2 nơi chạm vào trẻ sơ sinh gây họa khôn lường
Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mong manh nên cha mẹ phải cực kỳ cẩn thận mỗi khi chạm vào con. Điều đó sẽ tốt hơn cho sức khỏe và thể trạng của con.
Trẻ em mới chào đời thường mang một vẻ ngoài vô cùng đáng yêu, dễ thương. Với sự xinh xắn đó nhiều người lớn thường thích chạm vào cơ thể bé. Tuy nhiên, đây là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm và mong manh, không phải bộ phận nào cũng có thể tùy ý chạm vào.
Với những người lần đầu làm cha mẹ, những người già không có kiến thức mới trong việc chăm sóc trẻ… họ thường mắc sai lầm khi khi tiếp xúc một cách không khoa học với con. Trước một đứa bé dễ thương, đa phần người lớn sẽ cảm thấy thích thú và muốn ôm hôn nhưng không nên tùy tiện chạm vào một số bộ phận. Câu chuyện của một gia đình dưới đây là ví dụ.
Cách đây một thời gian, Xiao Wang (Trung Quốc) đã sinh con gái đầu lòng tại bệnh viện. Khuôn mặt của bé rất đáng yêu và cả gia đình đều vô cùng hạnh phúc với sự ra đời của cô công chúa bé nhỏ. Mẹ chồng của Xiao Wang cũng đã từ quê lên sống với hai vợ chồng cô để tiện chăm sóc con dâu và cháu gái nhỏ. Mặc dù thương con, quý cháu nhưng với kinh nghiệm xưa cũ của mình, bà có nhiều cách làm chưa thực sự phù hợp.
Da của trẻ sơ sinh nhạy cảm và mong manh, không phải bộ phận nào cũng có thể tùy ý chạm vào. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng của Xiao Wang thường xuyên hôn hít vào má của cháu gái. Điều này khiến cô cảm thấy lo lắng cho con gái mình. Cô nghĩ da của trẻ rất nhạy cảm, nhất là phần da mặt, nó mỏng manh nên việc chạm vào nhiều như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt.
Nghĩ như thế nhưng Xiao Wang lại e ngại không dám góp ý thẳng với mẹ chồng. Cô có nói chuyện với chồng nhưng anh cũng chỉ cười và gạt đi với lý do: “Đừng nghĩ nhiều quá em ạ, làm gì có gì nghiêm trọng đâu. Nó chứng tỏ con mình rất dễ thương và mọi người đều thích nên mới vuốt má của bé vậy”. Tại thời điểm ấy, Xiao Wang không biết phải nói gì hơn nữa nên đành chấp nhận mọi chuyện. Cô cũng không để ý nhiều đến chuyện này.
Tuy nhiên, đến khi con gái được 6 tháng, rất nhiều mụn phát ban nhỏ xuất hiện trên mặt của bé khiến cả nhà đều lo lắng và vội vã đưa bé đến bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ cho biết trẻ đã bị viêm da dị ứng. Bác sĩ đã hỏi rằng: “Tại sao lại để trẻ tới mức bị viêm da dị ứng như vậy? Phải chăng là gia đình đã không chú ý đến vấn đề vệ sinh, chạm vào da mặt của trẻ mỗi ngày quá nhiều lần?”.
Nghe lời của bác sĩ, mẹ chồng Xiao Wang cảm thấy choáng váng vô cùng. Bà chỉ nghĩ cháu mình dễ thương nên vuốt má, hôn lên má cháu mỗi ngày mà không hề nghĩ rằng điều đó lại gây nguy hại cho cháu mình đến vậy.
Không chỉ mẹ chồng mà bản thân Xiao Wang cũng tự trách mình. Cô đã rất giận bản thân nếu như cô chịu cứng rắn hơn, góp ý thẳng với mẹ chồng thì đã có thể ngăn chặn việc này xảy ra với con gái mình. Nhưng dù sao, việc của gia đình Xiao cũng còn khá may mắn khi đứa trẻ không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng.
Không nên chạm vào má của bé vì đây là vùng da nhạy cảm và dễ bị tổn thương (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Từ câu chuyện trên, cha mẹ nên tuân thủ một số nguyên tắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh để đúng khoa học và tốt hơn cho trẻ. Trước tiên là 2 bộ phận không nên chạm vào:
Má của trẻ
Dù là chính con của bạn hay là em bé của một gia đình khác nhờ bạn trông giúp, bạn cũng nên hạn chế tối đa việc chạm vào má của bé. Làn da trẻ con rất nhạy cảm và tinh tế, người lớn lại có lòng bàn tay thô ráp, thậm chí là móng tay rất sắc, việc chạm tay vào mặt trẻ sẽ dễ khiến da bị tổn thương. Không chỉ vậy, tay chúng ta thường có rất nhiều vi khuẩn và nó có thể gây hại cho trẻ.
Rốn của trẻ
Không bao giờ được chạm vào rốn của trẻ sơ sinh. Mặc dù điều này không phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều những bậc phụ huynh đã tự ý dùng tay chạm vào rốn của con. Họ thậm chí còn lôi ra những thứ bẩn bên trong rốn và nghĩ đấy là cách làm sạch giúp con. Nhưng đây là một cách làm vô cùng phản khoa học.
Rốn của trẻ sơ sinh rất dễ bị dị ứng hoặc thậm chí là bị viêm nhiễm gây tổn thương nghiêm trọng và thậm chí là đau bụng ở trẻ. Bố mẹ không cần phải tác động tới khu vực này. Nếu rốn của bé có vẻ bẩn, bố mẹ có thể nhẹ nhàng lau bằng tăm bông nhưng tuyệt đối không được chà mạnh.
Trên đây là 2 điểm cha mẹ nên nhớ tránh không chạm vào vì sức khỏe của trẻ. Tiếp theo là những bộ phận bố mẹ lại cần vuốt ve, chạm vào thật nhiều vì càng làm thế trẻ càng thông minh hơn:
Vuốt ve bàn tay, bàn chân nhỏ của con
Ngoài ra, cha mẹ có thể chạm đúng cách vào bàn tay và bàn chân nhỏ của trẻ, chú ý xoa bóp, không gãi. Bàn chân của trẻ nhạy cảm, nếu bạn cố gãi chỉ để khiến bé cười vì nhột nhưng thực ra bé rất khó chịu.
Cha mẹ có thể chạm đúng cách vào bàn tay và bàn chân nhỏ của trẻ, chú ý xoa bóp, không gãi (Ảnh minh họa)
Việc massage đúng cách của cha mẹ để chạm vào bàn chân và bàn tay nhỏ của bé là tốt cho sự phát triển thể chất của bé, bởi vì có nhiều điểm huyệt trên lòng bàn tay và bàn chân của cơ thể con người. Nếu cha mẹ có thể cho bé massage đúng cách, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ và làm cho trẻ thông minh hơn, thậm chí nó có thể thúc đẩy lưu thông máu khắp cơ thể, cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ và giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Xoa bụng đúng cách cho con
Cha mẹ có thể chạm nhẹ nhàng, tuân theo một quy tắc nhất định, làm chủ một chút nhịp điệu và từ từ xoa bóp.
Một mặt, nó có thể thúc đẩy sự phát triển chức năng hệ thống tiêu hóa của trẻ, để trẻ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, mặt khác, nó cũng có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy hoặc thức ăn tích lũy của trẻ, có tác động tích cực đến sức khỏe của trẻ. .
Nhưng khi xoa bụng bé, bố mẹ nên chú ý nhiệt độ tay không quá lạnh.
Có thể nhẹ nhàng chạm vào lưng trẻ
Cuối cùng, cha mẹ cũng có thể nhẹ nhàng chạm vào lưng trẻ. Một mặt, nó giúp mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, để trẻ cảm thấy thoải mái và làm dịu cảm xúc của trẻ, mặt khác, nó cũng có thể kích thích một số nhu cầu của trẻ và có những lợi ích nhất định đối với các giác quan và cảm giác của trẻ. Nó đồng thời sẽ thúc đẩy sự phát triển của não bộ và tăng cường trí thông minh của trẻ.
Nhìn chung, cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mong manh nên cha mẹ phải cực kỳ cẩn thận mỗi khi chạm vào con. Điều đó sẽ tốt hơn cho sức khỏe và thể trạng của con.
Khi trẻ chưa hết cữ, tốt nhất đừng làm 3 việc này, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe của bé
Những việc này nhiều bố mẹ tưởng là tốt cho con như giúp con sạch sẽ, cứng cáp hơn, song thực tế nó lại gây hại cho các bé chưa hết cữ.
Gia đình nào cũng vậy, khi một đứa trẻ ra đời, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung sự chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa bé. Nhưng nhiều nhà vì chăm sóc cẩn thận quá mức mà không biết rằng những việc làm của mình không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Bố mẹ cần nhớ lúc mới sinh, các em bé còn rất non nớt, đặc biệt là trước 100 ngày tuổi (khi chưa hết cữ). Thời gian này, người chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý nhiều vấn đề, trong đó có 3 việc dưới đây không nên làm vì sẽ nguy hiểm cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
1. Lấy ráy tai
Việc sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai cho bé có thể là tác nhân đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai khiến nó bị kẹt trong đó.
Một số bà mẹ khi chăm sóc con mới sinh bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay nói đơn giản là không chịu được bất cứ thứ gì bẩn trên người con. Hễ nhìn thấy ráy tai của con là mẹ phải làm sạch bằng mọi cách. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, nếu tai bé bị kéo ra nhiều lần, da của ống tai ngoài sẽ trở nên mỏng hơn, điều đó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mãn tính. Việc sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai cho bé có thể là tác nhân đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai khiến nó bị kẹt trong đó.
Trong khi đó, ống tay có cơ chế tự làm sạch ráy tai dư thừa mà không cần mẹ phải can thiệp. Chỉ khi bé có quá nhiều ráy tai, ráy tai vón cục và cứng thì mới cần lấy ráy tai cho bé, nhưng cũng không phải là tự lấy mà đưa bé đi bác sĩ.
Nếu vệ sinh tai quá sạch sẽ, tưởng tốt cho trẻ nhưng thực ra nó sẽ gây hại, vì vậy cha mẹ chú ý không nên làm sạch ống tai non nớt của bé quá nhiều lần, đặc biệt khi bé chưa đầy 3 tháng tuổi.
2. Làm sạch rốn bé nhiều lần trong ngày
Nên vệ sinh rốn cho bé 1 lần 1 ngày, tốt nhất là vào lúc tắm.
Một trong những vấn đề được các bác sĩ nhi khoa thường nhắc nhở bố mẹ có con mới sinh là phải giữ gìn vệ sinh rốn cho con. Tuy nhiên, chăm sóc cuống rốn sai cách, nhất là khi bé chưa rụng rốn, có thể khiến rốn bé bị viêm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé.
Phần rốn của những em bé mới sinh có thể chứa những chất gây, một chút dịch đọng lại ở các nếp gấp của rốn. Việc này khiến không ít mẹ khó chịu nên lau rửa nhiều lần trong ngày.
Nên vệ sinh rốn cho bé 1 lần 1 ngày, tốt nhất là vào lúc tắm. Mẹ hãy sử dụng miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý và vắt khô để làm sạch đế rốn theo chuyển động hình tròn. Vứt bỏ miếng bông sau khi lau. Sau đó lấy một miếng bông khác lau hai bên của dây rốn. Mỗi lần lau là một miếng bông mới. Ngoài ra, bố mẹ nhớ làm sạch kẹp dây và đầu dây rốn.
Với rốn trẻ đã rụng, việc vệ sinh đơn giản hơn, quan trọng nhất vẫn là giữ rốn bé khô thoáng.
3. Bế đứng trẻ trong một thời gian dài
Nhiều bố mẹ thấy con hay quấy khóc thường bế dựng bé dậy để dỗ dành. Ngoài ra, có quan niệm còn cho rằng bế đứng để bé mau cứng cáp. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sự phát triển của trẻ.
Cột sống của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh, nó rất mềm và dễ bị tổn thương, nếu giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng quá lâu, có thể cột sống của bé chịu áp lực lớn, đặc biệt hành động này có thể làm cột sống bị biến dạng hoặc phát triển không bình thường.
Trước khi hết cữ, tốt nhất bố mẹ nên bế trẻ ở tư thế nằm ngang với phần đầu nâng cao hơn một chút so với thân người thì bé cảm thấy thoải mái nhất.
Moon
Nghiên cứu khoa học chứng minh cha mẹ thường xuyên ôm con khiến não bộ bé phát triển toàn diện hơn Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những em bé được cha mẹ ôm, vuốt ve thường xuyên sẽ có trí não phát triển hơn. Tiếp xúc với da thúc đẩy sự phát triển trí não của bé Da là cơ quan cảm giác lớn nhất của cơ thể con người và là hệ thống cảm ứng phân bố rộng rãi nhất của...