2 tấn vú heo TQ được cất giấu trong căn biệt thự ở SG
Hơn 2 tấn vú heo có nguồn gốc từ Trung Quốc được cất giấu trong căn biệt thự ở Sài Gòn vừa được cơ quan chức năng phát hiện
Hơn 2 tấn vú heo bẩn được cất giấu trong căn biệt thự ở Sài Gòn được cơ quan chức năng phát hiện
Vụ việc được phát hiện vào sáng 18.9 tại căn biệt thự nằm trong hẻm 272 Quốc lộ 1A (thuộc tổ 52, khu phố 3, phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM).
Thông tin ban đầu, khoảng 10h sáng nay, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Trạm thú y quận 12 (Chi cục Thú y TP.HCM) phối hợp với Công an quận 12, Đội quản lý thị trường quận 12 ập vào kiểm tra căn biệt thự kín cổng, cao tường.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện công nhân đang sơ chế vú heo dưới nền nhà dơ bẩn. Kiểm tra tiếp bên trong căn biệt thự, đoàn kiểm tra phát hiện có 9 tủ cấp động chứa nhiều vú heo và heo sữa. Theo đoàn kiểm tra, hơn 2 tấn vú heo, heo sữa đã rỉ dịch, bốc mùi và không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Một số vú heo trong tủ cấp đông đã chuyển sang màu đen, màu xanh.
Đến gần trưa cùng ngày, bà Nguyễn Thị Dung (59 tuổi, quê Thái Bình) đến căn biệt thự và nhận toàn bộ lô hàng là của bà được gửi tại đây. Khai với đoàn kiểm tra, bà Dung cho biết toàn bộ số vú heo và số heo sữa được mua tại các chợ trên địa bàn TP.HCM sau đó bán lại kiếm lời.
Theo đoàn kiểm tra, lô hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo cán bộ thú y, bà Dung khai như vậy để đối phó với đoàn kiểm tra nhưng thật chất toàn bộ vú heo này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được bà Dung nhập về để bán lại cho các nhà hàng, quán nhậu ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây chế biến món vú heo thành vú dê.
Đến chiều cùng ngày, lực lượng chức năng vẫn đang lấy lời khai, củng cố hồ sơ làm rõ vụ việc. Toàn bộ lô hàng tại đây được cơ quan chức năng tạm giữ.
Theo Danviet
Vi phạm an toàn thực phẩm, Dược Mỹ phẩm Pháp USA, Herbalife bị phạt nặng
Qua quá trình thanh kiểm tra, Cục An toàn thực phẩm phát hiện 25 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm xử phạt vi phạm hành chính gần 700 triệu đồng.
Video đang HOT
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công khai 25 cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong đó có 15 Công ty vi phạm về quảng cáo, 3 công ty vi phạm về ghi nhãn, 3 Công ty vi phạm về kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, 1 Công ty vi phạm về sửa chữa, tẩy xóa phiếu kiểm nghiệm, 3 công ty vi phạm cả 2 hành vi (chất lượng sản phẩm, quảng cáo).
Trước vi phạm của doanh nghiệp, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt hành chính thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền 674.706.521 đồng.
Sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink -Hương Cam của Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam vi phạm quảng cáo thực phẩm - ảnh nguồn Herbalife Việt Nam
Doanh nghiệp bị xử phạt cao nhất là Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA (Tầng 6, số 47 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Doanh nghiệp này vi phạm không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với 7 thực phẩm chức năng Vitamin B1-B6-B12; Amkazym, Men TH Biotyl, Amfarital, Vitamin E4.00 UI, Theravit, Hotgel CoQ10 theo quy định.
Đồng thời, Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA cũng bán ra thị trường 2 lô sản phẩm thực phẩm chức năng: Men TH Biotyl (Số lô: 280714, NSX: 18/7/2014; HSD: 19/7/2017) và Amkazym (Số lô: 770615, NSX: 29/6/2015, HSD: 28/6/2018) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Trước những vi phạm liên tiếp và nghiêm trọng, Cục An toàn thực phẩm xử phạt Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA tổng số tiền hơn 184 triệu đồng.
Trong khi đó 24 doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử phạt mức trung bình từ 10 - 30 triệu đồng.
Đáng chú ý trong danh sách 25 doanh bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt lần này có doanh nghiệp thực phẩm lớn điển hình như Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam (số 26 Trần Cao Vân, phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh).
Herbalife Việt Nam vi phạm quảng cáo sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink - Hương Cam (Supplement Food: Beauty Powder Drink - Orange Flavor) có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Với vi phạm này Herbalife Việt Nam bị xử phạt 25 triệu đồng.
Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở nêu trên dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; khắc phục nội dung ghi nhãn vi phạm; thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm theo quy định; thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm chất lượng.
Danh sách 25 doanh nghiệp vi phạm gồm:
Công ty TNHH Kinh doanh thực phẩm An Minh (Số 21 Khu tập thể trường Cao đẳng xây dựng số 1, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội);
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuệ Minh (Thôn Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội);
Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam;
Công ty TNHH thực phẩm Ân Nam (số 322 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Phân phối Sành Điệu, địa chỉ (số 322 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH giải pháp sức khỏe cộng đồng Nevipharm (số 31, ngõ 206, phố Trương Định, phường Tương Mai, quận Hoàn Mai, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Danapha - Nanosome (số 253 đường Dũng Sỹ Thanh Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng);
Công ty TNHH Eco Siberia Việt Nam (số 4, ngõ 152 phố Hào Nam, Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội);
Văn phòng Đại diện AJ Research & Pharma SDN. BHD tại TP. Hồ Chí Minh (Tầng 9, HD Tower, số 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA; Công ty TNHH Dược phẩm HPC Pharma (382/19 Lầu 2, Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty Cổ phần Sữa Sức sống Việt Nam (B9, khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú, (số 10 Nguyễn Cửu Đàm, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Tuệ Linh, (Tầng 5, tòa nhà 29T1 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội);
Công ty Cổ phần kinh doanh và thương mại Vĩnh Phát (số nhà 136B, ngõ 8 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội);
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam CANOVES, Địa chỉ: (số 11 ngõ 104 phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Anphar Việt Nam (số 161/3 đường Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty Cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh (Cụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội);
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Anh Minh (Tầng 2, tòa nhà 8C, số 30 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Á Châu (số 91 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội);
Công ty TNHH Medi USA (số 154 Khánh Hội, phường 6, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Ứng dụng Công nghệ Sinh học Gama (số 27 tổ 2 ngõ Văn Quán, phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Biolife (B12-TT10 Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội)
Công ty TNHH Thực phẩm Royal Việt Nam (số 202 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại và Du lịch Quả Cầu Vàng (số 111 K1 tập thể cơ khí Trần Hưng Đạo, phố Thọ Lão, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Theo Giáo Dục
Phạt rất nặng lái xe có nồng độ cồn quá quy định CSGT TP.HCM ra quân đợt cao điểm xử phạt rất nặng những lái xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Một trường hợp được CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn Từ ngày 16.8, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.HCM ra quân thực hiện đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn...