2 nữ sinh bị cướp trắng trợn trước giờ thi quốc gia
Một nữ sinh bị cướp sạch tư trang tại bến xe Miền Đông, một nữ sinh khác cũng bị giật túi xách, mất hết giấy tờ ngay trước cửa phòng trọ.
Sáng 1/7, tại Hội đồng thi tốt nghiệp THPT Quốc gia cụm thi Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thầy Mai Hữu Cường – Phó chủ tịch Hội đồng thi cho biết có hai thí sinh bị cướp.
Thí sinh dự thi quá đông, là cơ hội cho kẻ gian trà trộn giở trò trộm cắp
Cả hai thí sinh đều là nữ giới đến từ tỉnh Bình Thuận. Thí sinh thứ nhất là học sinh của trường Tuy Phong, đang thi tại điểm thi số 7. Em này tự bắt xe lên TP.HCM đi thi.
Khi vừa xuống khỏi xe thì nữ sinh bị cướp sạch đồ đạc tư trang, trong đó ngoài tiền bạc đem theo còn mất luôn cả giấy tờ tùy thân, quần áo.
Trường hợp thứ 2 đã về đến cửa phòng trọ. Tuy nhiên, nữ sinh chưa kịp bước vào, đang đứng trước cửa nói chuyện với bạn, một đối tượng là nam giới đã chạy tới giật mất túi xách.
“Ngay trước giờ thi sáng nay chúng tôi đã tạo mọi điều kiện, cho lăn tay, khẩn trương xác nhận nhân thân rồi cấp thẻ dự thi và động viên để các em yên tâm tham gia kỳ thi bình thường. Riêng nữ sinh đến từ Trường Tuy Phong (Bình Thuận) cũng đã được hỗ trợ quần áo, và bố trí nơi ở trong suốt quá trình thi cử”, thầy Cường nói.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳ phản ánh việc con gái bị mất điện thoại trị giá 3,5 triệu đồng khi làm thủ tục dự kỳ thi.
Theo cô Trịnh Minh Huyền, Chủ tịch Hội đồng thi Cụm Đại học Tôn Đức Thắng, những kỳ thi trước đây cũng xảy ra trường hợp thí sinh bị móc túi, giật đồ, thậm chí giảng viên cũng bị nhưng chưa từng thấy học trò nào bị ra tay trắng trợn tới mức mất sạch cả quần áo thế này.
Còn sáng qua (30/6) một thí sinh nữ đến làm thủ tục dự kỳ thi THPT Quốc Gia tại cụm Công Nghiệp (trường đại học Công Nghiệp 4, quận Gò Vấp, TPHCM) cũng xảy ra sự cố bị kẻ gian móc điện thoại.
Video đang HOT
Phản ánh với VietNamNet, phụ huynh Nguyễn Ngọc Quỳ (trú tại phường 6, quận Gò Vấp) tỏ ra bức xúc cho biết: con gái tôi là Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương, trong lúc làm thủ tục dự thi bị móc điện thoại Sam Sung trị giá 3,5 triệu đồng.
“Chiếc điện thoại bị mất được con gái của tôi bỏ vào ngăn kéo ba lô. Khi vừa bước lên cầu thang thì cháu quay lại báo tin bị móc điện thoại rồi. Có thể những kẻ xấu trà trộn vào trong trường để giở trò trộm cắp”- ông Quỳ thông tin.
Theo Thanh Huyền – Tuấn Kiệt
Vietnamnet
Vượt đèo lội suối vào bản "dụ" dân làm chứng minh thư
Chỉ trong một bản là có đến gần chục người tên Lá. Cứ Lê Thị Lá rồi đến La Thị Lá, La Văn Lá, Lê Văn Lá, cán bộ nghe cứ ù cả tai. Hỏi mãi mới biết, người Đan Lai gọi con út trong nhà là Lá, rồi cán bộ hộ khẩu ghi luôn tên Lá vào hộ khẩu, chỉ phân biệt họ và giới tính...
Cứ đều đặn mỗi năm một lần, tổ công tác Đội QLHC Công an huyện Con Cuông (Nghệ An) lại cơm đùm, cơm nắm vượt đèo, lội suối vào bản của người Đan Lai. Sau mỗi chuyến đi, hàng trăm người dân Đan Lai sẽ được cấp, đổi chứng minh thư nhân dân.
Người Đan Lai ở xã Môn Sơn (Con Cuông, Nghệ An) tập trung tại các bản Khe Búng, Cò Phạt, Bản Cồn và một vài điểm bản lẻ bên cạnh dòng Khe Khặng - một nhánh của dòng sông Giăng. Từ trung tâm xã Môn Sơn vào bản xa nhất (bản Khe Búng) khoảng hơn 30km đường chim bay. Cuộc sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài nên việc hoàn thiện các giấy tờ tùy thân của người dân nơi đây hết sức khó khăn. Bởi vậy, công tác quản lý nhân khẩu cũng gặp nhiều trở ngại.
Cán bộ Công an huyện Con Cuông vượt đèo dốc để đến với bản làng của người Đan Lai.
Trước tình hình đó, hàng năm, Công an huyện Con Cuông đều cử một tổ công tác vào tận bản làm thủ tục cấp giấy Chứng minh thư nhân dân cho người dân Đan Lai. Thượng úy Ngân Văn Vinh - đội Quản lý hành chính Công an huyện Con Cuông chia sẻ: "Đường sá xa xôi, hiểm trở, để bà con lặn lội đi ra huyện làm chứng minh thư thì vất vả cho bà con. Không chỉ đối với đồng bào Đan Lai mà đồng bào Thái hay các đồng bào dân tộc thiểu số khác đều ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đều được chúng tôi vào tận nơi để làm chứng minh thư".
Sau khi chất đầy xe mỳ tôm, lương khô, nước uống, nến thắp sáng thậm chí cả dầu gió, hương xua muỗi để chống chịu với lũ "mằn hăn" (một loại muỗi rừng) trong một tuần ở trong núi, chúng tôi lên đường vào bản. Sau gần 1 tiếng đi xe máy, chúng tôi phải cuốc bộ. Mất gần 3 tiếng đồng hồ vượt đèo, lội suối tổ công tác mới vào đến bản Khe Búng - nơi sinh sống xa nhất của người Đan Lai ở xã Môn Sơn.
Sau những con dốc cao ngất là chặng đường vượt qua 5-6 con khe với trên vai nặng trĩu giấy tờ, lương thực phục vụ cho chuyến công tác.
Ở đây không có điện lưới, không có sóng điện thoại. Bởi vậy, trước mỗi đợt công tác, Công an huyện Con Cuông đã thông báo kế hoạch về tận xã, nhờ xã thông báo đến từng bản. Ấy vậy nhưng, có những khi, tổ công tác vào đến bản bà con vẫn đang ở trên rẫy hay trong rừng chưa về. Thế là lại phải đợi. Có khi phải ngồi chơi nguyên một ngày chờ dân hoặc lên rẫy "kéo" dân về làm chứng minh thư.
Lần này cũng vậy, dù đã được thông báo từ trước nhưng bà con còn bận lên rẫy nên tổ công tác lại phải đợi. Bản Búng đang vào vụ gặt, những nương lúa vàng óng đang đợi cắt đưa về chất dưới gầm sàn. Gần 11h, đồng bào mới lục tục đến nhà cộng đồng bản. Tổ công tác nhanh chóng bắt tay vào công việc để bà con còn kịp buổi làm chiều.
Người dân Đan Lai ở bản Khe Búng (Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An) đến nhà cộng đồng bản để làm giấy chứng minh thư nhân dân.
Bà La Thị Mếnh (SN 1943, bản Khe Búng) vui mừng: "Có cán bộ vào tận nơi để làm chứng minh thư, chúng ta đỡ bao nhiêu công vất vả đi lại. Bà già rồi, có muốn ra huyện để làm cái chân cũng không đi nổi. Trước bà cũng có chứng minh thư rồi nhưng bị mất, hôm nay đi làm lại. Có chứng minh thư mới được làm thủ tục trợ cấp dành cho người già mà".
Đồng bào phần lớn mù chữ hoặc tái mù chữ bởi vậy cán bộ công an phải viết hộ cả đơn xin cấp chứng minh thư. Nhiều người chưa một lần ra đến trung tâm huyện, tiếng Kinh nói chưa rõ, trong khi cán bộ công an huyện, ngoài anh Vinh là người bản địa có thể giao tiếp được với đồng bào thì thiếu úy Nguyễn Quang Liêng, trung sỹ Nguyễn Cảnh Thưởng đều là lính trẻ, chỉ biết bập bẹ vài tiếng của đồng bào. Bởi vậy, việc hỏi thông tin để ghi hộ cũng lắm chuyện bi hài. Những lúc như thế, Vi Viết Trại (công an viên xã Môn Sơn) hoặc thượng úy Ngân Văn Vinh lại phải làm phiên dịch.
Lấy dấu vân tay cho người dân có nhu cầu làm chứng minh thư.
Chỉ trong một bản là có đến gần chục người tên Lá. Cứ Lê Thị Lá rồi đến La Thị Lá, La Văn Lá, Lê Văn Lá, cán bộ nghe cứ ù cả tai, cứ tưởng mình ghi nhầm. Hỏi mãi mới biết, người Đan Lai gọi con út trong nhà là Lá, rồi cán bộ hộ khẩu ghi luôn tên Lá vào hộ khẩu, chỉ phân biệt họ và giới tính. Trung sỹ Nguyễn Cảnh Thưởng mấy lần xây xẩm mặt mày vì cứ phải ghi đi ghi lại đơn cho đồng bào.
"Hỏi tên bố mẹ, đồng bào cứ ngắc ngứ mãi mới đọc để cán bộ ghi. Ghi xong, cán bộ nhìn vào sổ hộ khẩu lại thấy không giống, hỏi lại, đồng bào tỉnh bơ "Ta đọc tên bố mẹ chồng mà. Cán bộ có bảo đọc tên bố mẹ đẻ đâu". Thậm chí có người không nhớ tên bố mẹ đẻ mình, hỏi thì gãi đầu cười: "Ở nhà ta chỉ gọi mẹ là mẹ, có hỏi tên bao giờ đâu". Sau đó mới đi hỏi anh chị hoặc hàng xóm tên của bố, mẹ rồi cãi nhau ầm ĩ. Cán bộ xã, cán bộ thôn hoặc người già trong bản vào phân định tên bố, mẹ của dân là gì", trung sỹ Thưởng cười.
Lấy thông tin, ghi hộ đơn và lời khai cho người dân vì phần lớn người Đan Lai bị mù chữ hoặc tái mù chữ.
Thiếu úy Nguyễn Quang Liêng (đội Quản lý hành chính Công an huyện Con Cuông) nói: "Nhiều người đến xin cấp chứng minh thư nhân dân, cán bộ hỏi cấp mới hay làm lại, đồng bào bảo cấp mới, đến khi kiểm tra trong sổ hộ khẩu lại thấy đã có số chứng minh thư. Lúc này, họ mới bảo, do giấy cũ để lâu ngày "xấu" rồi, đi làm cái mới cho đẹp. Nhiều người nhầm lẫn cả tên của mình vì phụ nữ đồng bào Đan Lai khi lấy chồng sẽ ghi theo tên, họ của chồng. Vợ và chồng chỉ khác mỗi chữ "văn" và chữ "thị". Làm chứng minh thư cho đồng bào phải cực kỳ kiên nhẫn, hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi nhờ cán bộ bản xác minh lại qua sổ theo dõi hộ khẩu của bản".
11h mới bắt đầu, vừa ghi hộ đơn, xác minh thông tin cá nhân vừa lăn tay lấy danh chỉ bản rồi lại chụp ảnh nên tổ công tác quyết định làm thông tầm để kịp cho bà con chiều lên rẫy gặt lúa. Bụng réo ùng ục, tay mỏi nhừ nhưng ai cũng kiên nhẫn hỏi - nghe - ghi để thông tin cá nhân của người dân chính xác nhất. Mỗi người chỉ kịp lót dạ miếng lương khô hay gói mì tôm sống rồi tiếp tục công việc của mình.
Chỉnh trang trang phục để chụp ảnh chứng minh thư. Dù vượt đèo dốc vào tận nơi nhưng phí chụp ảnh CMT theo quy định của Nhà nước, cán bộ hoàn toàn không thu thêm bất kỳ khoản nào khác của người dân.
Có nhiều người không đợi được nên về đi rẫy, đến 4h chiều mới quay lại để lấy dấu vân tay, chụp ảnh, tổ công tác lại phải ngồi đợi. 5h30 phút chiều, công việc mới kết thúc. Có 77 hồ sơ cấp giấy chứng minh thư nhân dân được hoàn thiện.
"Khi về đơn vị, chúng tôi phải phân loại hồ sơ, kiểm tra ảnh, danh chỉ bản cho thật khớp với từng hồ sơ rồi gửi xuống Công an tỉnh để làm chứng minh thư nhân dân cho đồng bào. Tối đa là 2 tháng sau, chứng minh thư mới sẽ được đưa về tận xã, giao lại cho cán bộ bản để phát cho đồng bào", thượng úy Ngân Văn Vinh cho biết.
Sau một ngày cật lực ở Khe Búng, tổ công tác vượt rừng đêm ra bản Cò Phạt để tiếp tục công việc vào ngày hôm sau.
Gần 6h chiều, mặt trời đã khuất sau rặng núi. Bóng tối bắt đầu bao phủ bản làng. Đoàn công tác quyết định trở ra bản Cò Phạt để sáng mai làm thủ tục cấp chứng minh thư cho đồng bào ngoài đó. Bước chân những người chiến sỹ công an huyện Con Cuông lại vượt rừng đêm, vượt đèo dốc, băng qua những con suối đi hoàn thiện giấy tờ tùy thân cho đồng bào Đan Lai.
Những nếp nhà sàn khuất dần sau lưng, cuộc sống của đồng bào Đan Lai vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và chính quyền các cấp, người Đan Lai đang rút dần khoảng cách với thế giới bên ngoài. Một ngày nào đó, điện lưới, sóng điện thoại sẽ vào đến đây, cuộc sống của đồng bào sẽ khấm khá hơn bây giờ, tôi tin tưởng là vậy.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Cháy nhà bỗng phát hiện giấy tờ đã mất nằm trong chiếc ví lạ Ngày 2/6, tin từ UBND xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, TT-Huế cho biết đang làm rõ nghi vấn từ vụ cháy một nhà dân ở địa phương. Theo chủ nhà trình báo, khi dọn đồ đạc sau vụ cháy, họ bỗng phát hiện giấy tờ tùy thân đã bị mất trộm từ 2 tháng trước. Vụ cháy xảy ra khoảng 20h...