2 người chết bất thường dưới hầm tàu khi cập Cảng Quy Nhơn
Vụ tai nạn nghiêm trọng vừa xảy ra đã khiến 2 công nhân tử vong trong lúc kiểm tra hầm tàu hàng cập bến ở Cảng Quy Nhơn.
Sáng nay (16.9), Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (thuộc BĐBP tỉnh Bình Định) xác nhận, tại khu vực Cảng Quy Nhơn (thuộc Công ty CP Cảng Quy Nhơn, TP.Quy Nhơn) vừa xảy ra vụ tai nạn nghi ngạt khí trong hầm tàu hàng khiến 2 công nhân tử vong.
Nạn nhân được xác định là Nguyễn Văn Ngữ (SN 1987, trú tại xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) và Nguyễn Việt Hoàn (SN 1977, quê ở tỉnh Bạc Liêu).
Thi thể nạn nhân được đưa lên khỏi hầm tàu hàng.
Theo thông tin ban đầu, lúc 0 giờ cùng ngày, các công nhân tiến hành kiểm tra tại khoang số 2 dưới hầm tàu hàng Uni Fortune, quốc tịch Panama, đang cập cầu cảng ở Cảng Quy Nhơn để chuẩn bị bốc dở hàng xuất cảng.
Lúc này, anh Ngữ và Hoàn vừa bước xuống khoang tàu đã bị ngạt khí ngất lịm, bất động sau đó tử vong. Nhiều công nhân khác thấy vậy, cố gắng tìm cách để tiếp cận, ứng cứu nhưng bất thành nên gọi điện khẩn cấp cho đơn vị chức năng.
Nhận được tin báo, đơn vị chức năng đã tiếp cận hiện trường ngay trong đêm khuya. Đến khoảng 1h30, thi thể 2 nạn nhân đã được đưa lên khỏi hầm tàu.
Trong buổi sáng cùng ngày, đơn vị giám định đã đến hiện trường lấy mẫu khí và tiến hành khám nghiệm tử thi các nạn nhân để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Video đang HOT
Phóng viên không thể tiếp cận hiện trường vì bảo vệ Cảng Quy Nhơn từ chối.
Tại cổng vào Cảng Quy Nhơn, từ sáng 16.9, rất đông phóng viên của các cơ báo chí Trung ương và địa phương đã có mặt nhưng không thể tiếp cận hiện trường để tác nghiệp vì bị bảo vệ “đóng cửa”, từ chối báo chí vào Cảng.
Theo một nhân chứng, tàu Uni Fortune có tất cả 6 khoang hàng, mỗi khoang cao 22m. Tàu này cập cầu số 4 tại Cảng Quy Nhơn để bốc dở dăm gỗ keo tràm.
Trước đó, các công nhân đã tiến hành lót hàng tại các khoang số 3,4,5 của tàu.
“Do trời mưa nên các khoang số 2, 6 phải đóng cửa để bảo quản hầm. Khoảng 11h đêm 15.9, các công nhân đến mở khoang và đến 0h ngày 16.9, anh Ngữ và anh Hoàn xuống hầm để kiểm tra chuẩn bị bốc dở, xếp hàng thì bị ngạt khí dẫn đến tử vong. Anh em chúng tôi đứng trên chỉ biết hô hoán chứ không thể nhảy xuống cứu được nên gọi cho đơn vị chức năng đến cấp cứu”, một công nhân tên H cho hay.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Theo Danviet
Người ký văn bản đồng ý "bán" cảng Quy Nhơn lên tiếng
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc thừa nhận ký 2 văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) liên quan đến quá trình cổ phần hóa (CPH) cảng Quy Nhơn. Song, ông Lộc cho rằng mình chỉ thực hiện theo "chỉ đạo" từ cấp trên.
Cụ thể, văn bản thứ nhất có số 1115/UBND-KTN ngày 4/4/2013 xin chủ trương CPH theo hướng đề nghị Nhà nước nắm giữ 49% vốn cổ phần doanh nghiệp. Văn bản thứ hai số 628/UBND-TH ngày 25/2/2014, đề nghị bán hết phần vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn.
Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, đây không phải là ý kiến cá nhân mà làm việc theo "chỉ đạo" của ông Nguyễn Văn Thiện - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho rằng việc CPH cảng Quy Nhơn là theo chỉ đạo từ cấp trên. Bản thân ông cũng như người thân không hề có cổ phần ở cảng Quy Nhơn.
"Trước đây, thời ông Nguyễn Văn Thiện - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có trao đổi với tôi rằng cảng Quy Nhơn đang xuống cấp do Nhà nước không có tiền đầu tư. Tỉnh nên đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với Thủ tướng thực hiện việc CPH để có nhà đầu tư chiến lược bỏ tiền ra nâng cấp cảng, thu hút hàng hóa. Do vậy, ngày 4/4/2013, tôi ký văn bản gửi Bộ GTVT xin chủ trương CPH đề nghị Nhà nước nắm giữ 49% vốn cổ phần doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy với lý do nêu trên", ông Lộc cho biết.
Theo ông Lộc, đến ngày 27/5/2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ký công văn số 747/TTg-ĐMDN đồng ý cho Bộ GTVT chỉ đạo CPH cảng Quy Nhơn theo phương thức Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nắm giữ 49% vốn điều lệ, các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
"Tuy nhiên, trong văn bản Phó Thủ tướng ký, căn cứ từ văn bản đề nghị của Bộ GTVT gửi Thủ tướng Chính phủ (ngày 4/4/2013), chứ không căn cứ vào đề nghị của UBND tỉnh Bình Định. Văn bản UBND tỉnh Bình Định gửi Bộ GTVT trùng với văn bản Thủ tướng ký đồng ý. Như vậy, văn bản của UBND tỉnh Bình Định không tác động trực tiếp đến Bộ GTVT, vì sự việc này Bộ GTVT đã làm trước rồi", ông Lộc giải thích.
Đối với văn bản ngày 25/2/2014, đề nghị bán hết phần vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn, ông Lộc lý giải: "Ngày 1/1/2014, ông Đinh La Thăng làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Bình Định với các sở, ban ngành với rất nhiều nội dung. Trong đó, có nội dung tỉnh thống nhất đề nghị CPH 100% cảng Quy Nhơn. Tuy nhiên, ông Thăng kết luận rằng CPH hết 100% thì phải làm thí điểm và phải báo cáo Thủ tướng cho làm thí điểm".
Sau đó, Bộ GTVT có kết luận bằng văn bản số 06/TB-BGTVT ngày 6/1/2014 thông báo ý kiến của ông Thăng có đoạn nêu: "Việc CPH cảng Quy Nhơn, Bộ GTVT thống nhất với đề nghị của tỉnh, giao Vinalines bán số cổ phần còn lại để đạt mức Nhà nước giữ 49% vốn điều lệ theo phương án CPH được duyệt trong quý I năm 2014. Sau đó, giao Vụ Quản lý doanh nghiệp dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng cho phép thí điểm bán toàn bộ số cổ phần còn lại cho nhà đầu tư trong nước để mở rộng cảng theo quy hoạch được duyệt".
Việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn cho doanh nghiệp có bất thường khiến người dân địa phương bức xúc.
"Tôi nghỉ hưu từ ngày 1/11/2014, nhưng thực tế việc CPH cảng Quy Nhơn hoàn toàn còn diễn ra đến năm 2015 nên tôi không biết gì nữa cả. Bản thân tôi, kể cả người nhà, người thân tôi đều không có ai mua cổ phần ở cảng Quy Nhơn. Tháng 7/2015, ông Nguyễn Văn Thiện còn ký văn bản Tỉnh ủy gửi Bộ GTVT liên quan đến việc CPH. Lúc đó, tôi đã nghỉ hưu 7-8 tháng rồi, chứng tỏ việc này không phải của tôi", ông Lộc chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thiện - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, người có liên quan đến việc để cảng Quy Nhơn "lọt" vào tay doanh nghiệp với "giá bèo" thì từ chối trả lời báo chí với lý do Thanh tra Chính phủ đang thanh tra.
Nhiều ý kiến cho rằng việc CPH cảng Quy Nhơn hay nói cách khác "bán" cảng Quy Nhơn cho tư nhân với giá "bèo", làm thất thoát tài sản nhà nước... khiến cán bộ và nhân dân địa phương rất bức xúc.
Liên quan đến CPH cảng Quy Nhơn, cuối tháng 5/2017, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện. Lý do, ông Thiện đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký văn bản đề nghị Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT về CPH cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh, không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy chế làm việc của Tỉnh ủy.
Ngoài ra, ông Lê Hữu Lộc - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng phải tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm liên quan đến việc thiếu sót khi ký gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ GTVT về việc CPH cảng Quy Nhơn.
Doãn Công
Theo Dantri
Cảnh báo: 3 điều phải nhớ khi chung cư xảy ra cháy nổ 3 nguyên tắc thoát hiểm quan trọng bạn cần nhớ nếu không may chung cư, nhà cao tầng xảy ra hỏa hoạn. Thời gian gần đây, nhiều vụ cháy chung cư, nhà cao tầng xảy ra khiến người dân bất an lo lắng: cháy tại tòa nhà Landmark 81 (11-8), hỏa hoạn tại trung tâm thương mại Vincom Center trên đường Đồng Khởi...