2 nỗi khổ chỉ những ai dùng MacBook Pro mới hiểu, làm fan nhà Táo có vui sướng gì đâu
Các fan MacBook vào điểm danh xem có đúng với mình không nào.
Dòng laptop mang logo Táo khuyết từ trước tới nay vẫn luôn là một trong những món hàng xa xỉ nhất thế giới so với mặt bằng chung. Đặc biệt, nếu đã gắn thêm trên mình cái mác “Pro” dành cho MacBook thì giá trị tương đương có thể lên tới tầm 70 triệu đồng – nhưng mấy ai biết được những nỗi khổ tâm mà con dân nhà Táo phải gánh chịu mỗi khi mong ước có được trong tay một sản phẩm như vậy cơ chứ…
Nỗi khổ đầu tiên và cũng là dễ hiểu nhất: Không có đủ tiền để mua Macbook Pro. Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ, dù cho công việc chuyên môn hay học tập có yêu cầu cao thế nào đi chăng nữa thì việc bỏ ra một số tiền lớn tầm cỡ tiếng tăm tương xứng với Apple là điều không phải ai cũng làm được.
Bản rẻ nhất của MacBook Pro hiện nay cũng đã 30 triệu đồng, mà cấu hình không phải hiện đại nhất.
Đây cũng là dòng cao cấp nhất trong các thế hệ MacBook – dù cho phiên bản tối thiểu hiện nay vẫn có mức giá ở tầm chấp nhận được (30 triệu đồng), nhưng tính riêng cấu hình đem lại thì khó mà cảm thấy hợp lý được. Bộ nhớ lưu trữ quá ít (chỉ 128 GB), chip xử lý update chậm hơn thời đại, vì thế những ưu điểm về hệ sinh thái, tốc độ và sự mượt mà của hệ điều hành chưa chắc đã đủ để bù đắp lại nỗi đau cháy ví này. Còn nếu cố đấm ăn xôi cho bằng bạn bằng bè, cẩn thận tổng tiền bỏ ra có thể bằng 2 chiếc xe máy Lead cộng lại đó!
Nỗi khổ thứ hai: Nóng máy “cháy bugi”. Một hình ảnh có thể đáng giá bằng cả nghìn con chữ, như bức hình dưới đây đang chiếm được sự đồng cảm mạnh mẽ từ cộng đồng mạng trên thế giới:
Video đang HOT
“MacBook của tôi đang render nóng quá các ông ạ, hết chịu nổi nên tôi để lên đống quạt case máy tính luôn.” Lời chia sẻ của một thành viên Reddit đã nhận được hàng ngàn lời hưởng ứng.
Sự tương thích và hỗ trợ mượt mà của macOS dành cho các ứng dụng Adobe quen thuộc chính là nguyên nhân tại sao nhiều người chọn MacBook để làm đồ họa, phim ảnh, kể cả khi trước đó chưa từng dùng đồ Apple. Cùng một mức giá đó có thể mua được một bộ máy tính bàn mạnh hơn rất nhiều từ các thương hiêu khác, nhưng nhiều người cũng không muốn đánh đổi độ linh hoạt khi có thể di chuyển và mang chiếc MacBook gọn gàng theo người mọi lúc mọi nơi. Đây cũng chính là ngọn nguồn dẫn đến hậu quả tất yếu: Máy nóng tỏa nhiệt đến phát sợ.
Lượng tài nguyên cấu hình máy tính cần dùng khi xử lý và “render” hình ảnh đa phương tiện là rất lớn, luôn phải tận dụng gần như kịch kim sức mạnh hiện có của chip, RAM và ổ cứng. Do vậy, bộ phận tản nhiệt cũng phải hoạt động hết công suất để đảm bảo an toàn cho máy, nhiều khi còn quá tải vì những lý do: Nhiệt sinh ra quá nhiều không kịp thoát, kết cấu laptop ít không gian lưu thông hơn máy tính để bàn… Đó ít nhiều cũng là niềm đau chung của dân làm đồ họa trên toàn thế giới, không chừa một ai.
Nhìn chung, đã dám bỏ một cục tiền ra mua về chiếc MacBook Pro xịn xò thì chắc chắn bạn phải là một người nghiêm túc về mặt chuyên môn, với áp lực công việc thực sự cần thiết liên quan đến những lĩnh vực phổ biến nhất như dựng phim và media nói chung. Còn nếu không phải lý do đó, chắc hẳn bạn là một người có… rất nhiều tiền để tiêu nên không thích những lựa chọn nhẹ nhàng cho độ dày của ví hơn.
Theo Tri Thuc Tre
Đã 2 năm trôi qua và Touch Bar trên MacBook Pro vẫn vô dụng
Năm 2016 mình từng viết bài Mình mua MacBook Pro mới không phải vì Touch Bar, nhưng lúc đó cũng còn hơi nghi nghi về việc Touch Bar chưa được nhiều app hỗ trợ. Và hiện nay, đã 2 năm trôi qua, nhiều app đã tương thích với Touch Bar, nhưng công dụng của linh kiện này vẫn chưa rõ ràng mặc dù những thứ khác của MacBook Pro vẫn rất tuyệt vời.
Mình hầu như không xài Touch Bar làm gì cả, trừ những thứ mà Apple bắt buộc mình phải chỉnh trên Touch Bar như độ sáng màn hình, nút play / pause nhạc, tăng giảm âm lượng hoặc mute nhanh loa ngoài. Từ năm 2015 về trước những nút này nằm ở hàng phím Fn vật lý, từ 2016 trở đi thì chúng chỉ hiện diện trên Touch Bar mà thôi.
Vấn đề của Touch Bar đó là nó không thể thay thế được cho các phím tắt trên bàn phím. Nếu bạn cần chỉnh sửa, format văn bản, những phím tắt kiểu như Command B để bold, Command I để in nghiêng, hoặc canh trái, canh phải đều có hàng để chơi. Khi bạn đang gõ bàn phím, việc phải với tay lên Touch Bar để chạm thậm chí còn làm chậm quá trình sử dụng máy so với khi sử dụng phím tắt.
Đó là chưa kể theo thói quen thì lúc nào các ngón tay của chúng ta cũng sẵn sàng đặt lên bàn phím chứ không phải đặt lên Touch Bar.
Một vấn đề lớn nữa của Touch Bar nằm ở chính sự linh hoạt của nó. Mỗi app sẽ có một cách hiển thị icon khác nhau, thậm chí trong cùng app mà tình huống khác nhau thì icon chức năng hiển thị lên Touch Bar cũng khác nhau. Điều này khiến bạn cực kì khó nhớ vị trí của từng nút, mà một khi đã khó nhớ rồi thì lần nào xài cũng phải cuối đầu nhìn xuống để không chạm nhầm.
Trong khi đó, nếu bạn xài phím tắt, gần như bạn không bao giờ phải cuối đầu xuống cả, mắt vẫn giữ thẳng vào màn hình. Kể cả việc mute / unmute âm thanh, chỉnh âm lượng, chỉnh bài nhạc... bằng phím cứng vẫn mang lại cho bạn sự tự tin cao hơn và dễ ghi nhớ vị trí nhấn hơn so với khi sử dụng Touch Bar.Năm 2016 mình từng viết bài Mình mua MacBook Pro mới không phải vì Touch Bar, nhưng lúc đó cũng còn hơi nghi nghi về việc Touch Bar chưa được nhiều app hỗ trợ. Và hiện nay, đã 2 năm trôi qua, nhiều app đã tương thích với Touch Bar, nhưng công dụng của linh kiện này vẫn chưa rõ ràng mặc dù những thứ khác của MacBook Pro vẫn rất tuyệt vời.
Mình hầu như không xài Touch Bar làm gì cả, trừ những thứ mà Apple bắt buộc mình phải chỉnh trên Touch Bar như độ sáng màn hình, nút play / pause nhạc, tăng giảm âm lượng hoặc mute nhanh loa ngoài. Từ năm 2015 về trước những nút này nằm ở hàng phím Fn vật lý, từ 2016 trở đi thì chúng chỉ hiện diện trên Touch Bar mà thôi.
Vấn đề của Touch Bar đó là nó không thể thay thế được cho các phím tắt trên bàn phím. Nếu bạn cần chỉnh sửa, format văn bản, những phím tắt kiểu như Command B để bold, Command I để in nghiêng, hoặc canh trái, canh phải đều có hàng để chơi. Khi bạn đang gõ bàn phím, việc phải với tay lên Touch Bar để chạm thậm chí còn làm chậm quá trình sử dụng máy so với khi sử dụng phím tắt.
Đó là chưa kể theo thói quen thì lúc nào các ngón tay của chúng ta cũng sẵn sàng đặt lên bàn phím chứ không phải đặt lên Touch Bar.
Một vấn đề lớn nữa của Touch Bar nằm ở chính sự linh hoạt của nó. Mỗi app sẽ có một cách hiển thị icon khác nhau, thậm chí trong cùng app mà tình huống khác nhau thì icon chức năng hiển thị lên Touch Bar cũng khác nhau. Điều này khiến bạn cực kì khó nhớ vị trí của từng nút, mà một khi đã khó nhớ rồi thì lần nào xài cũng phải cuối đầu nhìn xuống để không chạm nhầm.
Trong khi đó, nếu bạn xài phím tắt, gần như bạn không bao giờ phải cuối đầu xuống cả, mắt vẫn giữ thẳng vào màn hình. Kể cả việc mute / unmute âm thanh, chỉnh âm lượng, chỉnh bài nhạc... bằng phím cứng vẫn mang lại cho bạn sự tự tin cao hơn và dễ ghi nhớ vị trí nhấn hơn so với khi sử dụng Touch Bar.
Vẫn chưa rõ quyết định của Apple khi bỏ phím cứng để dùng Touch Bar là gì, ý đồ của hãng ra sao. Hồi xưa mình từng nghĩ rằng Touch Bar sẽ giúp cho những người mới tiếp cận với một phần mềm nào đó học shortcut nhanh hơn nhưng bản thân mình đã từng thử nghiệm thì thấy không phải thế. Thậm chí việc bạn click lên một cái nút trên màn hình đôi khi còn nhanh hơn cả việc mò nút trên Touch Bar nữa.
Cái trớ trêu của MacBook có Touch Bar đó là nó ngon không phải vì Touch Bar, mà vì cảm biến vân tay Touch ID. Cảm biến này khiến việc unlock máy trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chỉ việc chạm nhẹ vào là xong. Độ nhạy của nó tương đương với cảm biến Touch ID trên iPhone 7, 7 Plus nên rất ổn. Gần như mình không còn phải nhập password cho việc unlock màn hình trừ khi mình gập máy để xuất hình ảnh ra màn hình ngoài.
Liệu có khả năng Apple quay trở lại dùng hàng phím Fn cho các đời MacBook sau hay không? Cũng có thể, nhưng mình nghĩ xác suất chuyện đó xảy ra không cao vì việc bỏ tính năng này chẳng khác nào thừa nhận sự thất bại của Touch Bar. Ít nhất là trong 1-2 năm nữa khi MacBook Pro chưa đổi thiết kế thì Touch Bar vẫn sẽ còn đó, và bạn vẫn sẽ phải trả tiền cho linh kiện này nếu muốn mua MacBook Pro cấu hình cao (chỉ có 1 dòng MacBook Pro 13" cấu hình cơ bản là không sở hữu Touch Bar mà thôi).
Theo Tinh Te
Đi sửa MacBook Pro cho vợ Apple đòi 1.500 USD, đem ra tiệm ngoài sửa mất có 500 USD và đây là lý do Đây la môt chiêu tro ma Apple thương dung đê buôc khach hang phai bo tiên mua may mơi. Khi chiêc MacBook Pro 15 inch 2016 cua vơ tôi ngưng hoat đông, như bao ngươi dung khac, tôi mang no tơi Apple Store đê tim sư trơ giup. Tôi biêt trươc răng phi sưa chưa se không re. Nhưng khi Apple bao răng...