2 phụ nữ Việt trở về từ chiến trận Syria
Mặc dù đã được đưa về tới Việt Nam, song đến bây giờ nghĩ lại những ngày tháng phải sống trong nỗi kinh hoàng ở Syria, chị Dương Thị Lan (huyện Nga Sơn) và Lê Thị Thảo (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) vẫn chưa hết bàng hoàng khi từng chứng kiến cảnh tan hoang trong khói bụi, người chết la liệt, tiếng súng vang trời…
Về tới nhà chị Lan vui lắm. Ở trong nhà rồi mà chị vẫn chưa thể tin nổi mình còn sống sót để trở về.
Từ hôm chị Lan trở về, gia đình nhộn nhịp hẳn lên. Mọi người cứ nghĩ rằng, sau cuộc chiến kinh hoàng ở Syria, người thân sẽ không bao giờ được gặp chị Lan nữa.
Vợ chồng chị Lan-anh Sơn.
Gặp chúng tôi, chị Lan kể lại: Năm 2007, bằng đường dây môi giới ngoài Hà Nội gia đình đã để cho chị đi sang Syria làm giúp việc. Vừa sang tới nơi, trong một thời gian ngắn chị đã phải chuyển tới ba nơi làm việc vì lý do họ không trả lương.
Lần cuối cùng chị đặt chân đến là thành phố Allepo. Ở đây chị làm được gần 1 năm thì xảy ra chiến tranh.
“Ở trong nhà đã nghe súng đạn bắn rầm rầm. Tôi đứng từ trên tầng nhìn xuống đường phố thấy những toà nhà cao tầng đổ sụp xuống, xe cộ bốc cháy, xác người nằm la liệt… Kinh hãi hơn là những đợt bom, súng dội xuống giật đùng đoàng. Lúc này tôi nghĩ rằng mình không thể có cơ hội sống sót trở về”, chị Lan kể lại.
Rót chén nước chè uống như để trấn an tinh thần, chị kể tiếp: Chiến tranh, súng đạn cứ triền miên. Sau 1 buổi sáng thức dậy, chị đã thấy mình bị nhốt trong nhà. Chạy xuống xem có ai không thì phát hiện họ (chủ nhà) đã bỏ chị ở lại và đi sơ tán hết từ lúc nào.
“Ba ngày tôi không có thức ăn. Trong lúc đói rã người thì tôi nhìn xuống thấy một người đàn ông, tôi gọi cứu nhưng họ không nghe vì tiếng bom đạn nổ quá lớn. Tôi phải lấy miếng kính vỡ ném xuống, lát sau thấy thêm vài người cảnh sát đến phá cửa đưa tôi đến trại tị nạn ở”, chị Lan cho biết.
Quãng đường đến trại tị nạn từ thành phố Allepo đến Đại sứ quán Philippines ở thủ đô Damascus khoảng hơn 100 cây số, nhưng xe của cảnh sát phải đi mất 10 giờ đồng vì gặp bom đạn. Trên đường đi, chị Lan nhìn thấy rất nhiều người chết, nằm la liệt.
Video đang HOT
“Ở đây, Đại sứ quán Philippines đã hỗ trợ chỗ ăn, ở cho tôi và liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối tháng 3/2012 tôi mới được trở về Việt Nam”, chị Lan cho biết.
Anh Lê Xuân Sơn (chồng chị Lan) nói như sám hối: Tôi hối hận lắm rồi. Vì tin lời bà cô ngoài Hà Nội suýt nữa đẩy vợ mình vào chỗ chết.
Chị Lan đi nước ngoài với hi vọng có thêm ít vốn về mở rộng quán sửa xe.
“Cả nhà trông chờ vào 2 sào ruộng, năm được năm mất, quán sửa xe máy tuềnh toàng thu nhập chẳng là bao. Cứ tưởng để vợ đi mấy năm kiếm ít vốn đầu tư, mở rộng quán, ai ngờ từ ngày đi đến khi về gửi được gần 30 triệu, số tiền vay đi nước ngoài hiện gia đình vẫn đang trả lãi hàng tháng”, anh Sơn buồn rầu nói.
Cùng chung hoàn cảnh như chị Lan, chị Lê Thị Thảo (thôn Chí Cường, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) một trong những người có được cơ hội sống để trở về nước vẫn còn chưa hết bàng hoàng.
Chị kể: Chị sang Syria để làm giúp việc từ tháng 3/2008 qua người môi giới tại Hà Nội. Theo đó, chị làm việc quần quật cả ngày nhưng họ không trả lương, do ngôn ngữ bất đồng, đường đi lại không biết, lại là lao động bất hợp pháp nên chỉ thui thủi trong nhà.
Sau hơn 2 năm, lần mò mãi chị mới quay lại được công ty môi giới, nơi lần đầu tiên chị đến.
Tại đây, chị Thảo được đưa lên thủ đô Damascus và thả ở đó với 2 bàn tay trắng.
Quang cảnh tan hoang, ngoài đường chủ yếu là quân đội, công an. Sau đó một cảnh sát tuần tra trên đường phố lại đưa chị vào trại tạm giam, ở đó chủ yếu là người Philippines, Indonesia, Châu Phi, duy nhất có chị là người Việt Nam.
“Sau hơn 5 tháng sống trong tuyệt vọng, ngày 25/4/2013, tôi được đưa về Đại sứ quán Philippines, nhờ sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng với Tổ chức di dân quốc tế, tôi như từ cõi chết trở về”, chị Thảo nhớ lại.
Lê Anh
Theo_VietNamNet
Gia cảnh đáng thương của các nạn nhân vụ sập cổng trường
Không ai có thể kìm nén được lòng mình trước những lời kêu khóc thảm thương của gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ sập cổng trường tiểu học làm 4 người chết, 1 người bị thương xảy ra mấy ngày trước.
Hai cô con gái anh Hữu đòi nghỉ học để ở nhà đi làm thuê giúp mẹ.
Tìm đến xóm nghèo thôn Tương Lạc, xã Hà Phong, huyện Hà Trung, một không khí tang tóc, u ám như đang bao trùm nơi đây. Chưa bao giờ trong thôn Tương Lạc lại đón nhận một nỗi đau, nỗi mất mát lớn đến như vậy.
Cả thôn nghèo đang làm đám tang cho những nạn nhân xấu số, những hình ảnh thật đau đớn. Những tiếng kêu gào của gia đình nạn nhân như xé vào lòng những người xung quanh.
Hoàn cảnh éo le nhất có lẽ là gia đình nạn nhân Tạ Văn Hữu, trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, chị Cao Thị Minh (vợ anh Hữu) vẫn gào thét bên di ảnh củangười chồng quá cố. Khi nhận được hung tin, chị Minh đã ngất lịm đi trong nỗi đớn đau.
Cả gia đình vốn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng không đủ ăn, nên anh Hữu dù bị vôi hóa cột sống, nhưng vẫn nai lưng đi bốc vác, kiếm thêm thu nhập nuôi hai đứa con ăn học. Trong dòng nước mắt nghẹn ngào, chị Minh nói: "Mỗi lần anh ấy đi làm về là người đau ê ẩm, tôi khuyên anh ấy ở nhà nhưng anh bảo cố làm lo cho con cái học xong sẽ nghỉ, nhưng ai ngờ...".
Anh Hữu là trụ cột trong gia đình, bản thân chị Minh bị bệnh mờ mắt, đã đi chữa nhiều năm nay nhưng không khỏi. "Hôm đang ngồi ở nhà nghe tin chồng gặp nạn, tôi chỉ mong anh ấy không bị làm sao. Thế mà anh ấy bỏ lại mẹ con tôi bơ vơ".
Con trai anh Chung còn quá nhỏ để cảm nhận nôi đau mất bố.
Cháu Tạ Thị Thắm (con gái anh Hữu) hiện đang học lớp 10, thấy mẹ khóc than, khuôn mặt đờ đẫn như người mất hồn. Thương bố, thương mẹ, Thắm không biết làm gì, ngoài việc an ủi mẹ: "Nhà mình nghèo, giờ mẹ không có tiền nuôi hai chị em con ăn học nữa đâu. Tới đây chúng con sẽ nghỉ học đi làm thuê lấy tiền cho mẹ chữa mắt". Nghe xong câu nói, chị Minh lại gào khóc.
Cách nhà anh Hữu không xa là nhà nạn nhân La Văn Chung. Hoàn cảnh gia đình anh cũng nghèo khó. Chồng đột ngột qua đời, khiến chị Nguyễn Thị Việt (vợ anh Chung) cũng nằm bẹp một chỗ vì sốc. Chỉ có mỗi đứa con trai La Hoàng Nhật vừa tròn 6 tuổi vẫn hồn nhiên nô đùa.
Hai vợ chồng chị đều làm nghề bốc vác thuê. Như thường lệ có việc là hai vợ chồng đều đi cả. Nhưng lần này do cháu Nhật mới bước vào lớp một, chị ở nhà đi đón con nên thoát nạn.
Hàng xóm láng giềng đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân.
Cùng nỗi đau với gia đình hai nạn nhân Hữu và Chung, gia cảnh nhà nạn nhân Nguyễn Văn Kỳ cũng rất khó khăn. Trước đây anh Kỳ làm nghề thợ xây, do không có việc nên phải chuyển sang nghề bốc vác. Một ngày bình quân thu nhập của người bốc vác cũng được 70 - 100 nghìn đồng. Vì lo cho miếng cơm manh áo, cuộc sống, dù nắng hay mưa, hễ có ai gọi là anh Kỳ lại lên đường đi làm.
Cuộc sống khó khăn vất vả, lâu nay trông chờ vào tiền chồng đi làm thuê mang về. Giờ tiền không có, người cũng không còn. Nỗi đau, sự tuyệt vọng của gia đình các nạn nhân thật khó có gì bù đắp nổi.
Sau khi sự việc xảy ra, đại diện chính quyền địa phương, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa, cùng với các lãnh đạo huyện Hà Trung đã đến chia buồn cùng các gia đình xấu số và hỗ trợ một phần kinh phí giúp các gia đình nạn nhân ổn định cuộc sống.
Đức Văn - Duy Tuyên
Theo Dantri
Người duy nhất sống sót kể lại vụ sập cổng trường tiểu học Nạn nhân duy nhât sông sót cũng là người chứng kiến cái chêt của 4 người đông nghiêp trong vụ sâp cổng trường tiểu học thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, Thanh Hóa, bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn thương tâm. Như đã đưa tin, vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào trưa ngày 29/8 tại khu vực cổng...