20 ca khúc K-Pop khẳng định đẳng cấp sản xuất xuất sắc của nền công nghiệp giải trí xứ Hàn (phần 1)
Đằng sau những thước video hào nhoáng và khả năng truyền thông hùng hậu, ngành công nghiệp pop xứ sở Hàn Quốc cũng sản xuất ra những sản phẩm xuất sắc nhất làng âm nhạc đại chúng những năm trở lại đây.
f(x): ” ( : Shadow)”
f(x) là nhóm nhạc K-pop liều lĩnh nhất trong việc thử nghiệm các âm thanh mới mẻ. Được ra mắt vào năm 2009 dưới trướng SM Entertainment, các cô gái đa quốc tịch tài năng này đã cho ra mắt nhiều album thành công vang dội – trong một thị trường âm nhạc mà các đĩa đơn hay mini-album (cách gọi cho EP của K-pop) chiếm ưu thế hơn. “Shadow” là một trong những điểm sáng “kì lạ” trong album phòng thu thứ 2 Pink Tape của các cô nàng. Những tiếng synth nhịp nhàng cùng âm thanh mộc cầm biến bài hát như một thể nghiệm thú vị của Thelonious Monk hơn là những hit nhạc pop hiện đại thường thấy trên các bảng xếp hạng (nhưng “Shadow” vẫn hạ cánh ở vị trí #6 ở bảng xếp hạng K-pop quốc gia, dẫu không được ra mắt như một single). Thêm phần kì bí cho giai điệu chính là tiếng nói cười khúc khích đã được lọc qua bộ chỉnh âm, nhưng vượt lên trên tất cả là việc f(x) đã thành công kể một câu chuyện của một kẻ bám đuôi (stalker). Lời thú nhận ám ảnh được thể hiện qua giai điệu R&B du dương, ngọt ngào – thứ tưởng chừng có thể làm dịu bớt sự đồ sộ của phần nhạc nền, cho tới khi bạn hiểu được lyrics đang thực sự kể về điều gì.
Ga-In: ” ( Tinkerbell)”
Là cô em út trong bộ tứ “chị đại” Brown Eyed Girls, Ga-In dành cả sự nghiệp solo của mình để thách thức mọi ranh giới về âm nhạc đại chúng xứ sở kim chi và những chuẩn mực đạo đức thường thấy. “Tinkerbell”, một lời mời bẽn lẽn đến buổi hẹn hò đêm khuya, được xây dựng bằng tiếng Latin guitar dè dặt, ngắt quãng; với phần hợp âm LFO chao đảo, những cú riffs được nén chặt, rồi lại bùng nổ; những khoảng ngắt có phần bạo lực, để lại cho “Tinkerbell” những khoảng lặng trong tích tắc; rồi lại được lấp đầy bằng tiếng surf rock guitar, tiếng bebop trumpet đan xen, vài giọng thủ thỉ và cả tiếng break làm đảo lộn tổng thể. “Tinkerbell” là ca khúc mở màn cho mini-album xuất sắc Talk About S của Ga-In, ngay sau đó được làm dịu đi bằng những giai điệu tương sáng gợi nhớ về Madonna thời hoàng kim “Bloom”.
Orange Caramel: ” ( Catallena)”
Sự xuất hiện của Orange Caramel đã giúp người hâm mộ có một lăng kính sâu sắc hơn về ngành công nghiệp K-pop. Bộ ba cô gái xinh đẹp này là nhóm nhỏ được tách ra từ nhóm lớn After School, đồng nghĩa với việc khi Orange Caramel ra mắt sản phẩm và biểu diễn bài hát của mình, họ vẫn được đón nhận dưới danh nghĩa After School – một phương thức hoạt động độc đáo mà K-pop góp phần tiên phong (có thể kể đến như T-ara N4, Sistar19, Girls’ Generation – TaeTiSeo). Mục đích của phương thức này chính là để khai thác thêm khả năng của các thành viên và khám phá chemistry giữa các “mảnh” với nhau. Và concept riêng biệt của Orange Caramel chính là “candy culture” – khi sự “aegyo” dễ thương giao thoa với nhiều thể loại nhạc riêng biệt.
Khó ai ngờ aegyo có thể truyền cảm hứng tới nhiều tác phẩm pop đặc sắc tới vậy. Đỉnh cao của Orange Caramel – “Catallena” là sự kết hợp ngọt ngào giữa phần phối khí nghe tựa ABBA huyền thoại, phần sample từ nhạc folk xứ Ấn và những âm thanh guitar lấy cảm hứng từ Bollywood thời 1980s, tất cả được phủ bằng lớp synth bass gợi nhớ về một “Blue Monday” óng ánh. Phần thể hiện của các cô gái không vì thế mà kém cạnh, khi các nàng tha hồ tán tỉnh với nhau trong thích thú và tò mò: “Ôi trời ơi cô ấy mới tuyệt vời làm sao/ Dù là con gái, tôi vẫn thấy cô ấy thật tuyệt.” (nguồn: Playgirlz team) – và còn xen vào những câu hát từ bài hát đám cưới truyền thống xứ Pakistan. MV “Catallena” được mở đầu bằng những âm thanh và hình ảnh rực rỡ nhất, giữ chân người xem ngay từ những giây phút đầu tiên – điều quan trọng bậc nhất trong chiến thuật marketing của K-pop. Nên khác với các nền công nghiệp âm nhạc khác, người hâm mộ nhạc Hàn thường bị vẻ hào nhoáng giữ chân mà khó có thể đào sâu tới ý nghĩa của âm nhạc ngay từ lần nghe đầu tiên.
CL, G-Dragon, Skrillex, and Diplo: “ Dirty Vibe”
K-pop là mảnh đất màu mỡ cho những màn kết hợp xuyên Thái Bình Dương đi từ kỳ quặc đến không thể tưởng tượng, với dàn cameos gây choáng váng: Kanye West, Chris Brown hay Lil Kim. 4 nghệ sĩ đằng sau track “Dirty Vibe” một lần nữa muốn thử sức cùng nhau. Và kết quả ư, tuy “Dirty Vibe” bị chôn chặt sau album Recess của Skrillex, nhưng sức mạnh của nó đã làm nên lịch sử: một minh chứng hùng hồn rằng các nghệ sĩ K-pop và US-UK hoàn toàn có thể tỏa sáng rực rỡ cùng nhau.
G-Dragon và CL xuất thân từ Big Bang và 2NE1 – 2 trong số các nhóm nhạc K-pop vĩ đại nhất (đều được đào tạo bởi YG Entertainment, công ty giải trí với dàn nghệ sĩ có sức hút chết người). Trên nền trap-hall trần trụi lấy cảm hứng từ các strip clubs cùng một Prince với Diamonds and Pearls kinh điển, được gọt dũa bởi Skrillex và Diplo, 2 rappers tài năng có đủ không gian để “bung xõa” hết công lực của họ. Trên phần beat dồn dập 160 bpm với những đoạn chuyển gam mượt mà, kết hợp với phần harmony máu lửa của GD, anh và CL lần lượt thay phiên nhau chiếm lấy highlight của bài hát. Skrillex và Diplo cũng được bộ đôi truyền lửa ngược lại, đặc biệt là khoảnh khắc anti-drop sảng khoái tại giây thứ 48. Xét về tổng thể, “Dirty Vibe” như thể âm thanh của một miền đất tương lai mà không ai khác ngoài họ có thể chạm chân đến.
f(x): ” ( Rum Pum Pum Pum)”
Với tư cách là lead single cho album bom tấn Pink Tape, “Rum Pum Pum Pum” được gói gọn trong một music video rực rỡ đến chói lòa. Sân khấu của ca khúc trên các show âm nhạc hàng tuần – “Top of the Pops” phiên bản Hàn, nơi các nghệ sĩ quảng bá các single của mình – được biên đạo kì công với hình tượng nữ sinh trong bộ váy tennis kinh điển. Những hình thức marketing trên rất hiếm thấy ở thị trường US-UK, song có một viên ngọc ẩn sâu trong “Rum Pum Pum Pum” đó chính là chất lượng sản xuất vượt trội của bài hát. Giữ nguyên cấu trúc thịnh hành của một ca khúc pop, “RPPP” ghi điểm bởi sự hòa quyện giữa âm thanh funk guitar mang âm hưởng vùng Trung Đông, điệu samba đa âm sắc, phần sample lấy từ bản classic “The Little Drummer Boy”, tiếng tap dance của điệu flamenco, và cả phần ad-libs gợi nhớ đến Timbaland những năm 2000s. Bài hát còn kết hợp một kĩ thuật jazz đặc biệt ở phần bridge – một bước đi táo bạo trong bối cảnh nền âm nhạc thị trường bấy giờ. Phần lyrics cũng tỏ ra không kém phần tinh nghịch, với việc sử dụng hình ảnh chiếc răng khôn ẩn dụ cho mối tình đầu: “Phải làm thế nào đây? Anh chờ mong một chiếc răng mọc ngay hàng thẳng lối à?/ Nhưng tôi lại cứ xiên xẹo khiến anh đau lòng lắm thay/ Đây chẳng hề đơn giản đúng không?” (nguồn: T-Express team). Liệu bạn có nhận ra mọi khoảnh khắc chứa đựng trong RPPP đều kì quặc một cách đầy dụng ý?
EXO: “Love, Love, Love”
Kỹ sư robot một thời Lee Soo-man – chủ tịch sáng lập nên đế chế SM Entertainment, “cha đẻ” của K-pop như mọi người thường gọi – là một “nhà khoa học điên rồ” của cả nền công nghiệp âm nhạc. Phương châm nghề nghiệp của ông bao gồm cả quan niệm rằng cách vận hành của công nghệ thông tin có thể áp dụng cho việc đào tạo idols xứ Hàn. Cách thức quá trình vận hành được hoàn toàn bảo mật, song với việc doanh thu công ty chạm nóc $260 triệu vào năm 2013, thì lý thuyết trên không đơn giản chỉ là nói suông.
Một ví dụ điển hình chính là EXO, được thành lập với đội hình 12 chàng trai được chia thành 2 nửa: EXO-K(orean) và EXO-M(andarin). 2 nhóm với đội hình 6 người đồng nghĩa với việc họ có thể linh hoạt tráo đổi – với việc biểu diễn những bài hát giống hệt nhau, những vũ đạo đồng đều choáng ngợp và cả những MV đồng bộ – được nhắm tới 2 thị trường riêng biệt. Với K-pop, ảnh hưởng của kinh tế tới hình thức tổ chức của các nhóm nhạc là không nhỏ.
EXO đạt tới đỉnh cao về mặt âm nhạc với “Love, Love, Love”, trích từ mini-album chất lượng Overdose. Bài hát được mở đầu bằng tiếng đĩa than lạch cạch, âm thanh nhạc cụ phương Đông và cả tông guitar Afrobeat, nhưng ngay sau đó bị đảo lộn khi những bass drop quyến rũ xuất hiện. Beat nhạc R&B âm ỉ cứ thế điềm tĩnh tạo bàn đạp cho các chàng trai EXO thể hiện bản lĩnh trong giọng hát. Ngay cả khi những âm thanh trap quen thuộc được thêm thắt vào tổng thể, “Love, Love, Love” vẫn không mất đi cái chất riêng vốn có của mình. Một sản phẩm âm nhạc xuất sắc theo cách rất riêng của K-pop.
Infinite: ” (The Chaser)”
Sweetune là một trong những producers được các fan K-pop mến mộ nhất, và “The Chaser” chính là kiệt tác ghi danh họ. Bài hát đi sâu khám phá những chất liệu âm thanh truyền thống của Hàn Quốc, pha trộn chúng với tiếng New Order guitar độc đáo, âm thanh hào sảng của horn-blast, và cả những cú key change đánh dấu khoảnh khắc âm nhạc rực rỡ bậc nhất của thể loại French electro.
Đáng nhớ hơn cả, màn trình diễn kinh điển trên của “The Chaser” hội tụ một dàn hợp xướng và dàn giao hưởng hùng tráng, khi các chàng Infinite sẵn sàng làm rung chuyển cả một sân khấu – bắt đầu bằng bản phối hoàn toàn mới lạ, cho đến phần trình diễn được biên đạo lại hoàn toàn – tất cả như chỉ gặp gỡ và thăng hoa một lần duy nhất. Đây cũng là minh chứng cho khả năng trình diễn vô song của các nghệ sĩ xứ Hàn, bất kể vai trò dù từ thể loại teen pop sướt mướt cho tới những giây phút sử thi đến hùng hồn.
TVXQ: “Honey Funny Bunny”
Ẩn đằng sau chiếc tên kỳ quặc ngoài sức tưởng tượng chính là một bản R&B có sức thuyết phục bất cứ người nghe nhạc khó tính nào – được xây lên bởi những quãng falsetto uyển chuyển và lớp lớp harmonies gai người. Là một trong hai dự án để đời của cặp đôi E-Tribe – “cha đẻ” của hit quốc dân “Gee” – nên không thực sự bất ngờ khi “Honey Funny Bunny” cũng tỏ ra tỉ mỉ trong từng chi tiết, sẵn sàng thách thức cả Timbaland trong chính sân nhà của mình. Một album kinh điển như FutureSex/LoveSounds nếu sở hữu được track nhạc này âu cũng là may mắn.
Girl’s Day: ” (Nothing Lasts Forever)”
4 mảnh (hiện tại) Girl’s Day luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao ngút cho thể loại dance pop kể từ khi họ ra mắt vào năm 2010. Một điều đặc biệt ít ai chú ý tới: rằng những giai điệu của luôn trở nên rực rỡ hơn ở nửa cuối bài hát. Một ví dụ điển hình là single “Nothing Lasts Forever”: với phần verse sôi sục cùng đoạn chorus khó quên gợi nhớ về một Ace of Base năm nào – cảm hứng lớn của Lady Gaga thời hoàng kim, và giờ là các nàng Girls’ Day. Khi bài hát đi tới phút 2:00, một âm thanh bất chợt hút người nghe vào khoảng không được tạo bởi tiếng piano da diết, phần hợp ca đầy huyễn hoặc, và cả nốt cao dài như bất tận của giọng ca chính Minah. Ca khúc cứ thế vỡ òa ra trong niềm xúc động, nơi các cô nàng cứ mãi ngân vang một triết lý bẽ bàng: “Không gì là mãi mãi” (Nothing lasts).
Girls’ Generation: “I Got a Boy”
Được sáng lập vào năm 2007 bởi SM Entertainment, 9 thành viên của Girls’ Generation nhanh chóng trở thành biểu tượng lớn của âm nhạc Châu Á. Dẫu đạt được vị thế oai vệ trên bằng những classics như “Gee” hay “Genie”, “I Got A Boy” mới thực sự là lúc các nàng thỏa sức khám phá những âm thanh mới mẻ và thoát khỏi vùng an toàn của mình. Nhạc pop như thể chưa bao giờ “kỳ quặc” như bây giờ: khi bài hát được chia thành (ít nhất) 5 phân đoạn khác nhau hoàn toàn, với phần chuyển nhịp bất ngờ sang 40 bpm, cùng “bữa tiệc” genres trải dài từ snap music đến Italo disco, và khoảnh khắc huy hoàng của nhạc kịch với 9 vai diễn “tuy khác mà giống”. Người nghe được phen sửng sốt trước sự gặp mặt lạ lùng của musical, rock opera với những giai điệu pop quen thuộc.
Có những lúc người nghe được chính tempo cảnh báo trước – “Don’t stop! Let’s bring it back to 140!” – nhưng đa phần “I Got a Boy” diễn biến trong bất ngờ, bởi có lẽ chàng DJ không thể kiên nhẫn với một giai điệu cụ thể nào cả. Các cô nàng GG đã mạo hiểm rẽ cho nhạc pop nhiều những hướng đi khác lạ, điều mà từ “Bohemian Rhapsody” hiếm ai làm được. Với việc bài hát công phá mọi BXH tại Hàn Quốc, cùng với music video cán mốc hơn 200 triệu views cho tới thời điểm hiện tại – Girls’ Generation hùng hồn tuyên bố sự “chịu chơi” của âm nhạc xứ Hàn, cũng như khả năng biểu diễn tuyệt vời của những idols được đào tạo ở nơi đây.
Theo tin nhạc
Billboard bình chọn: 10 đoạn điệp khúc K-Pop "gây nghiện" nhất thế kỉ 21
Để kết thúc Chorus Week, tạp chí điện tử danh giá Billboard đã bình chọn ra 10 đoạn điệp khúc K-Pop xuất sắc nhất thế kỷ 21.
Và chớ đừng bao giờ coi thường sức mạnh của một đoạn hook catchy - khi chúng không chỉ nắm được trái tim và bám mãi trong tâm trí người hâm mộ, mà còn góp phần định hình cả một nền công nghiệp âm nhạc xứ sở kim chi.
EXO - "Growl"
Ngược dòng thời gian về thời điểm mà các anh chàng EXO trở thành boygroup xu hướng, lập nên vô số kỷ lục vô tiền khoáng hậu, và trên hết đã mang đến những đoạn điệp khúc xuất sắc nhất, mang hơi thở của cả một thời đại. "Call Me Baby" (2015) và "Monster" (2016) đều là các ứng cử viên nặng ký, song có lẽ rất khó để các chàng trai một lần nữa đạt đến đỉnh cao chói lọi về mặt âm nhạc như với "Growl" (2013). Đoạn chorus vừa khiến khán giả liên tưởng tới một phiên bản *NSYNC hiện đại, vừa tạo ra những dấu ấn riêng biệt với những khoảnh khắc gây-thương-nhớ - tiêu biểu như "Na eureureong eureureong eureureong dae". "Growl" cũng tái khẳng định việc thể nghiệm với những âm thanh mới mẻ trong K-Pop luôn đáng để làm.
Brown Eyes - "Already One Year"
Một track nhạc không thể bỏ qua trích từ album ra mắt cùng tên của cặp đôi Brown Eyes - thời khắc mà họ chiếm trọn trái tim người nghe bằng phần điệp khúc không thể da diết hơn. 2 chàng trai cứ thế thủ thỉ: "I believe in you / I believe in your mind... / Beollseo ilnyeoni jinatjiman ilnyeon dwiedo geu ilnyeon dwiedo neol gidaryeo", đồng thời đặt ra tiêu chuẩn mẫu mực cho những bản ballad xứ Hàn.
Orange Caramel - "Catallena"
Một ví dụ để hét vào mặt đám bạn ghét nhạc Hàn rằng K-Pop cũng có thể sáng tạo - điên rồ - xuất sắc cùng một lúc, không thua kém một thị trường âm nhạc khổng lồ nào. Bộ ba Orange Caramel kể câu chuyện đa lớp nghĩa về nàng "Catallena" bí ẩn trên nền nhạc được pha trộn giữa beat nhạc disco mang hơi hướm Bollywood, tiếng guitar funky và phần sample từ ca khúc folk "Jutti Meri Jandiye" xứ Punjabi, Ấn Độ. Đôi khi phần chorus vừa "lầy lội", vừa tài tử trên khiến người nghe mải đắm chìm mà bỏ qua yếu tố lyrics sâu sắc của bài hát cũng như phần trình bày duyên dáng của 3 "mẩu" After School - 2 thứ không thể thiếu tạo nên một icon lớn như "Catallena".
Wonder Girls - "Tell Me"
Một trong những bài hát K-Pop đầu tiên đưa ra định nghĩa thế nào là "viral", "Tell Me" là một trong số bộ sưu tập hits của các cô nàng Wonder Girls với phần điệp khúc mà nhà nhà, người người muốn hát và nhún nhảy theo. Phần line "Tell me, tell me" lặp đi lặp lại gây nghiện, đồng thời đóng vai trò tạo đà cho các thành viên "bung xõa" khoe giọng ở các phân đoạn nối tiếp ngay sau đó. Đơn giản mà hiệu quả - đó là chìa khóa mở cửa trái tim người hâm mộ của bản karaoke-classic này.
Super Junior - "Sorry Sorry"
Nhớ lại khi siêu hit của các anh chàng Super Junior một thời xâm chiếm làn sóng Hallyu với điệu nhảy xoa tay "thần thánh". Dù có lặp lại đến mức triệt để, phần điệp khúc "Sorry Sorry" vẫn được xử lý rất gọn gàng và tinh tế. Cứ thử bật ca khúc ma thuật này lên mà xem, những fan ruột của K-Pop nói chung và SuJu nói riêng chắc chắn sẽ không cưỡng lại được mà phải đứng lên nhảy theo giai điệu "Sorry, sorry, sorry, sorry /Naega naega naega meonjeo...". Và cũng giống như "Growl", bài hát đình đám này được sản xuất bởi công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc - SM Entertainment.
Big Mama - "Betrayal"
Đúng như tên của nhóm, Big Mama có thể nổi tiếng vì có ngoại hình "bự" hơn hầu hết các ca sĩ xứ sở kim chi, thế nhưng điều luôn giữ nhiệt cho tên tuổi và gia tài âm nhạc của họ chính là phần vocals đỉnh cao sẵn sàng "xử đẹp" bất cứ phân đoạn khó nhằn nào. Single "Betrayal" (2007) là lời hát da diết của một cô gái khi thú nhận những lầm lỗi của mình với người tình, với phần điệp khúc - về mặt vocal mà nói - là một thử thách lớn cho bất cứ ca sĩ chuyên nghiệp nào. Điều này cũng lý giải được tại sao bản tình ca này đạt vị trí bất hủ trong lòng người nghe K-Pop lâu năm.
Park Jiyoon - "Adult Ceremony"
Trong bối cảnh K-Pop hiện tại, "Adult Ceremony" chính là bài hát mà các sao lớn lựa chọn thể hiện để khoe ra khía cạnh trưởng thành của họ (như cách Twice hay BTS biểu diễn). Vào những năm đầu thế kỷ 21, Park Jiyoon quyết định ra mắt "Adult Ceremony" như lời tuyên ngôn: nàng không còn là cô gái bé bỏng ngày nào nữa. Ca khúc có phần nhạc bubblegum năng động, song giai điệu và cách xử lý vocals trễ trãi đã điểm lên trên tổng thể nét bí ẩn và toát lên được sự quyến rũ khó cưỡng của Park Jiyoon. Vài năm sau, Brown Eyed Girls cũng ra mắt bản anthem ngạt thở không kém "Abracadabra" - song phần gia tài mà "Adult Ceremony" để lại vẫn không thể thay thế.
BIGBANG - "Lies"
Để chọn ra một trong những đoạn hook đáng nhớ nhất giữa "rừng hits" của BIGBANG, thì "Lies" vẫn là ứng cử viên xuất sắc nhất. Việc pha trộn phần hòa âm của 5 thành viên cùng những tiếng chants đậm chất hip-hop đã thành công thổi một làn gió tươi mát vào bối cảnh K-Pop thuở 2007, cũng như đánh dấu việc G-Dragon cùng đội ngũ sản xuất của nhóm trở thành thế lực đáng gờm trong đường đua âm nhạc xứ Hàn.
DJ Doc - "Run to You"
"Run to You", một trong những dấu hiệu đầu tiên hé lộ tiềm năng xâm chiếm toàn cầu của K-Pop, đã kết hợp thành công âm thanh hip-hop với phần điệp khúc không thể ăn khách hơn. Kết quả là cả Hàn Quốc đều không thể kháng cự lại sức hấp dẫn của ca khúc, và đáng nhớ hơn chính là việc "Run to You" tiên phong áp dụng chất liệu rap vào nền âm nhạc quốc dân. Không chỉ góp công vào việc phát triển tiềm năng của hip-hop trong K-Pop, bộ đôi còn giới thiệu đến người nghe cách họ pha trộn những thể loại khác nhau - viên gạch nền cho sự lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu của K-Pop hiện tại.
và vị trí đầu bảng thuộc về...
Girls' Generation - "Gee"
Có thể tự tin mà nói rằng mọi phần chorus từ các ca khúc chủ đề của SNSD vào thời kì hoàng kim năm 2009 đều là những chorus thuộc hàng xuất sắc, nhưng đại diện "Gee" vẫn giữ một vị trí đặc biệt hơn cả đối với công chúng. Từ những giây đầu bài hát, người nghe đã bị cuốn vào một thế giới âm nhạc mà các nàng GG tạo ra, thế rồi phần hook "gee gee gee gee, baby baby" xuất hiện ở các phân đoạn then chốt, tạo đà giúp cho phần chorus bùng nổ một cách rực rỡ, đáng nhớ nhất. Còn phải kể đến phần âm thanh điện tử âm ỉ đưa người nghe vào điệp khúc, báo hiệu cho sức nặng khổng lồ của phân đoạn này, cũng như những tiếng reo hò sảng khoái và phần thể hiện đầy thuyết phục, không thể bị lấn át của các cô nàng - tất cả xuất sắc thể hiện được tâm trạng hạnh phúc, rối bời đang xen của một cô gái khi đơn phương.
Trước khi "Gangnam Style" bùng nổ, "Gee" vẫn còn là MV K-Pop ăn khách nhất trên Youtube. Lý giải thỏa đáng nhất cho điều này là phần chorus biết cách chiếm lấy trái tim của cả một thế hệ người nghe nhạc - khi người thì mê mẩn với sức hút từ 9 cô nàng, người lại hướng đến giá trị vừa tươi mới, vừa kinh điển ở thứ âm thanh pop SNSD mang lại.
Theo TinNhac
Thảm đỏ 'Asia Artist Awards 2018': Lee Da Hee tỏa sáng cùng Cha Eun Woo, L (Infinite) và Choi Tae Joon Nhiều nghệ sĩ như Cha Eun Woo, L của (Infinite), Choi Minho, Lee Da Hee, Choi Tae Joon,...tự tin đổ bộ thảm đỏ 'Asia Artist Awards 2018'. Vào lúc 1h chiều (KST) hôm nay (28/11), buổi lễ trao giải Asia Artist Awards (hay còn gọi là AAA) năm 2018 được diễn ra tại sân vận động Namdong, Incheon. Đây là một trong những...