2 tiêu chí hàng đầu của hạ tầng công nghệ khi xây dựng và phát triển ứng dụng
Thói quen “dựa dẫm” vào các ứng dụng trực tuyến đang dần trở thành xu thế chủ đạo theo sau bởi sự gia tăng dân số công nghệ. Điều này dẫn đến sự phát triển bùng nổ các công ty công nghệ, cùng với đó là các nhu cầu về hạ tầng ổn định, an toàn, bảo mật.
Đảm bảo sẵn sàng và bảo mật là yếu tố sống còn khi xây dựng và phát triển ứng dụng
Trong cuộc đua công nghệ khốc liệt kỷ nguyên 4.0, tối ưu trải nghiệm người dùng luôn là ưu tiên số 1. Đảm bảo ứng dụng vẫn chạy mượt mà dưới sức ép từ lượng traffic khổng lồ trong các khung giờ cao điểm người đọc, người xem, mua sắm… do đó là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi chỉ 1 vài phút downtime (ngừng hoạt động) có thể thiệt hại tới hàng nghìn, hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu user.
Bảo mật ứng dụng trong khi đó cũng rất quan trọng, vì ngày nay, các ứng dụng thường khả dụng trên nhiều mạng khác nhau và được kết nối với đám mây. Điều này càng làm gia tăng các lỗ hổng bảo mật và các cuộc tấn công. Bởi ứng dụng luôn là miếng mồi béo bở để tin tặc đánh cắp thông tin giá trị. Vấn đề này cũng nghiêm trọng không kém khi so với downtime. Một khi dữ liệu người dùng, dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp bị phơi bày ra ngoài kia, thiệt hại về tiền bạc, uy tín và thương hiệu sẽ không thể đo đếm được.
Bảo mật ứng dụng trong đám mây do đó là một thách thức buộc doanh nghiệp phải vượt qua trên chặng đường phát triển lâu dài. Vì môi trường đám mây cung cấp tài nguyên được chia sẻ, do đó phải được “xử lý” đặc biệt để đảm bảo rằng người dùng chỉ có quyền truy cập vào dữ liệu mà họ được phép xem trong các ứng dụng dựa trên đám mây. Dữ liệu nhạy cảm cũng dễ bị tấn công hơn trong các ứng dụng đám mây vì dữ liệu đó được truyền qua Internet từ người dùng đến ứng dụng và ngược lại.
Video đang HOT
Bảo vệ an toàn ứng dụng và đảm bảo tính sẵn sàng cao với đường truyền bảo mật VPN site to site
Sử dụng các mạng nội bộ kết nối với nhau qua các đường truyền “vô hình” trên mạng Internet là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề hoạt động ổn định và an toàn của ứng dụng. BizFly VPN site to site kết nối 2 mạng nội bộ (mạng LAN – Local Area Network) với nhau trên một đường truyền an toàn, bảo mật giúp giải quyết khá nhiều các bài toán thực tế mà doanh nghiệp gặp phải trong xây dựng và phát triển ứng dụng.
Chúng ta có thể xem xét một tình huống cụ thể như sau:
Do đặc thù của ứng dụng, bên cạnh việc sử dụng dịch vụ đám mây, một số doanh nghiệp phát triển ứng dụng thường lựa chọn xây dựng thêm Private Cloud, và sau đó triển khai thêm Web Server trên Private Cloud đó để chạy App. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động sẵn sàng và an toàn, các Web App buộc phải giao tiếp qua đường mạng LAN bởi việc sử dụng mạng WAN đòi hỏi nhiều thay đổi về cấu hình, và làm giảm tính bảo mật.
Kết hợp chạy các Web App trên BizFly Cloud Server, sau đó sử dụng VPN site-to-site để kết nối tới đầu BizFly Cloud chạy LAN to LAN là cách giải quyết hoàn hảo cho bài toán mô hình đám mây Multi Cloud – mô hình sử dụng nhiều Cloud cùng lúc. Các đám mây vẫn có thể giao tiếp với nhau trên 1 mạng LAN qua 1 đường truyền bảo mật, đảm bảo tính sẵn sàng cho hệ thống.
Hiện nay việc chạy các ứng dụng trên các máy chủ ảo Cloud rất phổ biến. Cũng giống như việc đặt máy chủ vật lý tại nhiều Datacenter khác nhau, các doanh nghiệp có thể chạy dịch vụ trên các Cloud Server của nhiều Cloud Provider khác nhau hoặc trên Private Cloud của riêng họ. Và từ mô hình Hybrid và Multi Cloud này, cũng sẽ nảy sinh nhu cầu cần kết nối mạng nội bộ Cloud (VPC) với nhau để trao đổi dữ liệu trong trạng thái an toàn, bảo mật và thông suốt. VPN site to site được áp dụng để giải quyết bài toán này.
Và với BizFly VPN site to site, người dùng có thể dễ dàng kết nối mạng nội bộ của Cloud Server trên BizFly Cloud với các Cloud Provider khác. Ngoài ra, giải pháp còn hỗ trợ việc kết nối từ BizFly Cloud đến Datacenter của khách hàng hay kết nối đến BizFly Cloud từ mạng văn phòng.
VPN site to site là sản phẩm thuộc BizFly Cloud – Nhà cung cấp đa dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp nhất – được vận hành bởi VCCorp – Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại Việt Nam. BizFly Cloud hiện là nhà cung cấp hạ tầng đám mây cho nhiều đơn vị uy tín như VTV, Vingroup, Topica, Hệ thống Thẩm mỹ Thu Cúc, Đất Xanh Miền Bắc, Ahamove, Vntrip…
Huawei sẽ đầu tư một tỷ USD cho HarmonyOS
Huawei cho biết sẽ đầu tư một tỷ USD để xây dựng hệ sinh thái ứng dụng cho HarmonyOS, cũng như giảm chi phí cho nhà phát triển.
Tại buổi họp báo giới thiệu HarmonyOS 2.0 hôm 10/9, Zhang Ping'an, Chủ tịch mảng Dịch vụ đám mây của Huawei, cho biết kế hoạch chi một tỷ USD chủ yếu hỗ trợ các nhà phát triển. 80% trong số đó sẽ được chi ra nước ngoài.
Huawei đang đổ "tiền tấn" để xây dựng hệ sinh thái riêng. Ảnh: QQ.
Trong khi đó, theo Richard Yu, Giám đốc mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, để thu hút các nhà phát triển, công ty sẽ giảm việc thu phí xuống mức thấp nhất có thể, từ 10 đến 15%. Mức này hiện chỉ bằng nửa so với 30% mức thu của Apple và Google với các nhà phát triển ứng dụng trên App Store và Play Store.
Cũng theo ông Yu, HarmonyOS sẽ là nền tảng mã nguồn mở như Android, giúp hệ điều hành mới tiếp cận nhiều nhà phát triển, đồng thời làm phong phú thêm hệ sinh thái.
Đối với các nhà phát triển HarmonyOS, Huawei sẽ cung cấp IDE (môi trường tích hợp dùng để viết code phát triển ứng dụng) trên đa thiết bị. Hệ thống này sẽ làm nhiệm vụ biên dịch đa ngôn ngữ một cách thống nhất, tự động thích ứng với trình điều khiển có bố cục màn hình khác nhau, đồng thời hỗ trợ cả giao diện điều khiển kéo thả và lập trình trực quan.
Theo đại diện Huawei, IDE mới cho phép nhà phát triển xây dựng ứng dụng chạy trên nhiều thiết bị hiệu quả hơn. Họ có thể viết mã ứng dụng của họ một lần và triển khai chúng trên nhiều sản phẩm, tạo ra một hệ sinh thái tích hợp chặt chẽ ở tất cả thiết bị của người dùng.
Sau một năm ra mắt, HarmonyOS đã nâng cấp phiên bản 2.0. Hệ điều hành vẫn tiếp tục hỗ trợ từ đồng hồ thông minh, Smart TV, thiết bị giải trí trên xe hơi... Tuy nhiên, phải đến năm sau nền tảng này mới có mặt cho smartphone.
Để sẵn sàng cho HarmonyOS, Huawei cũng đã đẩy mạnh Huawei Mobile Services (HMS) - hệ sinh thái ứng dụng mới nhằm thay thế cho Google Mobile Services (GMS) của Google. Tại sự kiện, công ty Trung Quốc cho biết HMS đang là hệ sinh thái ứng dụng lớn thứ 3 thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, Huawei cũng đã thu hút được hơn 1,8 triệu nhà phát triển trên toàn cầu. Kho AppGallery hiện có hơn 96.000 ứng dụng được tích hợp với HMS Core và hơn 490 triệu người dùng thường xuyên. Từ tháng một đến tháng 8/2020, kho ứng dụng này cũng nhận được 261 tỷ lượt tải.
Vì sao Google thu thập dữ liệu ứng dụng đối thủ? Báo cáo mới nhất đến từ The Information cho thấy Google đã thu thập và nghiên cứu dữ liệu sử dụng từ các ứng dụng cạnh tranh, để phát triển ứng dụng của riêng mình tốt hơn. Các sản phẩm Google ngày càng được cải thiện nhờ việc thu thập dữ liệu của đối thủ Theo Android Authority, báo cáo khẳng định dữ...