2 xác ướp mới được tìm thấy ở Peru: Người ngoài hành tinh hay người khổng lồ?
Với 2 xác ướp vừa được tìm thấy tại Peru, nhiều giả thiết cho rằng đó là của người ngoài hành tinh hoặc của người khổng lồ từng tồn tại trên trái đất.
Theo tờ Dailymail của Anh, mới đây người ta đã tình cờ phát hiện ra 2 xác ướp trên ngọn núi Viracocha ở tỉnh Quispicanchi miền Nam Peru. Người đầu tiên tiếp cận với 2 xác ướp này là ông Renato D.Riquelme, chuyên gia khảo cổ và khẳng định, đây là bằng chứng cho thấy người ngoài hành tinh từng tồn tại.
Xác ướp thứ nhất có phần xương đầu rất lớn, dài khoảng 20 cm, trong khi đó chiều cao toàn bộ thân chỉ có 50 cm. Đỉnh của hộp sọ vẫn chưa liền, giống như phần thóp của trẻ con và 2 hốc mắt rất lớn. Nhìn bề ngoài, xác ướp giống một đứa trẻ 10 tuổi, tuy nhiên, khi quan sát kỹ các nhà khoa học lại phát hiện ra những điểm dị thường, chẳng hạn như có 2 chiếc răng nanh lớn – một đặc điểm vốn chỉ có ở những người trưởng thành.
Xác ướp thứ 2 cũng tương tự, không đầy đủ và chỉ dài 30cm. Nó thiếu khuôn mặt và dường như được bao bọc trong một lớp giống như bào thai hay nhau thai. Một số nguồn tin cho rằng rất có thể sự thay đổi hình dạng hộp sọ được thực hiện như là một phần trong nghi thức bộ lạc.
Giả thiết người ngoài hành tinh
Ngay sau khi 2 xác ướp được phát hiện và công bố, 3 nhà nhân chủng học đến từ Tây Ban Nha và Nga đã tiến hành nghiên cứu. Sơ bộ, cả 3 đồng ý 2 bộ xương này không giống con người bình thường. Theo giả thiết, nếu là của một người trưởng thành thì sẽ không thể lý giải được sự xuất hiện của phần thóp giống như của trẻ em ở đỉnh hộp sọ.
Ngoài ra, phần trước của hộp sọ còn bị tách, hoàn toàn không giống với xương những người thổ dân Cổ đại đã tìm thấy tại khu vực. Chưa kể tỉ lệ mất cân bằng kỳ lạ giữa thân và đầu cũng như 2 hốc mắt lớn đã khiến các nhà nhân chủng họ kết luận: “Tuy đánh giá dựa trên bề ngoài nhưng những đặc điểm của xác ướp không giống với bất cứ chủng tộc nào trên thế giới”. Điều đặc biệt khác, hộp sọ có phần như thóp của trẻ sơ sinh nhưng nó lại có tới 2 chiếc răng lớn – một đặc điểm chỉ có ở người lớn.
Với kết luận của 3 nhà nhân chủng học nói trên, ông Renato D.Riquelme, người đầu tiên phát hiện 2 xác ướp này, mới đề nghị giới chuyên môn tiến hành nghiên cứu sâu thêm để xác định nguồn gốc 2 xác ướp. Do nhãn cầu mắt phải của xác ướp thứ nhất vẫn còn khá nguyên vẹn nên các chuyên gia tiến hành nghiên cứu, xét nghiệm ADN để xác định xem có phải là người ngoài hành tinh hay người bình thường.
Video đang HOT
Giả thiết người khổng lồ
Từ xa xưa, truyền thuyết thường nhắc đến người khổng lồ sinh sống trên trái đất. Các phát hiện khảo cổ gần đây, kể cả 2 xác ướp vừa được tìm thấy tại Quispicanchi, Peru, khiến người ta nhớ đến sự có mặt của người khổng lồ. Về người khổng lồ ở Peru đã có nhiều tài liệu ghi chép hồi thế kỷ thứ 16, khi những người Tây Ban Nha bắt đầu xâm nhập vào vùng đất này để đặt quyền cai trị.
Ảnh minh họa
Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, Pedro Cieza de Leon (1520 – 1554), trong cuốn Royal Commentaries of the Incas (Bình luận Hoàng gia của người Inca) tập 1, có nói, những thổ dân Peru đã kể cho ông nghe về những người khổng lồ đến bờ biển của họ từ những chiếc bè sậy khổng lồ. Họ đổ bộ lên đảo Santa Elena, dựng lán trại và đào những cái giếng thật sâu để lấy nước. Theo các thổ dân thuật lại, những người khổng lồ này to lớn đến nỗi một người bình thường chỉ đứng tới gối họ. Tứ chi cân xứng với thân hình, mái tóc dài buông xuống tận vai, mắt to như những chiếc đĩa. Điều lạ là họ không có râu, mang trang phục da thú và cũng có người ở trần không vải che thân.
Vào năm 1928, nhà nghiên cứu Brian Foerster người Minnesota (Mỹ) cho biết, hậu thế đã tìm thấy những hộp sọ người ngoài hành tinh thon dài một cách kỳ quái và một xác ướp dạng người ở sa mạc Paracas, trên bờ biển phía Nam Peru, có niên đại lên tới 3.000 năm. Đề tài Paracas skull (hộp sọ Paracas) tiếp tục được tranh luận đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Nhiều người xem đây là bằng chứng về những người khổng lồ, người ngoài hành tinh hoặc người Nephilim trong Kinh Thánh từng hiện diện trên trái đất. Các nhà khoa học thì cho rằng những hộp sọ Paracas là sản phẩm “nhân tạo” làm ra bởi các dân tộc bản địa Cổ đại trong khu vực. Tuy nhiên, cũng có giả thiết xem đây không phải là con người và cần tiến hành xét nghiệm AND mới có thể khẳng định được.
Liên quan 2 xác ướp được tìm thấy tại Peru, cũng có ý khiến cho rằng việc kéo dài hộp sọ có liên quan đến nhóm người khổng lồ, được phân chia theo tầng lớp và địa vị xã hội, nó được thực hành cách đây trên 9.000 năm trong nền văn hóa của người Maya, người bản địa Bắc Mỹ và thổ dân Úc. Hộp sọ biến dạng nhân tạo như một phần của nghi lễ bộ lạc, nó được chia thành 3 nhóm: phẳng, tròn hoặc hình nón. Để đạt được hình dạng mong muốn, ngay từ khi mới sinh, đầu trẻ được quấn chặt trong vải. Trong trường hợp làm phẳng, đầu được đặt giữa 2 miếng gỗ, bên ngoài dùng vải quấn chặt, thường được áp dụng trước khi trẻ được 1 tháng và giữ nguyên như vậy cho đến khi được 6 tháng tuổi.
Công việc dị thường: Người đàn ông làm công việc chiết nọc rắn bằng tay trần nguy hiểm nhất thế giới
Hàng chục nghìn người trên thế giới bị rắn cướp đi tính mạng mỗi năm.
Tuy nhiên, nọc rắn cũng là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách.
Nghề chiết nọc rắn cực kỳ nguy hiểm, họ phải dùng tay mở miệng rắn và cắm răng chúng vào chiếc cốc có màng lọc lấy nọc.
Hàng ngày, một người đàn ông ở Mỹ làm công việc chiết nọc rắn ra khỏi răng nanh của chúng bằng tay từ một số loài rắn có nọc độc nhất thế giới.
Harrison là giám đốc và chủ sở hữu của Sở thú bò sát Kentucky, một tổ chức phi lợi nhuận ở Slade, Kentucky. Anh mở sở thú khi 26 tuổi, sau một năm làm cảnh sát.
Harrison - người làm nghề nguy hiểm nhất thế giới.
Harrison bắt được con rắn đầu tiên của mình khi anh 6 tuổi. Anh bị cuốn hút với loài động vật này. Cha anh đã mua cho anh một cuốn sách và đọc sách giáo khoa học, nghiên cứu về động vật lưỡng cư và bò sát, ở cấp đại học khi anh 12 tuổi.
Từ thời điểm đó, mối quan tâm của anh đối với rắn và các loài bò sát khác ngày càng lớn mạnh. Sau khi tốt nghiệp trung học vào giữa những năm 1970, Harrison bắt đầu rút nọc độc.
Harrison xử lý hàng trăm con rắn nguy hiểm hàng ngày, đơn giản vì đó là điều anh thích làm. Nhưng nó đã gây tổn hại cho cơ thể anh.
Harrison thực hiện từ 600 đến 1.000 lần chiết nọc rắn mỗi tuần.
Harrison không nhớ mình đã bị căn bao nhiêu lần, anh chỉ nhớ nhất đã bị cắn 9 lần. Và một trong những lần đó, anh đã phải đến bệnh viện. Gần đây nhất, vào tháng 1/2015, Harrison bị rắn đuôi chuông Nam Mỹ bị cắn. Nhưng anh không sợ bị cắn.
"Hầu hết mọi người nghĩ về nọc độc của rắn và liên kết nó với cái chết", Harrison nói. "Tôi nghĩ về nó với cuộc sống bởi vì nó thực sự có thể giúp cứu người", Harrison chia sẻ.
Tại sở thú bò sát Kentucky, Harrison thực hiện từ 600 đến 1.000 lần chiết xuất mỗi tuần. Nọc độc được chiết xuất thường được sử dụng để tạo ra chất kháng nọc độc. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị đau và rối loạn đông máu và cho nghiên cứu về ung thư và Alzheimer.
Việc sử dụng nọc rắn có khả năng cứu sống là cốt lõi của lý do tại sao Harrison yêu thích những gì anh ta làm. Harrison cảm thấy những việc của mình đang làm rất có ý nghĩa vì chất độc của loài rắn có thể trở thành nguyên liệu trong những loại thuốc cứu sống mạng người. Điều khiến Harrison tự hào nhất của anh cho đến nay là dự án của một tổ chức có tên Animal Venom Research International (AVRI). Họ đang làm việc để phát triển một loại thuốc chống siêu vi cho Sri Lanka, nơi có tỷ lệ tử vong do rắn cắn cao nhất thế giới mỗi người, với một số lượng lớn nạn nhân là trẻ em.
Phong Linh
Khai quật kim tự tháp, phát hiện xác ướp khổng lồ gây sốc Các nhà khảo cổ từ Bộ Cổ vật Ai Cập tuyên bố, họ vừa khai quật được một xác ướp động vật khổng lồ có thể chứa hài cốt của một con sư tử. Các nhà khảo cổ học Ai Cập vừa phát hiện xác ướp khổng lồ tại Saqqara Theo Daily Star, xác ướp được khai quật ở Saqqara, một thị trấn...