2 pho tượng cổ được công nhận “Bảo vật quốc gia”
2 trong số 3 cổ vật tỉnh Bắc Ninh được lập hồ sơ đề nghị công nhận là “ Bảo vật quốc gia” gồm: Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp và Tượng A Di Đà của chùa Phật Tích, đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định công nhận.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Duy Nhất – Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh – cho biết, thông tin mới nhất tỉnh Bắc Ninh nhận được là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thay Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định về việc công nhận Bảo vật quốc gia đợt 1 cho 30 hiện vật, nhóm hiện vật, trong đó có 2 bảo vật tại tỉnh Bắc Ninh gồm: Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) và tượng Phật A Di Đà (thời Lý), hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
Trước đó, trong đợt lập hồ sơ đề cử đầu tiên, tỉnh Bắc Ninh quyết định đề cử 3 cổ vật đặc sắc nhất gồm 2 cổ vật trên và Cột đá chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng tại chùa Bút Tháp.
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Bút Tháp do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng cao 3,7 m, cánh tay xa nhất dài 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng – nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng ngôn ngữ tạo hình hàm súc.
Video đang HOT
Tượng A Di Đà tại chùa Phật Tích được tạc bằng đá. Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 (niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư), vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lan Kha bên trong tôn trí pho tượng Phật cao sáu thước. Đây là pho tượng được phong là pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại của Việt Nam. Pho tượng cao 1,86 m, tính cả phần bệ thì đạt 2,69 m.
Tượng A Di Đà tại chùa Phật Tích.
Tượng A Di Đà xưa được thếp vàng. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Trang trí chân bệ là hình rồng, sóng, mây, lửa…
Trong nhóm 5 bảo vật quốc gia Phật giáo được công nhận đợt 1, ngoài 2 cổ vật nói trên còn có 3 bảo vật khác hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM và Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng gồm: Tượng Phật Đồng Dương, Tượng Bồ tát Quán âm Tara, Tượng Phật Lợi Mỹ.
Ông Nhất cho biết, sau khi nhận được danh hiệu đặc biệt cho 2 pho tượng cổ, Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh sẽ đề nghị lên các cấp công nhận danh hiệu di tích quốc gia đặc biệt với 2 bảo vật quốc gia này.
Theo Dantri
An vị tượng Phật bà Quan âm bằng ngọc lớn nhất Việt Nam
Pho tượng Phật bà Quan âm bồ tát bằng ngọc bích liền khối lớn nhất Việt Nam, nặng 8 tấn, vừa được làm lễ an vị, khánh thành tại điện Nam Minh Tự (67 Hương Lộ 9, ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, Vĩnh Cửu, Đồng Nai).
Pho tượng Phật bà quan âm bằng ngọc bích liền khối lớn nhất Việt Nam vừa được an vị khánh thành tại Điện Nam Minh Tự
Xuất phát từ tâm nguyện của một phật tử mộ đạo, khi về hưu, ông Trịnh Hữu Hòa, 64 tuổi, vốn là cán bộ ngành dầu khí, mong muốn có được một pho tượng Phật bằng ngọc bích quý để đóng góp vào công trình xây dựng du lịch tâm linh phục vụ bà con phật tử, người dân địa phương. Ông Hòa nhờ bạn là ông Nguyễn Trọng Phi đi tìm mua ngọc bích chất lượng tốt để tạc được một bức tượng Phật bà quan âm mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Sau một thời gian dài tìm kiếm, đến tháng 8/2011, ông Phi đã tiếp cận được khối ngọc thô bằng ngọc bích nặng 13 tấn tại Vancauver (Canada).
Khối ngọc bích nguyên khối, chắc màu, ít tỳ vết nặng 13 tấn được mua từ Canada với giá 1 triệu đô la.
Bị khối đá ngọc bích mê hoặc, ông Phi đã thuyết phục ông Hòa bỏ ra 1 triệu đô la Mỹ để giành sở hữu khối ngọc mang về Việt Nam.
Không vận chuyển được bằng đường biển, khối ngọc được vận chuyển bằng container đặc biệt đi đường hàng không về Hàn Quốc. Tháng 9/2011, khối ngọc qua Cảng hàng không Tân Sơn Nhất - TP Hồ Chí Minh rồi được chuyển thẳng về điện Nam Minh Tự thuộc huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
Chủ khối ngọc là ông Trịnh Hữu Hòa đã thuê thợ chế tác cao tay đến từ Đài Loan cùng hàng chục thợ giỏi khắp nơi trong nước làm việc liên tục trong hơn một năm để làm nên bức tượng Phật bà Quan âm bồ tát bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam hiện nay với chiều cao 4 mét tính cả đế, trọng lượng ngọc nguyên khối còn lại là 8 tấn.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là khối ngọc đẹp nhất trong vòng 25 năm trở lại đây.
Theo 24h
Bảo vật Quốc gia độc đáo Trống đồng Ngọc Lũ là điển hình nhất trong hệ thống trống đồng Việt Nam, thạp đồng Đào Thịnh tiêu biểu về tín ngưỡng phồn thực, còn tượng Bồ tát Tara là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Trống đồng Ngọc Lũ (niên đại khoảng 2.500 năm) là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn (đường kính...