2 nữ sinh mất tích sau khi đi lễ chùa
Hai nữ sinh viên mặc bộ đồ lam chở nhau bằng xe máy đi lễ chùa sau đó mất liên lạc với gia đình.
Ngày 31/10, Công an huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã ra thông báo truy tìm Hỷ Phương Hạ Vi, 21 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bà Rịa.
Gia đình đang tìm kiếm Vi (bìa phải) và Trúc. Ảnh: Gia đình cung cấp.
18h ngày 28/10, Vi thông báo với gia đình đi lễ chùa Long Quang (xã Hòa Long, TP Bà Rịa) cùng bạn là Nguyễn Thanh Trúc (sinh viên trường Cao đẳng Y tế, nhà ở xã Hòa Long).
Đến tối cùng ngày, gia đình không liên lạc được với hai nữ sinh viên nên tổ chức tìm kiếm nhiều nơi và trình báo Công an xã Hòa Long.
Bà Nguyễn Thị Hoàn, mẹ Vi, cho hay khi ra khỏi nhà, Vi mang bộ đồ lam màu nâu, chạy xe máy biển số 72F1 – 37175.
Gia đình nữ sinh Nguyễn Thanh Trúc cũng đã báo cáo với cơ quan chức năng việc mất liên lạc với con gái. Trúc được Vi chở bằng xe máy đi lễ ở ngôi chùa cách nhà khoảng 1 km.
Hiện tại, số điện thoại của Trúc và Vi đều không thể liên lạc.
Công an huyện Châu Đức đã thông báo tới các đơn vị nghiệp vụ, chính quyền địa phương để phối hợp tìm kiếm các nữ sinh viên.
Người miền Tây gói đến 10.000 đòn bánh tét gửi đồng bào miền Trung ruột thịt
Chung tay cùng cả nước giúp đỡ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt, chùa Long Quang (Vĩnh Long) vận động phật tử gói 10.000 đòn bánh tét để giúp bà con tạm vượt qua cơn khó khăn giữa mưa lũ.
Rất đông người dân tập trung ở chùa Long Quang gói bánh tét cứu trợ đồng bào miền Trung chiều 22.10 . ẢNH: XUÂN PHÚC
Chiều 22.10, chúng tôi có mặt tại chùa Long Quang (tọa lạc P.5, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) để ghi nhận tấm lòng của người miền Tây gửi đến đồng bào miền Trung ruột thịt. Tại đây có khoảng 50 người, đủ mọi lứa tuổi, quây quần gói bánh tét.
Hôm nay 23.10, chùa Long Quang đưa 4.000 đòn bánh tét đầu tiên đến với đồng bào miền Trung . ẢNH: XUÂN PHÚC
Cụ bà 70 tuổi từ Tiền Giang qua Vĩnh Long gói bánh
Hay tin chùa Long Quang tổ chức gói bánh tét giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bà Nguyễn Thị Thơm (70 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) liền lặn lội đến tham gia gói bánh. Tuy tuổi cao nhưng từng cái siết dây để đòn bánh tét chắc nịch đủ thấy tấm lòng của bà dành cho đồng bào mình.
"Tôi già rồi, không đóng góp được gì, chỉ có chút sức khỏe này, mong là gói được thật nhiều bánh tét gửi đến bà con mình đang bị lũ lụt ngoài kia", bà Thơm vừa siết sợi dây cuối cùng của đòn bánh tét nói.
Bà Thơm tuy tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài gói bánh tét giúp đồng bào . ẢNH: XUÂN PHÚC
Còn ông Huỳnh Thanh Tâm (58 tuổi, ngụ P.2, TP.Vĩnh Long) cũng nhường công việc mua bán của mình lại cho vợ, tranh thủ đến chùa đóng góp vật chất và công sức gói bánh tét. "Nữa nay tôi nói với vợ cho tôi nghỉ sớm để đi gói bánh giúp bà con miền Trung, bả đồng ý ngay. Từ chiều giờ chắc cũng gói được hơn chục đòn rồi", ông Tâm vừa ém nếp vừa nói.
Lá chuối gom từ khắp nơi về được lau sạch trước khi gói bánh tét. . ẢNH: XUÂN PHÚC
Ngôi chùa nhỏ chật kín người, mỗi người mỗi việc, hoạt động vô cùng nhịp nhàng như các bộ phận của "cổ máy" sản xuất bánh tét. Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (26 tuổi, ngụ xã An Bình, H.Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết chị là nhân viên một khách sạn lớn ở TP.Vĩnh Long. Thấu hiểu nỗi khổ của những người đang gặp thiên tai ở miền Trung, chị đã mạnh dạn nộp đơn xin nghỉ 3 ngày để đến chùa gói bánh tét.
Chị Linh tỉ mỉ buộc dây . ẢNH: XUÂN PHÚC
"Nhà tôi ở xã cù lao, đến mùa nước cũng ngập chút đỉnh, nhưng so với miền Trung thì không thấm vào đâu. Tôi cũng muốn giúp nhưng không biết bằng cách nào, thấy trên mạng xã hội kêu gọi đến chùa Long Quang gói bánh tét giúp đồng bào nên tôi xin tạm nghỉ việc để đến gói bánh tét giúp họ", chị Linh vui vẻ nói.
Mỗi người một công đoạn rất nhịp nhàng . ẢNH: XUÂN PHÚC
Cải tiến cách làm, bánh để được hơn một tuần
Đại đức Thích Minh Tịnh (đại diện chùa Long Quang), người khởi xướng ra việc gói bánh tét này, cho biết: "Thấy cảnh lũ lụt ngoài đó tôi muốn giúp lắm. Ban đầu định vận động gạo, mì... nhưng có gạo mà nước ngập và không có điện nữa thì nấu bằng gì. Vậy nên tôi mới nghĩ ra cách huy động các phật tử gói bánh tét gửi ra cho bà con dùng tạm để có sức vượt qua khó khăn này".
Đích thân Đại đức Thích Minh Tịnh kiểm tra từng nồi bánh tét . ẢNH: XUÂN PHÚC
Do diện tích chùa quá nhỏ nên chùa liên hệ mượn thêm một điểm nấu bánh ở H.Mang Thít (Vĩnh Long) để làm cho đủ 10.000 đòn bánh tét. Bánh tét truyền thống thường trộn nước cốt dừa vào cho béo, nhưng chùa Long Quang không dùng nước cốt dừa để bánh bảo quản được lâu. Bánh tét của chùa chỉ dùng nếp, đậu xanh, ít gia vị muối, đường nên có thể để được hơn một tuần.
Nguyên liệu từ nếp và đậu xanh nên bánh tét ở chùa Long Quang bảo quản được hơn 1 tuần . ẢNH: XUÂN PHÚC
Hiện Đại đức Thích Minh Tịnh đã liên lạc với phật tử ở các tỉnh miền Trung nhận bánh rồi liên hệ với chính quyền địa phương phân phát bánh cho bà con. "Sáng 23.10, khoảng 4.000 đòn bánh tét đầu tiên sẽ lên xe đi thẳng ra miền Trung. Đến ngày hôm sau là bà con mình ngoài đó đã có bánh ăn rồi", Đại đức Thích Minh Tịnh nói.
Những cái "khủng" được trưng dụng để nấu bánh tét . ẢNH: XUÂN PHÚC
Được biết, riêng số tiền mua nguyên liệu gói bánh tét đã trên 100 triệu đồng. Từ ngày 23 - 25.10, chùa Long Quang và những người miền Tây dễ thương sẽ tiếp tục gói bánh tét hỗ trợ đồng bào ở miền Trung vượt qua thiên tai, lũ lụt.
Bán chưa hết vé số hối hả chạy về phụ gói bánh gửi ra miền Trung
Thượng úy công an bị nước cuốn khi cứu hộ lũ lụt, 11 người mất liên lạc Trong quá trình đi tìm kiếm người mất tích vì lũ lụt, sạt ở đất ở Hướng Hoá, Quảng Trị, khi qua cầu tràn, một Thượng úy Công an bị nước cuốn, 2 người bị thương, 4 người mất tích. Trưa 18/10, ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị xác nhận, thêm nhiều trường hợp mất tích...