên 8 tuổi và biết anh bị liệt phải ngồi xe lăn suốt đời, thế nhưng chị Nga vẫn quyết tâm đến với anh bấp chấp gia đình ngăn cản. Sau kết hôn, vợ chồng chị lại càng khó khăn hơn khi không thể có con. Vợ chồng chị Nga - anh Kiên chia sẻ câu chuyện đầy xúc động về...