2 việc phụ nữ chỉ nên làm 1 lần trong đời, làm đến lần thứ 2 chính là bất hạnh
Yêu lại người cũ nó cũng giống như đọc cuốn sách đã biết cái kết. Chỉ còn là vấn vương những điều tốt đẹp trong từng cuốn sách đó mà muốn đọc lại. Muốn đánh cược liệu có thể thay đổi được cái kết hay không.
Tha thứ cho sự phản bội
Trên đời này, nỗi đau đớn nhất của phụ nữ đó chính là bị phản bội. Đánh mất đi niềm tin với người đàn ông mà mình yêu thương, thậm chí là người chồng đầu ấp tay gối là điều khiến họ đau đớn nhất.
Phụ nữ khi bị phản bội thì cả đời cũng chẳng thể nào quên được, cho dù họ có tha thứ hay là không. Nhưng khi phụ nữ còn chấp nhận tha thứ nghĩa là trong lòng họ còn tình còn nghĩa. Họ tha thứ cho đối phương một con đường về, cũng là cho bản thân mình một cơ hội.
Một lần tha thứ của phụ nữ sẽ tốn nhiều sự cố gắng, nhẫn nhịn cùng khổ tâm. Sự kiên trì đó không dễ dàng nhưng cần nỗ lực yêu thương và cả nhẫn nhịn.
Video đang HOT
(ảnh minh hoạ)
Nếu đàn ông xin phụ nữ tha thứ đến lần thứ hai thì chẳng đáng để bạn phải tha thứ nữa đâu. Sự phản bội của đàn ông lần thứ nhất có thể là nhất thời, nhưng nếu họ vẫn phản bội bạn tiếp thì đó chính là cả đời lừa dối.
Đừng yêu lại người cũ
Yêu lại người cũ nó cũng giống như đọc cuốn sách đã biết cái kết. Chỉ còn là vấn vương những điều tốt đẹp trong từng cuốn sách đó mà muốn đọc lại. Muốn đánh cược liệu có thể thay đổi được cái kết hay không.
(ảnh minh hoạ)
Phụ nữ nếu yêu đủ nhiều sẽ không chia tay. Còn nếu đã chia tay thì tốt nhất đừng quay lại. Dù cho bạn có lừa dối mình nhiều đến mấy thì rồi chuyện tình ấy cũng sẽ đau thương mà thôi.
Chỉ khi bạn hoặc đối phương thay đổi thì mới có chút hi vọng. Nhưng chuyện này lại hiếm vô cùng. Trên đời này đâu phải ai cũng dễ dàng vì tình yêu mà thay đổi cơ chứ. Ai cũng có những bản ngã và cái tôi riêng. Thế nên là phụ nữ thông minh đừng bao giờ yêu lại người cũ. Hãy tự thương chính mình.
Con là sự bù đắp cho tuổi thơ cơ cực
Tuổi thơ, tôi mong được gặp ba khi ông đi làm xa rất lâu mới về. Năm 6 tuổi, tôi dần nhận ra sự phản bội, ba bỏ mấy mẹ con theo người khác chứ không như lời mẹ nói.
Những chuỗi ngày dài từ cấp 1 đến cấp 2, tôi nhớ mẹ, thương mẹ da diết. Vì thương con, gắng cho các con học hành nên người, mẹ rời xa anh chị em tôi vào Sài Gòn mưu sinh, ở thuê làm ôsin, đi bán vé số, nuôi người bệnh... Mỗi lần nhận được lá thư cùng tiền mẹ gửi về, chị em tôi ôm thư vào lòng mà khóc. Để gửi được như thế, mẹ chịu nhiều vất vả và lọc lừa nơi phố thị đông người. Những ngày đi học nơi quê nhà, dù có ăn cháo ăn khoai hay nhịn vì thiếu gạo, tôi vẫn vui vì tin vào ngày mai mẹ sẽ về và gia đình lại sum vầy, hạnh phúc. Hy vọng là thế nhưng hồi đó mỗi lần đến lớp tôi hay bị các bạn đánh, trêu ghẹo, ức hiếp; chỉ khi gần đến hè là tôi vui nhất.
ảnh minh họa
Vào hè các bạn rủ nhau đi học thêm, còn tôi xin mẹ được vào Sài Gòn cùng đi làm, đánh giày, bán báo, bán vé số... Dù vất vả và có những lần tôi là nạn nhân của các vụ cướp giật nhưng tối về gạt đi giọt nước mắt, nằm bên cạnh mẹ ở khu ổ chuột mà lòng tôi ấm, nhắm mắt lại tôi vẫn chờ và tin vào một ngày mai tươi sáng.
Học hết cấp 2, tôi chuyển hẳn vào Sài Gòn để học tiếp cấp 3, những ngày sống bên mẹ ngày càng ít dần; tôi ở trọ cùng người quen, sau nữa là bạn học, còn mẹ vẫn ở thuê nuôi người già. Mỗi lần nhớ mẹ, tôi đến nhà người ta xin và chờ được gặp, mẹ cũng vậy. Có gì ngon, mẹ đều để dành, khi gặp mới lấy ra ăn cùng con nơi góc cầu thang. Ngày tôi vào đại học, mẹ vui lắm nhưng cũng lo, hai mẹ con đều có niềm tin sẽ vượt qua, ngày mai tươi sáng sẽ về...
Vượt qua tiếp 5 năm gian khó, tôi tốt nghiệp đại học, những tổn thương tâm hồn và thể xác tôi chôn sâu tận đáy lòng. Giờ tôi được mặc quần tây, áo sơ mi hằng ao ước; chuẩn bị hành trang là khát vọng rồi bước ra cửa, bắt đầu hành trình mới. Tâm hồn tôi phong phú nhưng không mơ mộng hão huyền. Điều tôi mong nhất là lo cho mẹ đỡ vất vả, bù đắp lại phần nào những nỗi đau của mẹ. Đi làm theo chuyên ngành, những ngày đầu không tránh khỏi vất vả, nhưng không sao, tôi luôn mỉm cười và bước tiếp. Lúc tôi ra trường, mẹ cũng không còn ở thành phố nữa mà về quê, năm tháng đã lấy đi nhiều sức khỏe của mẹ. Những đồng lương dù ít ỏi của tôi gửi về, mẹ nói không cần đâu nhưng tôi biết trong lòng mẹ vui.
Từ nhỏ tôi đã không có tình cha, những ngày ở bên mẹ cũng không nhiều, lắm lúc cô độc, có khi đêm lạnh tôi nằm trên hè phố, ngủ dưới gầm xe mà mơ về một ngày mai tươi sáng, dù xung quanh là tiếng muỗi và gió lạnh xuyên vào da. Những vất vả ngày nào một phần qua đi, sau 3 năm đi làm, những người bạn chung trọ cũng dần tách riêng, đứa theo dự án, đứa cưới vợ, còn tôi cũng chuyển trọ theo công việc.
Ở gác trọ mới được một năm, một hôm làm về, tôi thấy có người lạ gần bên, cô bé ấy mới chuyển đến ở cùng người bà con. Có những đêm thức khuya, trước hiên nhà tôi ngồi nhìn bâng quơ, chợt bắt gặp cô hàng xóm cũng bâng quơ nhìn. Cô ấy rụt rè, ngại ngùng, tôi hơi bối rối khi cả hai mới làm quen.
Cùng nhau vượt qua những thử thách, hơn một năm sau nhờ trời se duyên, tôi và cô hàng xóm ngày nào trở thành vợ chồng. Một năm sau nữa, vợ sinh cho tôi một nhóc tì. Lúc mới sinh, con bị vàng da, phải chăm sóc đặc biệt. Vợ nhìn con nằm trên máy mà nước mắt cứ chực rơi. Tôi nhìn em và con mà lòng thắt lại, trái tim như có bàn tay vô hình bóp nghẹt. Nhờ ân trên và bác sĩ, con tôi khỏe lại sau đó và được về nhà. Bế con trên tay, ôm con vào lòng tôi thầm nói: "Tuổi thơ của ba thiếu những gì thì con chính là sự bù đắp ngọt ngào nhất ba có". Con đang nằm ngủ trong vòng tay, nhìn vợ, tôi thốt lên: "Anh có một đứa con bằng da bằng thịt em à". Cô ấy có vẻ ngơ ngác không hiểu nhưng không sao, cô ấy cũng biết tôi đang vui sướng, một cảm giác chưa bao giờ tôi hình dung được đang cuộn nén trong lòng. Một hạnh phúc ngỡ ngàng, vợ biết không?
Tại sao nói đàn bà may mắn chính là khi tìm được tình cuối của đời mình? Mối tình cuối cùng rất trầm ổn, nhẹ nhàng như một cơn gió, nó cuộn tất cả những thương nhớ, vấn vương bên cạnh chúng ta đến hết cuộc đời này. Chọn tình đầu hay là tình cuối? Việc trở thành tình đầu hay là tình cuối của một người, vốn dĩ thì không phải do người đàn bà quyết định. Bởi nó...