2 phút tự kiểm tra ung thư miệng có thể cứu mạng bạn!
Ung thư miệng là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 657.000 trường hợp ung thư khoang miệng và vòm họng mới mỗi năm, và hơn 330.000 trường hợp tử vong.
Chẩn đoán sớm có thể giúp đảm bảo điều trị ung thư miệng thành công hơn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ung thư miệng có thể phát triển trên bề mặt của lưỡi, mặt trong của má, vòm miệng và môi hoặc lợi và hầu. Tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt cao ở Nam Trung Á do phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ, theo WHO.
Giống như các bệnh ung thư, hiện không có cách chữa khỏi, nhưng chẩn đoán sớm có thể giúp đảm bảo điều trị thành công hơn.
Anna Middleton, chuyên gia vệ sinh răng miệng, đến từ London (Anh), cho biết trong khi nhiều trường hợp ung thư miệng có liên quan đến lối sống, nên nhớ rằng bất cứ ai cũng có thể bị ung thư miệng, theo Express .
Cô Middleton cho biết, cách tốt nhất để giải quyết ung thư miệng là can thiệp sớm. Ung thư miệng nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công cao hơn.
Chính vì vậy, kiểm tra các triệu chứng rất quan trọng, và tự kiểm tra 2 phút mỗi tháng một lần theo hướng dẫn sau có thể cứu mạng bạn.
Chỉ mất 2 phút, chọn một chỗ đầy đủ ánh sáng, đứng trước gương, rửa tay kỹ bằng xà phòng và kiểm tra.
Những điều cần chú ý, theo Express .
Loét hoặc các mảng màu đỏ hoặc trắng ở bất kỳ vị trí nào trong miệng mà không lành trong 3 tuần
Một khối u hoặc sưng tấy ở bất kỳ đâu trong miệng, hàm hoặc cổ tồn tại hơn 3 tuần
Khó nuốt, khó nhai hoặc khó khăn khi cử động hàm hoặc lưỡi
Tê lưỡi hoặc tê bất kỳ vùng nào khác trong miệng
Cảm giác có thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng
Đau họng mạn tính hoặc khàn giọng kéo dài hơn 6 tuần
Rụng răng không rõ nguyên nhân
Chuyên gia Middleton khuyên nên làm theo hướng dẫn từng bước này và tìm kiếm bất kỳ điều gì bất thường, theo Express .
Nếu phát hiện ra bất cứ điều gì đáng lo ngại, nên đi khám ngay.
Video đang HOT
1. Kiểm tra mặt
Nhìn kỹ toàn bộ khuôn mặt, xem có vết sưng tấy nào mới xuất hiện không? Kiểm tra da xem có nốt ruồi nào đột nhiên lớn hơn, ngứa hoặc bắt đầu chảy máu không? Quay đầu từ bên này sang bên kia, kéo căng da các cơ để nhìn thấy cục u dễ dàng hơn.
2. Kiểm tra cổ
Luồn ngón tay xuống dưới hàm và sờ dọc theo cơ lớn ở hai bên cổ bằng cách sử dụng đầu các ngón tay để cảm nhận xem có sưng hay không và kiểm tra xem cả hai bên có giống nhau không.
3. Kiểm tra môi
Dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái để cảm nhận bên trong miệng. Kéo môi trên lên trên và môi dưới xuống dưới. Nhìn vào bên trong xem có vết loét hoặc thay đổi về màu sắc không.
4. Kiểm tra nướu
Sử dụng ngón cái và ngón trỏ để kiểm tra cảm giác xung quanh nướu xem có gì bất thường không.
5. Kiểm tra má
Mở miệng và kéo má ra xa, mỗi bên một cái. Tìm bất kỳ mảng màu đỏ hoặc trắng nào. Mọi thứ có giống nhau ở cả hai bên không? Dùng ngón tay để cảm nhận vết loét, cục u hoặc đau. Lặp lại điều này ở cả hai bên, dùng lưỡi để xác định vị trí các vùng đau, vết loét hoặc các mảng sần sùi.
6. Kiểm tra lưỡi
Thè lưỡi ra và kiểm tra toàn bộ bề mặt lưỡi. Kéo lưỡi từ bên này rồi đến bên kia. Kiểm tra dưới lưỡi bằng cách đẩy đầu lưỡi lên vòm miệng.
7. Kiểm tra sàn miệng và vòm miệng
Ngửa đầu ra sau và mở rộng để kiểm tra vòm miệng. Nhấc lưỡi lên và nhìn xuống sàn miệng. Tìm bất kỳ thay đổi màu sắc hoặc vết loét. Nhẹ nhàng ấn ngón tay dọc theo sàn miệng và dưới lưỡi, vết sưng, cục u hoặc vết loét nào không.
Chỉ mất 2 phút, chọn một chỗ đầy đủ ánh sáng, đứng trước gương, rửa tay kỹ bằng xà phòng và kiểm tra – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 3 tuần, hãy đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc nha sĩ, theo Express .
Các yếu tố nguy cơ
Điều quan trọng là phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ của ung thư miệng. 90% các ca chẩn đoán ung thư miệng có liên quan đến lối sống và các yếu tố nguy cơ, theo Express .
Những điều sau có thể làm tăng nguy cơ của bạn:
Hút thuốc
Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư miệng.
Uống rượu
Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ ung thư miệng gấp 4 lần.
Vừa uống rượu vừa hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 30 lần.
Chế độ ăn
Chế độ ăn uống kém lành mạnh chiếm đến 1/3 tổng số ca ung thư.
Virus u nhú HPV
Vius này lây truyền qua quan hệ bằng miệng không được bảo vệ, theo Express .
8 điều bất thường này xảy ra thường xuyên, hầu hết chúng là tín hiệu của ung thư miệng
Ung thư miệng là một loại ung thư tương đối phổ biến. Nguy cơ ung thư miệng tăng theo tuổi tác. Có một số triệu chứng ung thư miệng sớm, nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị thành công là rất cao.
Ung thư miệng là sự xuất hiện, gia tăng không kiểm soát của các tế bào trong khoang miệng, khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu. Ung thư miệng, bao gồm ung thư môi, lưỡi , má, sàn miệng , vòm miệng, xoang và họng (cổ họng).
Bệnh tương đối phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà chất lượng cuộc sống của con người ngày một được nâng cao. Tỷ lệ mắc ung thư miêng tăng dần theo tuổi tác, bên cạnh đó cũng có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư miệng như hút thuốc, sử dụng rượu bia, do di truyền... Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Ở giai đoạn đầu phát triển ung thư miệng, cơ thể sẽ chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết sớm, nếu nhận biết được chúng để có sự thăm khám, chữa trị kịp thời, khả năng điều trị thành công là rất cao.
Dưới đây là 8 dấu hiệu sớm, nếu nó thường xuyên xuất hiện, có thể nghi ngờ bạn đang mắc bệnh ung thư miệng.
1. Loét miệng
Loét miệng do ung thư miệng thường không thể chữa khỏi. Nếu loét miệng kéo dài hơn 3 tuần mà không lành thì bạn phải suy nghĩ một cách thật nghiêm túc về vấn đề sức khỏe của mình.
Hút thuốc và uống rượu quá nhiều sẽ làm cho các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, loại loét do ung thư sẽ xuất hiện dưới lưỡi, một số trường hợp sẽ xuất hiện ở vị trí khác trong miệng. Thông thường, nó gây ra cảm giác đau, nhưng một số bệnh nhân bị ung thư miệng có loét miệng nhưng lại không đau.
2. Có những đốm đỏ hoặc đốm trắng trong miệng
Leukoplakia miệng (bạch sản niêm - một mảng trắng bám chắc trên màng nhầy) được coi là tổn thương tiền ung thư phổ biến nhất. Kích thước và vị trí của leukoplakia có thể khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên, dù xuất hiện ở vị trí và kích thước như thế nào thì cuối cùng nó cũng có thể phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy miệng.
Ban đỏ miệng là một triệu chứng nguy hiểm hơn leukoplakia. Nếu bạn bị ban đỏ miệng hoặc bệnh bạch cầu, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra, ngăn ngừa các triệu chứng xấu đi.
3. Răng lung lay
Răng lung lay và đau nướu cũng là một số triệu chứng phổ biến của ung thư miệng. Khi khối u xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh nướu, răng lung lay có khả năng xảy ra.
4. Đau tai
Ung thư miệng có thể gây đau tai bởi nó có thể lan đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi nó lan đến xương thái dương, nó có thể gây đau thính giác, thường xảy ra ở giai đoạn cuối của ung thư miệng.
Với sự phát triển của ung thư miệng, sẽ có các triệu chứng khác như mất thính giác, liệt mặt và chóng mặt. Chụp CT xương thái dương là cần thiết để hiểu chính xác kích thước của khối u và điều trị nên dựa trên giai đoạn phát triển của ung thư trong cơ thể.
5. Tê miệng hoặc đau
Tê miệng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư miệng. Bạn có thể cảm thấy tê và không cảm giác ở miệng, nhưng nướu, môi và lưỡi là những khu vực bị tê thường xuyên nhất. Triệu chứng này thường xảy ra khi khối u làm tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu trong miệng.
6. Đau họng
Đau họng là một trong những triệu chứng chính của ung thư miệng, xảy ra do ung thư làm tổn thương cổ họng hoặc niêm mạc họng. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy dị vật trong cổ họng, khó nuốt và cổ họng nóng rát.
7. Chảy máu trong miệng
Chảy máu đột ngột ở miệng cũng là một triệu chứng của ung thư miệng, đặc biệt là chảy máu dai dẳng trong miệng. Ở những bệnh nhân được điều trị ung thư miệng, chảy máu có thể xảy ra do số lượng tiểu cầu thấp.
8. Đau lưỡi
Ung thư lưỡi là một loại ung thư miệng, và đau lưỡi là triệu chứng chính của bệnh. Mặt trước của lưỡi là vị trí chính của ung thư lưỡi. Ung thư cũng có thể đến từ gốc lưỡi và kéo dài đến các hạch bạch huyết cổ.
Ông bố trẻ qua đời ở tuổi 37 sau khi bị một vết loét ở miệng mãi không khỏi Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống của căn bệnh này là 90%. Năm 2018, anh Alan Birch (37 tuổi), sinh sống tại Merseyside (Anh) bỗng bị chẩn đoán ung thư miệng và phải cắt bỏ 90% lưỡi sau khi bị một vết lở loét trong miệng mãi không khỏi. Sau đó, anh trải qua quá trình...