2 xe khách đâm nhau kinh hoàng, 15 người tử vong tại Hà Nội
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 13h45 hôm nay (30/3), trên Quốc lộ 32, đoạn qua xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Theo đó, vào khoảng thời gian trên có một xe chở bê tông đang lưu thông trên Quốc lộ 32 bỗng nhiên đứt lìa phần đuôi.
Lúc này, một chiếc xe khách loại 16 chỗ BKS 29B-1100 (chạy hướng Sơn Tây – Hà Nội) và chiếc xe khách 29 chỗ BKS 21B 00263 lưu thông ngược chiều do cùng tránh chiếc xe chở bê tông trên đã đâm vào nhau.
Cú va chạm mạnh khiến 2 chiếc xe này cùng lao xuống ruộng, khiến 4 người tử vong tại chỗ, 1 người tử vong trên đường đi cấp cứu và nhiều người bị thương.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn kinh hoàng, lực lượng CSGT đã có mặt tại hiện trường để giải quyết và phân luồng giao thông.
Tại hiện trường, đầu xe khách 29 chỗ cắm xuống mương nước cạnh ruộng lúa, trong khi xe 16 chỗ cắm đuôi xuống, đầu “bám” lấy lề đường. Xe cẩu chở theo nhiều ống thép đỗ cách hiện trường khoảng 50m. Phần bồn trộn bê tông bị đứt móc kéo nằm quay ngang, chiếm gần hết 1 phần đường. Dầu từ máy trộn chảy lênh láng mặt đường.
Không lâu sau, lực lượng CSGT chóng có mặt tại hiện trường, phân luồng giao thông, đưa người đi cấp cứu, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Hiện chiếc xe chở bê tông đã được đưa khỏi hiện trường.
Dưới đây là một số hình ảnh trong vụ tai nạn kinh hoàng:
Video đang HOT
Sau cú va chạm, 2 chiếc xe lao xuống ruộng. (Ảnh: otofun)
Chiếc xe 16 chỗ nát bét sau cú va chạm mạnh. (Ảnh: otofun)
Chiếc xe cẩu làm rơi bồn trộn bê tông giữa đường khiến các phương tiện khác hốt hoảng né tránh. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra vụ tai nạn.
Theo Tri Thức
Chuyện kỳ lạ về "ngõ chín cô" ở ngoại ô Hà Nội
Từ lâu, con ngõ nhỏ ven Quốc lộ 32 có chừng hơn 20 nhà dân thì có tới gần chục nhà có phụ nữ đi lấy chồng rồi lại bỏ chồng về ở vậy. Dân làng xung quanh gọi ngõ ấy là "ngõ chín cô"và cũng thêu dệt nên nhiều câu chuyện ly kỳ.
Hoàn cảnh giống nhau một cách... khó lý giải
Đến xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ (Hà Nội), hỏi "ngõ chín cô" thì hầu như ai cũng biết. Chẳng những vậy, người ta còn kể vanh vách ý nghĩa tên gọi của con ngõ cũng như nhiều câu chuyện ly kỳ xung quanh. Khi chúng tôi có mặt, bà Đỗ Thị Thoan đang cặm cụi giặt quần áo. Mời khách vào nhà, bà vui vẻ kể về sự tích của "ngõ chín cô" và bà là một trong chín cô ấy.
Lối vào "ngõ chín cô". Ảnh: TG
Theo bà Thoan, hoàn cảnh của những người phụ nữ ở con ngõ này giống nhau đến... khó lý giải. Cứ ai đi lấy chồng trước thì sẽ bỏ chồng về nhà mẹ trước, ai lấy chồng sau thì cũng khăn gói trở về sau, dù là lấy chồng trong làng hay ở xa. "Ở ngõ này, bà Tám là người "mở hàng" lấy chồng đầu tiên và bà ấy cũng là người đầu tiên bỏ chồng, mang con về nhà mẹ đẻ sinh sống. Bà Ngát là người lấy chồng thứ hai và cũng là người bỏ chồng về nhà mẹ thứ hai. Còn tôi là người thứ ba. Cứ thế, lần lượt sau đó là bà Tuyết, bà Hoa, bà Thoa, bà Thúy... Có những người bỏ chồng vì lý do rất vớ vẩn, như bị bố chồng mắng cho một câu cũng giận dỗi đòi ly dị, mặc kệ người chồng gần nửa năm trời vẫn qua lại nỉ non khuyên nhủ quay về", bà Thoan kể.
Khoảng hơn chục năm trước, bà Thoan quen và lấy một người đàn ông gần làng làm chồng. Cuộc sống hạnh phúc của bà Thoan cùng chồng và hai đứa con nhanh chóng trôi đi vì vợ chồng bà cứ hay cãi vã nhau vì những chuyện nhỏ nhặt. Chán cảnh sống ấy, bà Thoan ôm con bỏ về nhà mẹ đẻ. "Nhà chồng và chồng tôi cũng nhiều lần sang khuyên tôi trở về nhưng tôi không chịu. Cuối cùng là ra tòa ly hôn, tôi ở vậy nuôi hai đứa con từ đó cho đến nay. Con đã trưởng thành hết rồi, tôi năm nay cũng đã hơn 50 tuổi", bà Thoan nói.
Ngay cạnh nhà bà Thoan là nhà bà Phùng Thị Ngát, ngoài 60 tuổi, có "thâm niên" bỏ chồng hơn 30 năm. Bà Ngát ngậm ngùi chia sẻ: "Ngày đó, tôi và chồng cưới nhau là yêu đương tự nguyện, không phải bố mẹ sắp đặt hay bắt ép. Tôi về nhà chồng ở cũng không khổ sở gì, chồng tôi hiền như cục đất ấy. Thế mà chỉ vì một chuyện nhỏ chẳng đâu vào đâu, rồi thấy chán nhau, thế là chia tay. Cuộc sống một mình nuôi con chỉ trông vào mấy sào ruộng cũng vất vả nhưng tôi vẫn nhất quyết không muốn về ở với chồng hay đi bước nữa".
Vất vả nhất trong xóm đặc biệt này là bà Đỗ Thị Tám. Bà là người đầu tiên ở ngõ này bỏ chồng rồi mang con về nhà mẹ đẻ sống nên ban đầu phải chịu nhiều dị nghị của dân làng. Bà Tám chia sẻ: "Tôi đi lấy chồng từ năm 23 tuổi, những ngày đầu cuộc sống hai vợ chồng vui vẻ hạnh phúc lắm. Nhưng kể từ khi tôi sinh đứa con đầu lòng, không hiểu sao chồng tôi cứ lạnh nhạt. Tôi buồn, nhưng sợ mang tiếng bỏ chồng hay chồng bỏ nên tôi cố gắng sống với "cục nước đá" ấy rồi có thêm hai đứa con nữa. Nhưng rồi tôi vẫn phải quyết định dứt áo ra đi khi đứa con út mới hơn 1 tuổi. Tôi mang 3 đứa con về nhà mẹ đẻ sinh sống, mặc kệ người ta dị nghị".
Những chuyện thêu dệt của người đời
Bà Thoan chia sẻ với phóng viên với cuộc hôn nhân trắc trở của mình.
Bà Thoan chia sẻ với phóng viên với cuộc hôn nhân trắc trở của mình.Đến khi người thứ 7 bỏ chồng trở về ngõ nhỏ này thì người ta đặt cho con ngõ cái tên là "ngõ bảy cô". Nhưng rồi số chị em bỏ chồng vẫn chưa dừng lại, gần đây đã lên tới con số 9 và người ta cũng đổi tên cho con ngõ. Người dân ở đây thêu dệt, lý giải nguyên nhân rằng có thể ở đây có thần giữ người, cứ gả con gái đi là lại bị lôi về.
Câu nói về thần giữ người ấy tưởng chỉ là nói đùa mà lại khiến cho nhiều người suy nghĩ. Họ bắt đầu nhớ lại những chuyện xa xưa để xem những người trong con ngõ này có từng mạo phạm thần thánh gì để bị trừng phạt như vậy hay không. Câu chuyện được bàn tán nhiều là chuyện cách đây khoảng 40 năm, người dân trong ngõ có mang một bức trượng Hộ pháp ở ngôi đình làng bên về trải ra làm đường.
Nói về việc này, bà Thoan nhỏ giọng: "Ngày đó, khi chúng tôi mới khoảng 15 tuổi, con ngõ này còn thấp và cứ mưa là bị ngập. Do đó, khi làng bên phá một ngôi đình là đình Hương Đĩnh, đám thanh niên chúng tôi có sang đó xin đập phá những bức tường để lấy gạch vụn về đổ tôn đường cho cao lên. Trên bức tường hai bên cổng ngôi đình đó có hai ông Hộ pháp rất to cũng bị đập để đem về làm đường".
Có lẽ mọi chuyện sẽ trôi vào quên lãng nếu như không có chuyện 9 người phụ nữ bị chồng bỏ hoặc bỏ chồng về ở vậy nuôi con. Và người ta cho rằng chính việc mang bức tượng Hộ pháp về làm đường đã khiến thần thánh nổi giận.
Ông Nguyễn Trung Hưng - Cụm trưởng cụm 9 (xã Ngọc Tảo) cho biết: "Đúng là con ngõ này từ lâu người ta đã bàn tán xôn xao về việc có nhiều phụ nữ bỏ chồng hoặc chồng bỏ mang con về ở vậy. Trong số 9 người thì có tới 6 người bỏ chồng, 3 người bị chồng bỏ. Còn chuyện xưa kia về việc đập tượng Hộ pháp mang về làm đường, tôi cũng được nghe nhiều cụ cao niên trong làng kể lại".
Cũng theo ông Hưng, việc vợ chồng không sống được với nhau dẫn đến ly hôn là chuyện bình thường trong cuộc sống. Những người phụ nữ trong ngõ này người thì bỏ chồng vì mâu thuẫn với chồng, với bố mẹ chồng, người thì vì chồng cờ bạc nên bỏ, người thì chồng lăng nhăng bỏ đi theo gái. Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Hơn nữa, trong con ngõ này, không phải tất cả phụ nữ đều bỏ chồng hoặc chồng bỏ mà vẫn có những người sống hạnh phúc với chồng nhiều năm nay.
* Tên một số nhân vật đã thay đổi.
Theo N. Chiến- H. Châu (Giadinh.net.vn)
Thót tim xem màn hãm "ngưu vương" Ngoài những trận đấu "nẩy lửa" của các ông trâu, khán giả còn được chứng kiến những màn rượt đuổi giữa những ông trâu và các tay bắt châu chuyên nghiệp tại Hội chọi trâu vừa kết thúc tại SVĐ Suối hoa, TP Bắc Ninh. Hàng vạn khán giả đã đổ về xem các ông trâu chiến đấu, sân vận động Suối hoa...