2 ứng dụng khai báo y tế phòng chống Covid-19 vừa được ra mắt
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt 2 ứng dụng khai báo y tế để phòng chống Covid-19 vào chiều nay (9/3).
Cụ thể, 2 ứng dụng vừa được ra mắt vào chiều nay là ứng dụng NCOVI dành cho người dân Việt Nam và ứng dụng Vietnam Health declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam.
2 ứng dụng NCOVI và Vietnam Health declaration được dùng để thực hiện khai báo y tế, giúp theo dõi, phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Về ứng dụng thứ nhất, ứng dụng NCOVI do Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng các công ty ICT lớn ở Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Ứng dụng này được Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị toàn dân sử dụng để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế, từ đó nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động.
Ứng dụng dành cho người dân Việt Nam có các chức năng khai báo yếu tố nguy cơ (dành cho những người đi từ vùng dịch, đã tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, giúp họ được hỗ trợ kịp thời từ cơ quan y tế), chức năng khai báo y tế toàn dân (dành cho người dân đăng ký thông tin sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình với cơ quan y tế)…
Đáng chú ý, theo đơn vị nghiên cứu và phát triển ứng dụng NCOVI, ứng dụng này hỗ trợ cho tất cả các thuê bao của nhiều nhà mạng khác nhau và tương thích với nhiều hệ điều hành cũng như các dòng điện thoại thông minh hiện nay.
Về các thông tin khi người dùng tạo tài khoản như họ tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ tùy thân, địa chỉ, số điện thoại, ứng dụng trên đảm bảo an toàn bảo mật dữ liệu cá nhân, chống tấn công mạng như từ chối dịch vụ, chiếm quyền kiểm soát, rò rỉ thông tin cá nhân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kêu gọi người dân sử dụng ứng dụng khai báo y tế vừa được ra mắt, việc làm đó sẽ đóng góp rất tích cực vào việc chống dịch tại Việt Nam.
Với ứng dụng thứ 2 dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam có tên Vietnam Health declaration, ứng dụng này do Viettel Solutions xây dựng. Ứng dụng này được Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị người nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng để khai báo y tế.
Ngày 4/3, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đạo Viettel phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống thông tin khai báo y tế điện tử.
Trong vòng 48 giờ, Viettel Solutions đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin khai báo y tế điện tử, đảm bảo hệ thống triển khai trên toàn quốc với tất cả hành khách nhập cảnh Việt Nam, bao gồm người Việt và người nước ngoài.
Hệ thống phần mềm cung cấp 2 mẫu tờ khai điện tử dành cho người nước ngoài nhập cảnh và mẫu khai y tế cho toàn dân để triển khai tại toàn bộ các cửa khẩu, sân bay… Sản phẩm này cũng đồng thời cung cấp hệ thống quản trị và báo cáo cho cơ quan quản lý, kết hợp cùng với việc cập nhật số liệu tức thời, cung cấp các khuyến cáo phòng, chống bệnh.
Theo đó, người nhập cảnh vào Việt Nam có thể kê khai bằng cách quét mã QR qua điện thoại thông minh để nhận đầy đủ các thông tin cần khai báo. Khi kê xong, các thông tin từ tờ khai sẽ được hệ thống cập nhật về các trung tâm chống dịch và cơ quan của Việt Nam để quản lý.
Bên cạnh đó, người dân có thể truy nhập vào các website:
https://suckhoetoandan.vn/khaiyte , https://tokhaiyte.vn và làm theo các bước hướng dẫn.
Sau 2 ngày ra mắt, hệ thống đã được triển khai tại 163 cửa khẩu, cảng hàng không với hơn 20 nghìn hồ sơ được khai báo cấp xác nhận y tế. (Ảnh minh hoạ)
Từ 0h sáng ngày 7/3, hệ thống đã được đưa vào vận hành tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) để đón các đoàn khách đầu tiên. Tính từ 03h00 sáng ngày 7/3, Viettel Solutions đã cử nhân sự hỗ trợ các đơn vị qua hệ thống Hotline và trực tiếp cử nhân sự đến sân bay Tân Sơn Nhất để hỗ trợ hành khách cũng như cán bộ kiểm dịch.
Sau 1 ngày đưa vào triển khai, số liệu khai báo cấp xác nhận y tế là gần 10.000 người, sau 2 ngày, hệ thống đã được triển khai tại 163 cửa khẩu, cảng hàng không với gần 22.000 hồ sơ được khai báo cấp xác nhận y tế.
Phát biểu tại buổi ra mắt 2 ứng dụng trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ, trong tất cả các ứng dụng trước đây (trừ ứng dụng của Bộ Y tế), thông tin của người dùng cung cấp về tình trạng sức khỏe của mình không được cơ quan chức năng nào quản lý và sử dụng. Đây là một sự lãng phí. Bên cạnh đó, những thông tin cá nhân này nếu không được quản lý tốt sẽ có thể bị dùng vào một mục đích khác.
Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, với ứng dụng trên, thông tin người dân cung cấp được Nhà nước quản lý chặt chẽ và chỉ được sử dụng để chống dịch, tuyệt đối không sử dụng vào các mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư của người dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng thông tin, việc khai báo y tế của người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam là bắt buộc, ai không khai hay khai không trung thực là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý.
Còn khai báo y tế toàn dân, bản chất là cung cấp thông tin và tương tác hai chiều giữa từng người dân và cơ quan y tế, đây là hai ứng dụng khác nhau.
Phó Thủ tướng Chính phủ kêu gọi mọi người dân cùng tham gia sử dụng ứng dụng này, đóng góp tích cực cho việc chống dịch.
Theo danviet.vn
Khai báo y tế toàn dân thực hiện như thế nào?
Bộ Y tế cho biết, dự kiến chậm nhất từ ngày mai, 10.3, mọi người dân sẽ thực hiện khai báo y tế, phục vụ chống dịch Covid-19.
Khai báo y tế toàn dân áp dụng tương tự như khai báo y tế điện tử với người nhập cảnh tại cửa khẩu - ẢNH LIÊN CHÂU
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế), cho hay theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, dự kiến từ sáng mai, 10.3, sẽ thực hiện khai báo y tế toàn dân.
Danh sách 9 bệnh nhân mới trong số 30 người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
Theo đó, sẽ có phần mềm (app) riêng để người dân cài đặt trên điện thoại và vào cung cấp thông tin y tế cá nhân. Các thông tin sẽ rất cơ bản, ngắn gọn về tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe (bệnh mãn tính/có hay không biểu hiện ho, sốt, khó thở...). Tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc/mắc Covid-19; việc đi/về nhập cảnh từ vùng có dịch...
Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết, chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ (liên quan ca bệnh Covid-19, tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch...).
"Có thể xảy ra tình huống khai báo không trung thực, tuy nhiên, với nghiệp vụ riêng, cơ quan chức năng sẽ phát hiện được các tình huống liên quan yếu tố nguy cơ. Mỗi cá nhân khai báo y tế cho bản thân hoặc khai báo hộ cho thành viên trong gia đình (với trẻ nhỏ, người không đủ điều kiện sức khỏe trực tiếp khai báo) sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo. Nếu báo không trung thực ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử phạt", ông Phu lưu ý.
Nghi ngờ có nguồn lây Covid-19 khác ngoài bệnh nhân số 17 trên chuyến bay VN0054
Xử phạt nếu khai báo không trung thực
"Khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời (nếu có ca bệnh), ngăn chặn dịch bệnh lây lan", ông Phu nhấn mạnh.
Theo ông Phu, việc khai báo y tế này thực hiện với tất cả trăm triệu người dân trong nước, tương tự như áp dụng tờ khai y tế điện tử với các khách nhập cảnh đến/về từ tất cả các quốc gia. Thông tin khai báo y tế lưu giữ trên hệ thống mạng, cơ quan thẩm quyền có thể tra cứu trực tuyến, là một trong những công cụ giúp kiểm soát các yếu tố liên quan diễn biến dịch.
Bệnh nhân Covid-19 được cách ly kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng động nếu thực hiện khai báo y tế trung thực - ẢNH TƯ LIỆU BỘ Y TẾ
Trước đó, ngày 8.3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó thủ tướng cho rằng, mặc dù chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên, như vậy cũng chưa đủ và trong cuộc chiến chống dịch bệnh, cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam.
Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định, mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ TT-TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10.3, thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân trên toàn quốc.
Theo Thanh niên
Ca bệnh thứ 17 lọt qua hệ thống kiểm dịch sân bay như thế nào? Khi N.H.N. về nước, cửa khẩu Nội Bài đã thực hiện khai báo y tế đối với hành khách trở về từ Italy. N. đã khai báo không trung thực dẫn đến việc sân bay bỏ lọt bệnh nhân. Trao đổi với Zing.vn, bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), cho...