2 vợ chồng em trưởng CA huyện bị sát hại
Hai thanh niên mới vào làm buổi sáng thì buổi chiều đã dùng dây xiết cổ ông Tư đến chết (ảnh minh họa)
Trên đường đào tẩu, Luân và Thư dừng lại để hỏi đường và đụng phải chính lực lượng truy bắt mặc thường phục.
Đêm 21/10, hàng chục cán bộ chiến sĩ Phòng CSĐT về tội phạm trật tự xã hội ( PC 45) Công an Lâm Đồng cùng Công an huyện Lâm Hà đã bao vây khắp mọi nẻo đường ra vào các xã Tân Thanh, Hoài Đức… để truy bắt 2 thanh niên đã gây ra vụ án mạng chấn động xứ cà phê.
Khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, Nguyễn Văn Thư (18 tuổi, trú tại huyện Thành Phú, Bến Tre) cùng Nguyễn Thành Luân (17 tuổi, ngụ ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) tìm đến nhà vợ chồng ông Kiều Văn Tư (40 tuổi, là em trai của trưởng công an huyện Lâm Hà) và bà Nguyễn Thị Hoài (38 tuổi) ở thôn 7, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà xin làm thuê.
Video đang HOT
Vì đang thiếu trầm trọng nhân công hái cà phê nên vợ chồng chủ vườn đồng ý tiếp nhận 2 thanh niên này với mức lương thỏa thuận 2,5 triệu đồng/người/tháng ngoài ra còn cho ăn ở, miễn phí.
Thế nhưng ngay trong chiều hôm đó, hai đối tượng đã dùng dây xiết cổ ông Tư đến chết, sau đó dùng tuýp sắt đánh vào đầu bà Hoài rồi cướp chiếc xe máy bỏ trốn.
Trên đường đào tẩu, Luân và Thư dừng lại để hỏi đường và đụng phải chính lực lượng truy bắt mặc thường phục.
Theo 24h
Viện trưởng bị 'bắt nhầm' phản bác quyết định kỷ luật
Ngày 13/7, cho rằng Uỷ ban Kiểm tra huyện ủy Dầu Tiếng (Bình Dương) kết luận mình "vi phạm nghiệp vụ ngành" là không có cơ sở, Viện trưởng VKSND huyện Phan Châu Tuấn khẳng định sẽ khiếu nại.
Huyện uỷ Dầu Tiếng vừa có quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách về mặt Đảng đối với Viện trưởng VKSND Phan Châu Tuấn vì cho rằng ông này đã vi phạm quy định những điều Đảng viên không được làm. Về mặt chính quyền ông Tuấn cũng đã bị khiển trách tương tự.
Trước đó, Uỷ ban Kiểm tra huyện ủy kết luận, ông Tuấn đã "mắc phải các khuyết điểm" như: Cung cấp thông tin các vụ án chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền; gửi đơn tố cáo "vượt cấp" đi nhiều nơi không có thẩm quyền giải quyết; để báo chí đưa tin làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân, tổ chức đảng, Đảng bộ huyện và cơ quan nơi ông Tuấn làm việc, vi phạm nghiệp vụ ngành...
Viện trưởng Tuấn và chiếc xe bị cho là có chứa "tang vật hối lộ".
Trao đổi với VnExpress.net, ông Tuấn cho rằng sẵn sàng nhận khiển trách về chính quyền, song về hình thức kỷ luật khiển trách về mặt Đảng thì ông thấy chưa thoả đáng. "Tôi sẽ khiếu nại những nội dung mà bản kết luận đã đề cập dẫn đến việc kỷ luật về mặt Đảng. Chưa có cơ sở, chứng cứ nào cho thấy tôi vi phạm nghiệp vụ ngành", ông Tuấn nói.
Cùng với quyết định kỷ luật của Huyện ủy, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương Thái Thành Thượng cũng ký quyết định điều chuyển công tác với ông Tuấn. Theo đó, từ ngày 20/7, ông Tuấn sẽ được "rút" về Phòng Tổ chức VKSND tỉnh đề chờ nhận nhiệm vụ mới. Trong thời gian này, ông Thái Văn Chinh, cấp phó của ông Tuấn sẽ giữ quyền Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng.
Chiều 7/2, khi đang lưu thông trên đường, ông Tuấn đã bị lực lượng Công an huyện Dầu Tiếng chặn đường và đưa về trụ sở. Trên đường đi, ông Tuấn được thông báo việc bắt giữ này là do chỉ đạo của thượng tá Nguyễn Thành Phương khi cho rằng ông này dính líu đến một vụ chạy án.
Sau khi lục soát phương tiện xe công vụ (biển số xanh) của ông Tuấn nhưng không tìm được tang vật tiền chạy án nên ông này được cho về. Bức xúc trước việc này, ông Tuấn đã có văn bản báo cáo vụ việc gửi các cơ quan cấp trên yêu cầu làm rõ. Sau đó, ông Nguyễn Thanh Phương đã bị cho thôi chức trưởng công an huyện và về nhận công tác khác tại Công an tỉnh Bình Dương.
Theo VNExpress
'Văn hóa giao thông Việt Nam không theo luật lệ nào' "Văn hóa giao thông của ta hiện nay là lựa nhau đi chứ không theo luật lệ, và chủ yếu là tiện, họ đi theo cách tiện nhất cho mình, không quan tâm đến người khác thế nào", TS. Nguyễn Văn Thụ đánh giá. Xung quanh câu chuyện về văn hóa giao thông tại các đô thị của nước ta hiện nay, chúng...