20 bệnh nhi được hỗ trợ khám dị tật bàn tay, bàn chân
Trong chuyến công tác tới Việt Nam năm nay, đoàn chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật chỉnh hình của Bỉ, Pháp, Brazil thuộc Tổ chức hỗ trợ y tế cho trẻ em Việt Nam (AMEV) đã khám sàng lọc dị tật bàn tay, bàn chân cho 20 bệnh nhi và trực tiếp phẫu thuật cho một số bé.
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Các chuyên gia của AMEV cho biết, những ca bệnh phức tạp nhất là các bệnh nhi thiểu sản, dị tật trong ngón tay, bàn tay. Do đó, việc phẫu thuật khắc phục những dị tật bẩm sinh, giúp sửa, hoàn thiện tối đa những khiếm khuyết trên cơ thể trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tự tin để hòa nhập cuộc sống rất cần thiết.
TS. Hoàng Hải Đức – Trưởng Khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết, mỗi năm, có hàng chục trường hợp trẻ bị dị tật bàn tay, bàn chân phức tạp tới khám tại Bệnh viện. Song, vì nhiều lý do khác nhau, các cháu chưa được phẫu thuật điều trị.
Vì vậy, các ca phẫu thuật hợp tác với chuyên gia nước ngoài tại Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ hội tốt để những bệnh nhi này được chữa dị tật. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các bác sĩ Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và cập nhật kỹ thuật từ các chuyên gia đầu ngành trên thế giới, từ đó nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Hai bé Kim Ngân (Thái Bình) và Đinh Bảo Nam (Hà Nam) là một trong số những bệnh nhi có dị tật bàn tay phức tạp. Ngân có 1 cẳng tay có 3 xương trụ quay và 2 bàn tay, còn Nam có dị tật dính ngón tay cái và ngón trỏ. Cả 2 trẻ đều gặp hạn chế, khó khăn trong sử dụng chức năng bàn tay.
Video đang HOT
Bàn tay của trẻ trước và sau phẫu thuật
Nhờ được các chuyên gia phẫu thuật, nay, bàn tay của các bệnh nhi này đã có hình dạng bình thường, có thể vận động tốt.
Chia sẻ thêm về việc phẫu thuật cho trẻ, các chuyên gia tâm sự: “Có những ca mổ kéo dài từ 8h sáng đến gần 10h đêm, nhưng khi nhìn thấy chức năng bàn tay, bàn chân các bệnh nhi ngày càng tốt hơn, chúng tôi đều cảm thấy xứng đáng”.
Các chuyên gia cảu AMEV đã tới khám và phẫu thuật thường kỳ cho các bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2014 đến nay. Các bệnh nhi bị dị tật bẩm sinh, di chứng do chấn thương, các bệnh nhi với dị tật ở bàn tay, bàn chân phức tạp, ví dụ tay dính ngón, xương và da liền khiến các ngón không thể phát triển; thừa, thiếu ngón, khối u ở bàn tay, di chứng chấn thương bàn tay do tai nạn… sẽ được các chuyên gia ưu tiên phẫu thuật chữa trị.
Theo viettimes
Sửa dị tật bàn tay, bàn chân như hình càng cua cho bệnh nhi 2 tuổi
Sau khi hội chẩn liên tục và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ bác sỹ Terry Light - chuyên gia bàn tay của Mỹ, Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM đã phẫu thuật "sửa chữa" thành công dị tật cho bé L.
Bàn chân bệnh nhi trước khi phẫu thuật. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 8/7, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã thực hiện phẫu thuật "sửa chữa" thành công dị tật bàn tay, bàn chân như hình càng cua cho một bệnh nhi 2 tuổi.
Bé trai B.H.L (2 tuổi, trú tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng cả tứ chi dị dạng hình càng cua.
Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, ở tháng thứ sáu của thai kỳ, thông qua siêu âm, các bác sỹ cho biết em bé trong bụng chị có tứ chi dị dạng hình càng cua. Sau khi bé B.H.L chào đời, toàn bộ hai bàn tay, hai bàn chân của bé đều có bốn ngón và bị chẻ đôi khiến cho mọi sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.
Với bàn tay, bàn chân không bình thường, bé L. hầu như không thể cầm nắm đồ vật và chơi đùa như trẻ em cùng trang lứa. Sợ con không cầm bút được thì không thể đi học, gia đình đã đưa bé đến khắp các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh tìm cách điều trị. Đi đến đâu các bác sỹ cũng đều nhận định bé B.H.L mắc hội chứng càng cua nhưng vẫn chưa thể điều trị vì nhiều rủi ro và biến chứng.
Với hy vọng cuối cùng, gia đình đưa bé B.H.L đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây, êkíp chỉnh hình của bệnh viện đã đánh giá, phân loại và xác định đây là loại dị tật loại 3, dính ngón một và hai phức tạp, không có kẽ ngón.
Sau khi hội chẩn liên tục và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ bác sỹ Terry Light - chuyên gia bàn tay của Hoa Kỳ, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã quyết định "sửa chữa" tứ chi dị dạng của em B.H.L sau kiểm tra sức khỏe tổng quát ổn định.
Bàn tay bệnh nhi trước khi phẫu thuật. (Ảnh: TTXVN phát)
Bàn tay của bệnh nhi sau khi phẫu thuật. (Ảnh: TTXVN phát)
Do bệnh nhi thuận tay trái nên các bác sỹ quyết định "sửa chữa" bàn tay trái trước. Sau gần 2 giờ khéo léo cắt nối và tạo hình, bàn tay em được phục hình 80%, chức năng vận động được bảo tồn gần như bình thường, tay em co duỗi, cầm nắm và cảm giác nóng lạnh khá tốt. Sau thành công đó, các bác sỹ tiếp tục sửa chữa với ba phần chi còn lại.
Sức khỏe của bệnh nhi B.H.L đang bình phục dần sau mổ, đi lại tốt, cầm nắm khả quan, dự kiến em sẽ cầm bút được, có thể đến trường sau khi tập vật lý trị liệu đầy đủ, định kỳ tại bệnh viện.
Theo bác sỹ Nguyễn Dương Phi, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, hội chứng càng cuahay còn gọi là hội chứng càng tôm hùm (lobster claw syndrome) là hội chứng hiếm gặp chiếm tỷ lệ 1/100.000 trẻ sinh sống, khiến bàn tay và bàn chân người bệnh phát triển không bình thường ngày từ trong bụng mẹ. Do đó, người bệnh sinh ra thường có một khe hở nơi lẽ ra là chỗ của ngón (tay hay chân) giữa khiến bàn tay hoặc chân có hình dáng như chiếc càng tôm hùm. Ngày nay, phẫu thuật tái tạo, sử dụng tay, chân giả có thể giúp cải thiện chức năng cho những người mắc hội chứng này./.
Đinh Hằng
Theo TTXVN/Vietnamplus
ACC khai trương phòng khám trị liệu thần kinh cột sống mới tại Đà Nẵng Ngày 30 tháng 10 vừa qua, Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ - ACC (American Chiropractic Clinic) chính thức khai trương cơ sở mới tọa lạc tại 112 - 116, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đây là phòng khám thứ 4 của ACC tại Việt Nam, cũng là phòng...