2 người chết, hàng nghìn nhà dân bị ngập do mưa lũ ở miền Trung
Trong 2 ngày 8-9/12, mưa lũ đã làm 2 người chết, hàng nghìn nhà dân từ Quảng Trị đến Bình Định bị ngập.
Ngày 10/12, Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai phát đi thông báo cập nhật về tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra ở các địa phương từ Quảng Trị đến Bình Định.
Trong 2 ngày 8-9/12, mưa lũ đã làm 2 người chết, hàng nghìn nhà dân từ Quảng Trị đến Bình Định bị ngập.
Cụ thể, tại Quảng Trị, 2 người bị nước mạnh cuốn trôi thiệt mạng, 95 nhà hư hỏng và ngập cục bộ là 449 nhà, 1 điểm trường bị sập, 31ha hoa rau màu bị hư hỏng, 7ha tiêu bị ngập và hơn 5 nghìn gia cầm, gia súc chết.
17.250m kênh mương bị sạt trôi, hư hỏng; 1.337m đê từ cấp 4 trở xuống bị sạt trôi, hư hỏng; 250m kè bị sạt lở hư hỏng; một cống thủy lợi bị hư hỏng; một đập bị hư hỏng; 30m bờ sông bị sạt lở.
Tổng cộng có 15.000m đường giao thông bị ngập; 60m đường quốc phòng bị sạt lở; 38.985m đường địa phương bị sạt lở; một cầu bị hư hỏng.
164,77ha diện tích hồ cá nước ngọt bị vỡ, tràn, thiệt hại 120 tấn cá và 16.000 cá trê, cá mè, cá trắm bị trôi; 1.500m3 hồ tôm bị xói lở.
Video đang HOT
Đà Nẵng ngập úng lịch sử trong ngày 9/12.
Tại Đà Nẵng có 1.253 hộ bị ngập; 5.000 chậu hoa cây cảnh, 60,2 ha rau màu bị ngập úng, Tram bơm Tuy Loan bi sat lơ mai bê hut tram sạt lở; hàng chục mét đương đât bị sạt lở.
Cầu trên đường Nguyễn Xí, cầu trên đường Lý Thái Tông, cầu trên đường Km4 420 đường Thăng Long bị sạt lở; vệt cây xanh (11.6m3) trên vỉa hè đường Bạch Đằng, sàn cảnh quan bờ Đông cầu Rồng (21.5m3); vỉa hè tại Km21 200 tuyến Quốc lộ 14B cũng bị sạt lở nghiêm trọng.
Tại Quảng Nam, mực nước các sông ở mức thấp, hiện chỉ ngập tại các vùng trũng thấp ngoài đồng ruộng, giao thông bình thường. Theo thông tin trao đổi qua điện thoại với trực ban tỉnh, có 60 nhà dân bị ngập (huyện Phú Ninh).
Quảng Ngãi có 3 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất, đã được di dời đến nơi an toàn.
Các tuyến đường giao thông bị sạt lở gồm: Tuyến đường 628 (Thanh An – Long Môn), tuyến Long Mai – Long Hiệp – Thanh An, gây ách tắc giao thông cục bộ (huyện Minh Long). 35 nhà căn nhà bị ngập nước.
Đường thị trấn Ba Tơ đi Ba Trang có 2 điểm sạt lở, đường Ba Bích đi Ba Nam có 9 điểm sạt lở, đường Ba Dinh – Ba Giang bị sạt lở tại K5 950. Khối lượng sạt lở ước tính 100m3 (huyện Ba Tơ); sạt lở mái taluy đường giao thông kết hợp đê sông đoạn thôn Thủy Triều, xã Phổ Văn (huyện Đức Phổ).
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Ba Trang bị sạt lở đồi đất phía sau, làm hư hỏng tường rào và bồi lấp sân trường (huyện Ba Tơ).
Mưa lũ chia cắt nhiều nơi ở Quảng Ngãi.
Tại Bình Định,2.052 nhà (huyện Hoài Ân, An Lão, thị xã An Nhơn) bị ngập, mức ngập trung bình 0,5m.
Quốc lộ 19 nước tràn qua đường tại 3 vị trí, nhiều đoạn thuộc tỉnh lộ ĐT629 bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Cầu Suối Tem, Cây G, xã Bok Tới bị xói lở mố. Tuyến đường từ T4, T5 đi trung tâm xã Bok Tới bị sạt lở nhiều đoạn. Các cống nội đồng bị sạt lở: 25 cống. Cầu bản đi vào hồ Thạch Khê và cầu Lò Rèn bị xói lở hai bên mố đầu cầu. Các tuyến đường giao thông liên xã mưa lũ gây xói lở lề đường chiều dài 4.500m.
8.272m kênh mương bị bồi lấp; 128 đập tạm, đập bổi bị nước lũ cuốn trôi; 106m cầu máng bị cuốn trôi; 36 công trình nhà trạm bơm điện bị ngập nước.
Hàng trăm hecsta lúa bị ngập nước, hàng trăm hécta hoa màu bị thiệt hại, 131 con lợn, gần 2.000 con gà, vịt bị cuốn trôi.
Theo VTC News
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Theo số liệu thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến sáng 30/8, mưa lũ tại các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An đã làm 1 người chết, 1 người mất tích, 3 người bị thương; nhiều tài sản, công trình bị thiệt hại.
Tuyến quốc lộ 6 đoạn qua Tiểu khu 10, xã Hát Lót (Mai Sơn) bị ngập úng gây ách tắc giao thông. (Ảnh: CTV).
Cụ thể, 1 người chết do đá lăn vào nhà là một cháu bé 2 tuổi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; 1 người bị lũ cuốn trôi mất tích (anh Vì Văn Sơn, sinh năm 1977) ở bản Cáp Na, xã Nà Bó, tỉnh Sơn La; 3 người bị thương (Hòa Bình 1 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người).
Mưa lũ cũng làm 124 nhà bị sập đổ (Điện Biên 72 nhà; Sơn La 41 nhà; Thái Nguyên 1 nhà; Hòa Bình 5 nhà, Thanh Hóa 5 nhà). Có 174 ha lúa bị ngập (Điện Biên 111 ha; Sơn La 43 ha; Hòa Bình 20 ha). Trên địa bàn tỉnh Điện Biên 23 con trâu, 26 con lợn, 100 con gia cầm bị chết; 39,95 ha diện tích nuôi cá; 4 công trình bị hư hỏng. Mưa lũ cũng gây sạt lở 4.997m3 đất đá (Điện Biên 900m3; Hòa Bình 300m3; Bắc Kạn2.097m3, Thanh Hóa 1.700m3). Có 10 cột điện bị nghiêng đổ (Điện Biên 9 cột điện; Bắc Kạn 1 cột điện).
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, mưa lũ trên địa bàn tỉnh từ ngày 27 đến 30/8, gây thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân, ước thiệt hại ban đầu khoảng 120 tỷ. Trong đó: 73 nhà bị thiệt hại (5 nhà phải di dời khẩn cấp; 1 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 67 nhà bị ngập lụt, sạt lở); 194 ha lúa ruộng bị sạt lở, vùi lấp; 24,26ha lúa nương bị sạt lở; 51,28 ha ngô, lạc, sắn bị sạt lở vùi lấp; 40,75 ha ao nuôi cá bị cuốn trôi và gần 150 con gia súc, gia cầm (gồm: Trâu, bò, gà, dê) bị cuốn trôi vùi lấp.
Đặc biệt, 14 điểm trường bị ngập thiệt hại; 6 công trình thủy lợi hư hỏng, 1 đập bị vỡ; 20m kênh bị đứt gãy; 300m kênh bị sạt lở, vùi lấp; 150m kè rọ đá bị hư hỏng.
Ngoài ra, mưa lũ làm 25 tuyến đường giao thông bị thiệt hại sạt lở; 693 vị trí bị sạt lở; 166.179m3 đất đá sạt lở taluy dương; 4.914m3 đất tắc cống rãnh; 6 tứ nón bị hư hỏng; 341m taluy âm sạt lở; 1 cầu bê tông cốt thép bị trôi; 10 rọ đá trôi; 1 cống bị trôi; 1 ngầm tràn bị trôi...
Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh đã tổ chức đoàn kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các huyện.
Trong ngày 30/8 mưa to tiếp tục xảy ra trên diện rộng địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La làm sạt lở đất, gây nguy cơ mất an toàn cho nhân dân và ách tắc nhiều tuyến giao thông.
Hiện có 150 hộ dân các xã trong huyện Mai Sơn (Sơn La) phải di chuyển đến nơi an toàn; trong đó, hơn 100 hộ dân bản Mòng, xã Tà Hộc phải di chuyển khẩn cấp. Nhiều đoạn trên tỉnh lộ 113 từ Cò Nòi - Chiềng Lương - Phiêng Pằn - Nà Ớt bị sạt lở làm ách tắc giao thông. Riêng bản Xà Cành, xã Phiêng Pằn bị cô lập...; tỉnh lộ 110 từ thị trấn Hát Lót vào Nà Bó, Tà Hộc chưa thông tuyến; Các đoạn đường khu vực Cò Nòi, Chiềng Mung, quốc lộ 6 nước dâng cao.
Hiện nay, các đoàn công tác của huyện Mai Sơn tiếp tục về các xã chỉ đạo việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo phương châm "4 tại chỗ", tổ chức phân luồng các tuyến đường tránh, huy động lực lượng san hót thông tuyến giao thông, ổn định đời sống nhân dân.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, không để người dân bị đói, khát trong mưa lũ Các tỉnh miền núi phía Bắc khẩn trương chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại. Bộ đội Biên Phòng, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 đang khẩn trương tìm kiếm người bị mất tích...