2 trung đoàn tên lửa hiện đại: Bảo vệ Đà Nẵng và căn cứ Hải quân
Cùng với Cam Ranh, Đà Nẵng là căn cứ liên hợp lớn và quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Tại đây có tới 2 trung đoàn tên lửa phòng không hiện đại vòng tay ôm sát, bảo vệ vững chắc.
Theo báo PK-KQ, từ ngày 19 đến ngày 21-7, Trung tướng Lê Huy Vịnh – Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã có chuyến công tác tại các đơn vị khu vực miền Trung, trong đó có Sư đoàn 375 và dự Hội nghị Quân chính triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Sư đoàn.
Tư lệnh Quân chủng Phòng không – không quân Trung tướng Lê Huy Vịnh Trong thời gian tới, Sư đoàn phòng không 375 tiếp tục quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng chất lượng SSCĐ, QLVT; không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện theo hướng cơ bản, thiết thực, vững chắc, đồng bộ, chuyên sâu, sát thực tế, sát yêu cầu nhiệm vụ; sử dụng thành thạo vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật mới, cải tiến.
Tầm quan trọng đặc biệt của Đà Nẵng
Nhắc tới Đà Nẵng, chúng ta không thể không nói đến căn cứ liên hợp quan trọng, lớn và hiện đại bậc nhất của Hải quân Việt Nam. Trong đó, Quân cảng Đà Nẵng được coi là căn cứ Hải quân lớn thứ 2 của Quân chủng Hải quân.
Khu vực này chính là đầu não của Vùng 3 Hải quân, với các đơn vị tàu mặt nước và tên lửa bờ hiện đại. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của căn cứ liên hợp này mà nơi đây được bố trí tới 2 trung đoàn tên lửa phòng không thuộc Sư đoàn phòng không 375 hay còn được gọi bằng cái tên thân thương Sư đoàn phòng không Đà Nẵng.
Thực hành thao tác sản xuất đạn tên lửa tại Trung đoàn 275.
Qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, ngày nay Sư đoàn đang có sự phát triển vượt bậc theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại, sẵn sàng cơ động bảo vệ miền Trung – Tây Nguyên mà trọng tâm là TP. Đà Nẵng và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
Trong biên chế Sư đoàn, có 2 trung đoàn tên lửa phòng không được bố trí tạo thành vòng tay lớn, ôm sát bảo vệ TP. Đà Nẵng, quân cảng và sân bay Đà Nẵng, gồm Trung đoàn tên lửa 275 (Đoàn tên lửa Sóc Sơn) và Trung đoàn tên lửa 282 (Đoàn tên lửa Tam Giang).
Đây là 2 trong số những trung đoàn tên lửa Anh hùng, có nhiều thành tích bậc nhất của Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam trên mặt trận chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đề quốc Mỹ ở miền Bắc và hành quân thần tốc vào bảo vệ các lực lượng trong Chiến dịch Tổng tiến công giải phóng miền Nam năm 1975.
Video đang HOT
Đặc biệt nhất là Trung đoàn 275, đơn vị đã lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, trong đó có thành tích bí mật cơ động sang Tây Trường Sơn (khi đó thuộc đội hình Sư đoàn phòng không 377), phục kích bắn rơi tại chỗ máy bay AC-130, đây là chiếc đầu tiên do bộ đội Tên lửa bắn rơi trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
Lập công là tiểu đoàn tên lửa 67 sau khi đã trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí là hy sinh cả sương máu đề sang được Tây Trường Sơn.
Quân và dân TP. Đà Nẵng cũng như ở miền Trung – Tây Nguyên đều rất yên tâm khi được lưới lửa của Sư đoàn 375, đặc biệt là 2 trung đoàn tên lửa Anh hùng bảo vệ.
Trung tướng Lê Huy Vịnh dự và phát biểu tại Hội nghị Quân chính triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Sư đoàn phòng không 375. Ảnh: Báo PK-KQ.
Tiếp nhận khí tài mới, vòng tay ôm sát bảo vệ căn cứ Đà Nẵng.
Với định hướng tiến thẳng lên hiện đại, Quân chủng PK-KQ trong vài năm gần đây đã được quan tâm đầu tư rất lớn, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại đã và sẽ liên tục được mua sắm, tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt, đủ sức đánh bại mọi cuộc tập kích đường không nào của kẻ địch.
Trong thời gian qua, các đơn vị tên lửa thuộc Sư đoàn phòng không 375 đã có sự thay đổi về chất, liên tục được tiếp nhận vũ khí trang bị mới, hiện đại nhằm nâng cao sức chiến đấu, bảo vệ vững chắc vùng trời khu vực miền Trung – Tây Nguyên mà trọng tâm là Thành phố và Căn cứ liên hợp Đà Nẵng.
Trước đó, Trung đoàn 282 sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 còn Trung đoàn 275 sử dụng tên lửa S-75M3. Do đã đưa vào sử dụng từ hàng chục năm nay, hầu hết khí tài đã cũ, xuống cấp, khiến công tác duy trì, đảm bảo hệ số kỹ thuật cho sẵn sàng chiến đấu gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với Trung đoàn 275.
Nhưng nay đã và sẽ có những sự thay đổi cực lớn về chất khi cả 2 đơn vị đều lần lượt được tiếp nhận vũ khí trang bị mới, hiện đại.
Tên lửa Trung đoàn 282 sẵn sàng chiến đấu.
Cụ thể, Trung đoàn 282 được trang bị tên lửa phòng không S-125-2TM cải tiến vòng tay ôm sát, bảo vệ trực tiếp Thành phố và căn cứ liên hợp Đà Nẵng.
Được biết, cách đây tròn 1 năm, đơn vị đã cơ động xa đơn vị hàng nghìn cây số tham gia huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật và bắn đạn thật tổ hợp tên lửa mới. Đánh giá kết quả huấn luyện kiểm tra thu hồi, triển khai khí tài, thực hành vào cấp 1 và quy trình bắn mục tiêu M100-CT, tất cả các kíp chiến đấu của trung đoàn đều đạt giỏi.
Trong khi đó, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 275 đang ra sức học tập để sẵn sàng tiếp nhận tên lửa phòng không thế hệ mới SPYDER rất hiện đại từ Israel thay thế cho các tổ hợp S-75M3.
Có thể nói không khí thi đua đang diễn ra rất sôi nổi trong toàn đơn vị, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bước phát triển đột phá, nhanh chóng đưa vào huấn luyện làm chủ khí tài mới, sẵn sàng chiến đấu.
Như vậy, với “mệnh lệnh từ trái tim” tất cả các đơn vị tên lửa bảo vệ Đà Nẵng đều đã đang “vào trận với quyết tâm cao nhất, làm chủ vũ khí, khí tài bảo vệ vững chắc vùng trời thân yêu của Tổ quốc.
Theo Soha News
Tàu bệnh viện 1.000 giường của Hải quân Mỹ trở lại Đà Nẵng
Lần đầu tiên, tàu bệnh viện Khánh Hoà của Hải quân Việt Nam tham gia chương trình Đối tác Thái Bình Dương, cùng với tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ và tàu hải quân Nhật Bản.
Ngày 15/7, tàu bệnh viện SNS Mercy (T-AH 19) của Hải quân Mỹ đã trở lại Đà Nẵng để khởi động chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 (PP16). Đây là lần thứ 7 trong vòng 11 năm, chương trình này diễn ra tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tháng 8/2015, tàu SNS Mercy đã đến Đà Nẵng.
Năm nay, lần đầu tiên chương trình Đối tác Thái Bình Dương có sự góp mặt của tàu bệnh viện Khánh Hoà (Hải quân Việt Nam), và tàu Hải quân Nhật Bản, JSDS Shimokita (LST-4002). Tham dự sự kiện còn có đại diện của nhiều quốc gia đối tác như Australia, Vương Quốc Anh, Singapore, Hàn Quốc...
Diễn ra từ ngày 15 đến 28/7, đội ngũ cán bộ PP16 sẽ làm việc trực tiếp cùng các bộ y tế dân sự Việt Nam, trao đổi chuyên môn với các cán bộ quân y trên tàu bệnh viện Khánh Hòa, tham gia vào các hoạt động cộng đồng... Đặc biệt, thuỷ quân lục chiến Mỹ sẽ hoàn thiện nâng cấp 3 trường học và 1 trạm y tế.
Tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ trở lại Đà Nẵng để khởi động chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016. Ảnh: Nguyễn Đông.
Thiếu tá Jason Dao, sĩ quan Mỹ phụ trách địa bàn Việt Nam, cho rằng chương trình đa quốc gia năm nay sẽ mở rộng thêm cơ hội đào tạo và hợp tác so với năm trước khi có sự tham gia của tàu Nhật Bản Shimokita và Tàu bệnh viện Khánh Hòa của Hải quân Việt Nam.
Một cuộc hội thảo kéo dài 7 ngày về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ cũng được tổ chức trong khuôn khổ PP16, và kết thúc bằng một cuộc diễn tập với các nội dung: công tác chuẩn bị ứng phó thảm họa, ứng phó ở mức độ khu vực và quốc gia, y tế bờ biển, tìm kiếm và cứu trợ hàng hải.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói: "PP16 là một ví dụ cụ thể cho các hoạt động mang lại lợi ích chung mà Tổng thống Obama đã thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam của ông hồi tháng 5 vừa qua. PP16 xây dựng niềm tin và minh chứng cho cam kết của Mỹ với Việt Nam và khu vực".
Vị Đại sứ cũng khẳng định quan hệ Việt Nam và Mỹ đang phát triển tích cực, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực. "Chúng tôi mong muốn giúp đỡ Việt Nam thành công và chúng tôi sẽ ở lại đây lâu dài", ông nói.
Dịp này, hải quân Mỹ cũng sẽ tham gia đào tạo kỹ năng cứu hộ và giảng dạy các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho cộng đồng tại Đà Nẵng; Ban nhạc Hạm đội Thái Bình Dương sẽ biểu diễn tại đường Bạch Đằng và Công viên Biển Đông; tham gia giải bóng đá cho người nước ngoài do Đà Nẵng tổ chức...
Sau Việt Nam, Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 16 sẽ tiếp tục đến Malaysia và Indonesia.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Ngư dân vớt được ví tiền và nhiều mảnh vỡ máy bay ở Hải Phòng Tàu cá của ngư dân Thanh Hóa trong khi đánh bắt thủy sản ngoài khơi vùng biển Hải Phòng đã vớt được một chiếc ví đựng tiền, giấy tờ tùy thân cùng nhiều mảnh vỡ nghi của máy bay CASA 212. Trưa 9/7, Công an xã Hoằng Trường (Hoằng Hoá, Thanh Hoá) xác nhận, chiều qua Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa và...