2 quân đội lớn nhất thế giới hợp tác “đối trọng” Trung Quốc
Tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã cảnh báo cả châu Á và khiến những quốc gia trong vùng cố gắng hết sức mình để kiểm soát sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Ấn Độ đã đặc biệt cảnh giác với tham vọng rõ ràng của Trung Quốc nhằm mở rộng vai trò và trở thành bên thống trị hàng hải trên Ấn Độ Dương.
Một liên minh quân sự hùng hậu?
Mối quan ngại về khả năng bị trở thành “sân sau” của Trung Quốc đã khiến Ấn Độ và Mỹ, 2 trong số những cường quốc quân sự lớn nhất trên thế giới, liên kết với nhau và ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự hứa hẹn sẽ cung cấp cho Ấn Độ những công nghệ quân sự “nhạy cảm” của Mỹ.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, thỏa thuận này đã “đồng ý tiến hành các cuộc thảo luận nhằm thúc đẩy hợp tác về động cơ phản lực, thiết kế và xây dựng tàu sân bay, cùng các lãnh vực khác.”
Tàu sân bay bản địa P-71 Vikrant của Ấn Độ rời khỏi bến Cochin vào ngày 21-8-2013
Ấn Độ hy vọng rằng sẽ hoàn thành 2 tàu sân bay bản địa với sự trợ giúp của Mỹ trong thập kỷ tới, mặc dù 1 trong số đó chưa qua khỏi giai đoạn lên kế hoạch. Sự hỗ trợ này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng cũng như đóng góp cho khả năng của các tàu sân bay tương lai trong hải quân Ấn.
Thêm vào đó, một trong những công nghệ tàu sân bay mà Ấn Độ quan tâm là Hệ thống cất cánh máy bay điện từ của máy bay General Atomics (EMALS). EMALS hoạt động đồng bộ với máy phóng hỗ trợ cất cánh nhưng bao gồm cả hệ thống phục hồi (CATOBAR), được dùng trong các tàu sân bay Nimitz-class hiện đại nhất trong đội tàu của Mỹ.
Công nghệ này sẽ cho phép tàu Ấn Độ phóng máy bay nhanh hơn và dễ dàng hơn so với các mẫu trước. Một hệ thống EMALS và CATOBAR cũng cho phép tàu sân bay của Ấn phóng một loạt máy bay chiến đấu hạng nặng và máy bay giám sát.
Thái độ sẵn sàng hợp tác với Ấn cho thấy sự bất an của Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, kết quả là Mỹ đã thúc đẩy tạo thành một liên minh để giám sát ảnh hưởng đang mở rộng của Bắc Kinh.
Bắc Kinh ngày càng “phình to” chi phí quốc phòng
Video đang HOT
Trung Quốc đã liên tục tăng chi phí quân sự trong các năm gần đây. Vào năm 2014, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Bắc Kinh đã chi 216 tỉ USD vào quân sự, so với 610 tỉ của Mỹ và 50 tỉ của Ấn Độ.
Ngoài chi phí cho quân sự, Bắc Kinh đã liên tục đầu tư vào việc xây dựng cảng ở Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, và Miến Điện. Những cảng này cho phép tàu thương mại và tàu ngầm, tàu chiến Trung Quốc neo đậu an toàn trong cả Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã khiến Ấn Độ tăng cao cảnh giác khi cho đậu tàu ngầm tại cảng Colombo gần Sri Lanka, và họ quan ngại rằng Bắc Kinh – nói theo ngôn ngữ của tướng Ấn Độ Deepak Kapoor – đang cố gắng xây dựng một “chuỗi ngọc trai” trong Ấn Độ Dương nhằm thiết lập ưu thế hải quân và thương mại trong lãnh địa chiến lược của Ấn.
Ngoài các căn cứ hải quân, Trung Quốc còn làm Ấn Độ lo ngại thêm vì nước này tiếp tục mở rộng sức mạnh hàng hải nhờ phát triển các nhóm tàu sân bay tác chiến.
Hiện tại, Trung Quốc có tàu sân bay lớn nhất châu Á Liaoning, một tàu Xô Viết cũ dài 302 mét, có khả năng chở 50 máy bay hoặc trực thăng. Mặc dù kích thước khá đáng sợ, Liaoning là một chiếc tàu cũ dễ bị các vấn đề về cơ khí. Nó là một mẫu tàu sân bay thử nghiệm nhiều hơn là công cụ thực tế cho quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc hy vọng khắc phục được vấn đề này bằng tàu sân bay bản xứ có thể hoạt động vào năm 2020. Hiện tại, chiếc tàu này đang còn trong giai đoạn phát triển, chưa được xây dựng.
Đội tàu sân bay của các nước châu Á…
Ấn Độ có vấn đề về tàu sân bay tương tự như Trung Quốc. Mặc dù nước này có 3 tàu, chiếc Viraat sẽ được “nghỉ hưu” vào năm tới, chiếc Vikrant mặc dù có kế hoạch ra mắt vào năm 2018 hoặc 2019 đã bị hoãn lại hàng năm vì lý do tài chính. Chỉ còn lại chiếc Vikramaditya hoạt động, mặc dù cũng như Liaoning, nó là tàu sân bay cũ của Xô Viết được tạo vào năm 1980, thường xuyên bị các vấn đề cơ khí.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Mỹ, Ấn Độ có thể có một tàu sân bay mới hoạt động vào khoảng 10-12 năm tới.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của mình trên Biển Đông. Mặc dù Ấn Độ không có biên giới trực tiếp với biển này, New Delhi có mối quan tâm về những lợi ích thương mại cũng như khai thác dầu trong khu vực. Tuyên bố hung hãn của Bắc Kinh phá vỡ cả 2 lợi ích này và khiến Mỹ tạo nên một liên minh quốc tế buông lỏng tại trục Thái Bình Dương của nước này.
Cho đến nay, Trung Quốc đã xây dựng trái phép được hơn 1,5 dặm diện tích đảo nhân tạo trên các rặng san hô trong Biển Đông. Theo Reuter, Bắc Kinh đã hoàn thành phần xây dựng 6 đảo trên biển, và đang bắt đầu xây dựng đảo thứ 7.
Theo Bích Thảo/ Business Inside
Pháp luật TPHCM
Bước đi dồn dập của Indonesia tại Biển Đông
Tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông dường như đã khiến Indonesia - vốn đứng ngoài tranh chấp đã không thể khoanh tay đứng nhìn.
Lực lượng chuyên trách
Mới đây tờ Jarkata Post dẫn lời Tổng tư lệnh Quân đội Indonesia, Tướng Moeldoko cho biết, quân đội nước này sẽ tập trung cho các hoạt động ở khu vực phía Tây của đất nước này trước những thách thức trong tình hình mới, đặc biệt là những diễn biến liên quan tới Biển Đông.
Tướng Moeldoko giải thích cho việc thành lập lực lượng này: "Trong tương lai, chúng tôi cho rằng Biển Đông sẽ là một khu vực nóng. Do đó, việc thành lập các đơn vị mới tên gọi Kogabwilhan sẽ đóng vai trò rất quan trọng".
Theo kế hoạch, bộ chỉ huy mới của quân đội Indonesia sẽ chịu trách nhiệm điều phối hoạt động chung của hải quân, không quân và bộ binh, cũng như có các đơn vị phản ứng nhanh tới các điểm nóng trong khu vực theo sự chỉ đạo từ Jakarta.
Trước khi tuyên bố kế hoạch thành lập lực lượng chuyên trách tại Biển Đông lần này, Indonesia đã có những động thái chứng tỏ nước này đã không thể khoanh tay đứng nhìn tranh chấp trên Biển Đông đang dần nóng.
Trong lễ khai mạc một cuộc họp về các hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực an ninh hàng hải được tổ chức tại Batam, tỉnh Riau Islands, hồi tháng 9/2014, người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh Biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit cảnh báo rằng, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến đất nước này.
Tiêm kích F-16 tuần tra gần quần đảo Natuna.
Ông Desi Albert Mamahit nói rằng vùng biển xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia chưa trực tiếp liên quan đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Thế nhưng, dường như tranh chấp "đã tiến rất gần" đến khu vực này và Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những tuyên bố liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
"Đây rõ ràng là mối đe dọa thực sự cho Indonesia. Vấn đề trở nên phức tạp một khi nảy sinh bất đồng giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Sẽ gặp nhiều khó khăn để tìm được tiếng nói chung mặc dù cho đến nay tình đoàn kết ASEAN luôn luôn được duy trì" - ông Desi Albert Mamahit nhận định.
Theo ông, Indonesia cần phải chuẩn bị để đối phó với mọi động thái của bất kỳ bên liên quan nào trong tranh chấp ở Biển Đông.
Tăng năng lực quốc phòng
Bước đi tiếp theo của Indonesia là khẩn trương nâng cấp sân bay, triển khai tiêm kích tại khu vực này. Cuối tháng 9/2014, Jakarta Post dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro cho biết Indonesia chuẩn bị thành lập một phi đội máy bay chiến đấu F-16 và một phi đội trực thăng Apache nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quân sự ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro cho biết chính phủ Indonesia đã quyết định triển khai các biện pháp để bảo đảm việc thăm dò mỏ khí đốt lớn nhất châu Á tại mỏ phía Đông Natuna, thuộc tỉnh đảo Riau.
"Việc sản xuất dầu mỏ và khí đốt ở biển Đông là rất lớn và chúng tôi đang chuẩn bị phát triển lĩnh vực khai thác khí đốt lớn nhất ở châu Á. Chúng tôi cần đảm bảo cho hoạt động đó vì nó như một chiến lược của quốc gia", ông Purnomo nói.
Theo báo Jakarta Post hôm 29/9/2014, những tuyên bố trên được đưa ra trong buổi lễ hạ thủy 5 tàu tên lửa tấn công và một tàu tuần tra tốc độ cao tại cảng Batu Ampar, thành phố Batam, tỉnh đảo Riau. Ông Purnomo đồng thời còn tiết lộ rằng số tiền đầu tư cho các hệ thống phòng thủ ở Indonesia đã tăng mạnh trong 5 năm qua, gấp ba lần so ngân sách đầu tư trong giai đoạn 2005 - 2009.
Trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro đưa ra tuyên bố này, chính phủ Indonesia đã quyết định triển khai phi đội chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 đến căn cứ Không quân tại Ranai trên tỉnh đảo Riau, đồng thời quyết định nâng cấp khẩn sân sân bay quân sự tại đây.
Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, công tác nâng cấp hiện đã hoàn thành, bao gồm việc lắp đặt đèn đường băng, đèn đường lăn và hệ thống radar. Không quân Indonesia còn có kế hoạch kéo dài đường băng, hiện nơi này này chỉ dài 2,5 km.
Trong khi đó tướng Hải quân Indonesia Andri Gandy cho biết, các trang bị mới tại căn cứ này còn bao gồm khu chứa máy bay triển khai tại phía Tây căn cứ không quân. Mục tiêu lâu dài của Indonesia là triển hai 1 trung đội máy bay chiến đấu Sukhoi lâu dài tại quần đảo Riau nằm trong khu vực Biển Đông.
Theo Đất VIệt
Tham vọng Biển không giới hạn của Trung Quốc "Việc làm của Trung Quốc khiến Trung Quốc sẽ đánh mất uy tín của chính mình". LTS: Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn có những động thái mạnh trên Biển Đông như "Yêu sách đường đứt khúc 10 đoạn", xây dựng trái phép tại nhiều đảo tại Biển Đông, đặc biệt ở những khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền...